Kính Vạn Hoa: Chưa bao giờ phim chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh lại gây thất vọng đến thế!
Kính Vạn Hoa phiên bản điện ảnh do Võ Thanh Hòa đạo diễn thua xa bản truyền hình kinh điển cả về kịch bản lẫn diễn xuất.
Hồi thập niên 2000 khi chiếc TV còn là phương tiện giải trí duy nhất với phần lớn tr.ẻ e.m, Kính Vạn Hoa đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi khi hè về. Series kinh điển gây ấn tượng bởi diễn xuất trong trẻo của Ngọc Trai, Vũ Long, Anh Đào cùng cách thể hiện dễ thương, gần gũi. Trong trào lưu chuyển thể tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như Mắt Biếc (2019), Ngày Xưa Có Một Chuyện Tình (2024),… ai cũng biết rồi Kính Vạn Hoa cũng sẽ bước lên màn ảnh rộng. Nhưng cách làm của Võ Thanh Hòa lại khiến người xem thất vọng toàn tập.
Nội dung Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma bắt đầu khi Quý (Ngọc Trai), Long (Vũ Long) và Hạnh (Anh Đào) đã trưởng thành. Họ nghe tin cây phượng kỷ niệm sắp bị đốn đi nên vội quay về trường cũ. Tại đây, bộ ba chợt nhận ra mỗi người đều thất bại trong cuộc sống hiện tại. Cả nhóm đã cùng nhau ôn lại kỷ niệm cũ về mùa hè năm cuối cấp hai khi Long ( Nhật Linh), Hạnh ( Phương Duyên) và Quý (Hùng Anh) về quê của Long chơi. Bộ ba nghe tin trên Đồi Cắt Cỏ có con ma và quyết định điều tra sự việc.
Bối cảnh đẹp nhưng trang phục, lời thoại đều sai
Giống nhiều tác phẩm chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh trước, hình ảnh tiếp tục là điểm sáng trong Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma. Bối cảnh miền Trung đẹp hút mắt với những cánh đồng lúa bạt ngàn, xa vút tận chân trời, con sông nước trong vắt hay núi non hùng vĩ, rừng rậm xanh tươi. Thôn xóm với các tòa nhà cổ nhưng đầm ấm, toát lên không khí dân dã, bình dị nơi làng quê.
Phim có nhiều góc quay toàn cảnh để phô diễn các khung hình mãn nhãn. Những con phố vắng người, không khí trong lành và trẻ con thì tụ tập vui chơi thay vì cắm đầu vào vi tính, điện thoại mang đến một cảm giác hoài niệm nhẹ nhàng. Đạo diễn Võ Thanh Hòa cũng thêm thắt một vài chi tiết đặc trưng của thập niên 2000 như trò chơi Vui cùng Hugo, nhạc nền phim Sinbad hoặc Thám tử lừng danh Conan… Một vài chi tiết quen thuộc của làng quê được đưa vào tác phẩm như hội làng, tắm sông, nướng cá lóc hay tôm trái dừa, trèo cây hái xoài, nghiệ.n truyện và phim kiếm hiệp…
Tuy nhiên, đây cũng là những điểm cộng hiếm hoi của Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma. Dù bối cảnh là 20 năm trước nhưng trang phục của bộ ba Long, Quý, Hạnh lại khá hiện đại, không hợp thời. Bên cạnh đó, phần thoại của các nhân vật lại gượng gạo, câu từ hoa mỹ không khác gì trong sách giáo khoa chứ không phải cách nói chuyện thông thường. Nhiều diễn viên trẻ còn cố gắng đọc cho tròn vành rõ chữ, phát âm chuẩn không khác gì đang trả bài. Điều này gây không ít khó chịu khi mang đến cảm giác như đang coi một tiểu phẩm của các em học sinh mang ra chiếu rạp.
Kịch bản thiếu thuyết phục
Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma được làm lại từ tập Con Mả Con Ma nói về câu chuyện con ma trên Đồi Cắt Cỏ của bản truyền hình. Trên thực tế, Hạnh không góp mặt trong chuyến về quê này mà chỉ có Quý và Long. Song, đạo diễn Võ Thanh Hòa lại cho nhân vật xuất hiện để… cho đẹp đội hình. Và quả thật là hầu hết thời lượng phim, nhân vật không hề có vai trò gì đặc sắc. Chi tiết Dế Lửa thích Hạnh chỉ là thêm vào để Hạnh có đóng góp gì đó cho mạch truyện.
Không những thế, thay vì tập trung vào việc khám phá chân tướng con ma trên Đồi Cắt Cỏ, phim lại lan man qua bài văn thu hoạch sau chuyến nghỉ hè để đặt tên cho cây phượng dưới sân trường. Chi tiết nhằm đẩy mâu thuẫn của các nhân vật lê.n đỉn.h điểm nhưng lại phá tan hình tượng Quý trong tuổ.i thơ của nhiều người. Võ Thanh Hòa biến Quý thành một đứ.a tr.ẻ ích kỷ, sĩ diện hảo và không hề tôn trọng bạn bè.
Video đang HOT
Chi tiết cả nhóm mâu thuẫn vì Quý lén viết bài thu hoạch cũng khá… v.ô duyê.n vì anh chàng chẳng hề gây ảnh hưởng gì đến không khí chuyến đi chơi. Việc Long và Hạnh bỏ bạn lại lên xe về thành phố trước cũng gây khó hiểu vì đây là quê nhà của Long. Đoạn tất cả làm hòa cũng rất gượng gạo, làm lố để cố tình câu nước mắt khán giả nhưng không hiệu quả vì quá giả trân. Có vẻ Võ Thanh Hòa chỉ nghĩ làm sao cho phim kịch tính chứ không hề quan tâm đến cảm xúc nên cố nhồi nhét càng nhiều xung đột càng tốt.
Lan man quá nhiều vào mâu thuẫn khiến phim bỏ qua những yếu tố quan trọng của bản gốc. Nhiều cảnh quay rùng rợn quanh con ma trên Đồi Cắt Cỏ đều bị lược bỏ. Điều này khiến phim trở nên nhạt nhẽo, không có một cảm xúc nhất định nào. Các tình tiết đều được làm một cách dài dòng, lê thê. Mỗi phân đoạn đều ngập tràn các câu thoại sáo rỗng, hời hợt thay vì tạo ra các tình huống hài hước, dễ thương.
Cảm giác xem Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma đến hơn hai tiếng không khác gì trải qua nửa đời người. Phim cũng chẳng cho thấy sự hoài niệm nào khi khác quá xa bản gốc. Đến nửa thời lượng vẫn không hiểu được đạo diễn Võ Thanh Hòa muốn truyền tải cái gì, thông qua cái gì. Bởi lẽ mọi thứ đều hời hợt và nhạt nhẽo. Sự trong trẻo, hồn nhiên tuổ.i học trò năm xưa bị thay bằng những toan tính, mâu thuẫn vụng về và nhàm chán.
Dàn diễn viên nhí gây thất vọng
Trước khi ra rạp, đạo diễn Võ Thanh Hòa từng dành không ít lời khen ngợi cho Nhật Linh, Phương Duyên và Hùng Anh. Khán giả cũng kỳ vọng bộ ba sẽ mang đến những cảm xúc chân thật như những gì mà Ngọc Trai, Vũ Long và Anh Đào làm năm xưa. Nhưng hy vọng lớn thì thất vọng cũng nhiều. Dàn diễn viên trẻ có diễn xuất khá kém, biểu cảm đơ cứng và gồng mình thể hiện cảm xúc nhân vật. Hùng Anh có lẽ là cái tên gây “vỡ mộng” nhất khi hình ảnh Quý thông minh, lém lỉnh của Ngọc Trai đã quá xuất sắc.
Cuối cùng, bộ ba diễn viên gốc lại là những người “gánh” toàn bộ cảm xúc dù chỉ xuất hiện có vài phút đầu và cuối phim. Dù Vũ Long và Anh Đào đã không còn theo nghiệp diễn nhưng những gì họ thể hiện vẫn rất tự nhiên, chân thật. Hình ảnh bộ ba bản gốc một lần nữa tụ họp, nói về những gì đã trải qua trong 20 năm qua với từng nhân vật khiến khán giả thích thú. Có lẽ, nếu Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma theo hành trình của họ khi trưởng thành thay vì remake bản cũ thì đã không tệ như thế.
Hứa Minh Đạt và Lâm Vỹ Dạ dù xuất hiện ít nhưng khá duyên dáng. Gần đây, cặp vợ chồng góp mặt trong nhiều phim với vai trò khách mời nhưng đều khi điểm với lối diễn xuất hài hước. Nam diễn viên vào vai Tắc Kè Bông là điểm sáng hiếm hoi khi mang đến một nhân vật vừa đáng ghét, vừa tội nghiệp không thua kém gì bản gốc. Những cái tên như Trung Dân, NSƯT Thành Lộc… ở mức tròn vai.
Chấm điểm: 2/5
Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma tiếp tục là một thất bại của điện ảnh Việt khi nhà làm phim chỉ muốn đán.h vào tâm lý hoài niệm và ăn theo thương hiệu cũ thay vì mang đến một kịch bản tốt, câu chuyện hấp dẫn. Những sáng tạo và cách triển khai của Võ Thanh Hòa đã cũ kỹ và không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Nhìn lại Chị Dâu vừa ra mắt, dù ý tưởng cũng không mới nhưng cách Khương Ngọc thực hiện lại được người xem yêu mến vì sự gần gũi và quen thuộc. Những tưởng đây sẽ là tín hiệu đáng mừng cho phim Việt cuối năm thì Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma lại khiến khán giả rơi vào thất vọng.
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa đưa khán giả đi qua một cơn mưa rào của tuổ.i thiếu niên trong trẻo bằng câu chuyện vừa mới mẻ vừa hoài niệm.
Với nhiều người, bộ truyện hay phim truyền hình Kính Vạn Hoa đã luôn là một "ốc đảo" bình yên để tìm về mỗi khi cuộc sống tuổ.i trưởng thành bỗng nhiên quá bộn bề. Những trò đùa nghịch cùng bạn bè, những cuộc phiêu lưu, những tâm sự hồn nhiên, mỗi tập truyện hoặc tập phim là những bông hoa thay đổi không ngừng sau mỗi cái lắc tay. Năm nay, một bông hoa khác vừa tươi mới mà cũng vừa hoài niệm xuất hiện trong lăng kính của chiếc kính vạn hoa màu nhiệm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa, chuyển thể từ hai tập truyện "Bắt đền hoa sứ" và "Con mả con ma", góp thêm một bàn tay đưa chúng ta quay trở lại "ốc đảo" của tuổ.i niên thiếu hồn nhiên thuở nào.
Chuyển thể từ hai tập truyện nổi bật nhất nên có lẽ đa số những ai đã từng quen thuộc với truyện chữ và bản truyền hình sẽ nắm bắt hầu hết toàn bộ nội dung của bản điện ảnh. Đây cũng trở thành một bài toán khó đòi hỏi đạo diễn Võ Thanh Hoà giải đề thật khéo léo để vẫn giữ nguyên tinh thần của Kính Vạn Hoa, đồng thời tạo nên sự hứng thú nơi khán giả. Mở đầu bộ phim là cuộc sống của bộ ba Quý, Long và Hạnh khi đã ở tuổ.i trưởng thành, với những niềm trăn trở riêng. Đây cũng là cánh cửa để chào đón bộ ba diễn viên đã thành công ghi đậm dấu ấn trong lòng người hâm mộ là Ngọc Trai, Vũ Long và Anh Đào tham gia vào thế giới của bản điện ảnh. Sự xuất hiện của họ cùng lát cắt về cuộc sống "làm người lớn thật khó" của bộ ba trong phim nhanh chóng chạm đến tâm tư của nhiều người, khi ta chợt nhận ra dường như mình đã quên mất những ngây thơ năm xưa. Tình huống của cây phượng mang tên cả ba cùng đưa tất cả trở về một mùa hè tuyệt vời của hai mươi năm trước. Câu chuyện của "Bắt đền hoa sứ" và "Con mả con ma" được mở ra một cách khéo léo với sự thay đổi đầu tiên là nhỏ Hạnh cũng tham gia vào chuyến về quê cùng Tiểu Long và Quý ròm.
Bên cạnh những sự kiện quen thuộc như mối bất hoà với Tắc Kè Bông hay cuộc điều tra về con ma trên đồi Cắt Cỏ, phim điện ảnh Kính Vạn hoa đã phát huy tốt đặc trưng của điện ảnh cũng như lợi thế của cách làm phim hiện đại, khi đem đến những khung hình tuyệt đẹp của vùng đất Phú Yên trong những cuộc vui chơi chân chất và hồn nhiên của lũ trẻ, và đặc biệt là lễ hội Kỳ Yên hoành tráng nhưng cũng đầy hoài niệm với lễ rước kiệu, múa rồng và những trò chơi hội chợ. Không gian bối cảnh của quê hương Tiểu Long được mở rộng và chi tiết hơn để khán giả được "xem" nhiều hơn chuyến về quê đã ghi dấu trong lòng Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh, cũng như nhiều độc giả với những tưởng tượng của riêng mình. Điểm nhấn đặc biệt ấn tượng là cảnh lũ trẻ cùng nhau tâm sự bên bờ suối vào đêm trăng, rồi cùng nhau gửi ước nguyện vào ánh sáng đom đóm thắp sáng cả màn đêm. Những ước mơ chân phương năm ấy lại trở thành ánh sáng dẫn đường cho những lạc lối sau này khi chúng trở thành những người lớn và vô tình bị cuốn theo cuộc sống cơm áo gạo tiề.n.
Nhưng nếu không xem phim cùng lăng kính của tuổ.i trưởng thành như bộ ba Long, Quý và Hạnh "lớn", thì câu chuyện tình bạn đậm tính nghĩa hiệp của bộ ba và đám Dế Lửa, Lượm, Tắc Kè Bông, hay cuộc điều tra hấp dẫn về con ma bí ẩn cùng những bài học thấm thía về tình bạn tuổ.i học trò cũng là một "bữa tiệc" dành cho lứa tuổ.i thiếu nhi và thiếu niên. Có lẽ vì vậy mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - tác giả bộ truyện Kính Vạn Hoa - đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho bộ phim: "Tôi dành cho Kính vạn hoa bản điện ảnh một tình cảm rất lớn và sự ủng hộ cũng lớn không kém, vì đây là một trong những bộ phim điện ảnh hiếm hoi dành cho thiếu nhi. Tôi mong bộ phim sẽ chiếm được cảm tình của khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ vốn từ lâu mong đợi một món ăn tinh thần phù hợp với độ tuổ.i của mình trên màn ảnh rộng."
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bày tỏ sự ủng hộ bộ phim hiếm hoi dành cho lứa tuổ.i học trò tại thời điểm hiện tại
Những điểm nhấn tươi mới của bản điện ảnh hẳn phải kể đến bộ ba Quý - Long - Hạnh "nhỏ" do các diễn viên Hùng Anh, Nhật Linh và Phương Duyên đảm nhận. Sự xuất hiện của bộ ba "lớn" cùng câu chuyện ôn lại kỉ niệm xưa phần nào giúp khán giả dễ dàng mở lòng đón nhận bộ ba "nhỏ" sau nhiều năm yêu mến những hình tượng cố định. Dù vậy, sự hợp vai và khả năng diễn xuất của Hùng Anh, Nhật Linh và Phương Duyên mới thật sự là nguyên nhân tạo nên một Kính Vạn Hoa bản điện ảnh đầy sức sống, vừa hoài niệm mà vẫn phù hợp với góc nhìn điện ảnh của lứa khán giả thời đại mới. Là vai diễn đầu tay của cậu học sinh lớp 11 Hùng Anh nên đôi chỗ Quý ròm vẫn còn chưa được tự nhiên so với hai người bạn của mình, nhưng tính cách tuy nhát gan nhưng lại tò mò vì khoa học và tinh thần nghĩa hiệp của Quý ròm đã được Hùng Anh thể hiện trọn vẹn. Bộ ba dù "lớn" hay "nhỏ" đều là chiếc kiềng ba chân tình bạn của Kính Vạn Hoa: Quý tiên phong trong mọi cuộc phiêu lưu, nhỏ Hạnh là cầu nối gắn kết, Tiểu Long là điểm tựa đáng tin cậy.
Kính Vạn Hoa bản điện ảnh như một chuyến dã ngoại dành cho tất cả mọi người, khi người lớn được hít thở bầu không khí trong lành để tìm cho mình một khoảnh khắc thư thả hiếm hoi giữa những bộn bề, còn trẻ con được phiêu lưu và khám phá thỏa thích thiên nhiên kỳ thú xung quanh.
Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma đang khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối Phần phim điện ảnh 'Kính vạn hoa' chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình 'Bắt đền hoa sứ' và 'Con mả con ma'. ** Bài viết tiết lộ nội dung phim Phim do vợ chồng Võ Thanh Hòa - Mai Bảo Ngọc đạo diễn kiêm sản xuất, mời...