Kính thông minh trong tương lai sẽ sử dụng màn hình microLED mới
Dù chưa thực sự phổ biến, nhờ những ưu điểm của mình, công nghệ tấm nền màn hình mới này đang được nhắm đến cho những thiết bị đeo được như kinh thông minh trong tương lai.
Google Glass là chiếc kính thông minh nổi tiếng nhất từ trước đến nay. Thiết bị này sử dụng công nghệ màn hình Liquid Crystal on Silicon (LCoS). Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện đã xuất hiện công nghệ màn hình microLED mới với ưu điểm vượt trội hơn hẳn công nghệ màn hình LCoS của Google.
Công nghệ laser từng được nghiên cứu áp dụng. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm về độ an toàn đối với mắt của người dùng. Do đó, theo Phonearena, microLED sẽ là công nghệ tấm nền màn hình phổ biến nhất trên những chiếc kính thông minh của tương lai.
microLED sẽ là công nghệ tấm nền màn hình phổ biến nhất trên những chiếc kính thông minh của tương lai.
Sở dĩ là như vậy bởi màn hình microLED có độ trễ thấp hơn, đỗ tương phản cao hơn và tuổi thọ dài hơn màn hình AMOLED. Những tấm nền microLED cũng sáng hơn gấp 30 lần so với loại màn hình AMOLED truyền thống. Dù còn đó không ít nghi ngại, những lý do trên vẫn khiến nhiều người tin tưởng vào tầm quan trọng của microLED đối với những thiết bị của tương lai.
Cho đến nay, màn hình microLED vẫn chưa được sản xuất hàng loạt. Dù từng được Samsung giới thiệu tại CES 2018, việc sản xuất tấm nền vẫn gặp rất nhiều khó khăn do chi phí về công nghệ. Đó cũng là lý do Apple đã từng từ bỏ công nghệ này dù đã mua lại LuxVue Technology, công ty chuyên về màn hình microLED vào năm ngoái.
Với những dự đoán tích cực về tương lai của tấm nền microLED, nhiều chuyên gia đang hy vọng các công ty công nghệ sẽ quay trở lại đầu tư và sớm đưa công nghệ này ra thị trường.
Video đang HOT
Theo viet nam net
Tương lai của smartphone chuyên chơi game sẽ đi về đâu?
Smartphone dành cho game thủ có đối tượng người dùng tương đối hẹp, có thể gặp nhiều khó khăn để định hình phân khúc trên thị trường.
Thị trường smartphone đang xuất hiện những model chuyên dành cho các game thủ. Chúng nổi bật với cấu hình cực mạnh, phong cách thiết kế hầm hố riêng biệt so với sản phẩm thông dụng.
ROG Phone là smartphone chuyên chơi game đạt được nhiều thành công. Ảnh: Android Authority.
Asus đang nghiêm túc đầu tư cho mảng smartphone chuyên game khi doanh số của dòng ROG Phone đang có dấu hiệu khả quan. Razer hài lòng với kết quả đạt được của Razer Phone và tiếp tục tung ra phiên bản thứ 2. Xiaomi Black Shark và ZTE Red Magic cũng có những thành công tương tự.
Điều này sẽ còn diễn ra trong ít nhất 1 năm, thậm chí là 2 năm nữa. Sau đó, dòng smartphone chuyên game sẽ khó có thể trụ vững khi mà mỗi smartphone đều có thể trở thành smartphone dành cho game thủ, theo Slashgear.
Tương tự smarthphone dạng tháo láp (module), smartphone blockchain hay smartphone có bút stylus, smartphone chuyên chơi game có một mục đích nhất định và nhắm vào một nhóm người dùng riêng.
Chúng được loại bỏ bớt một số tính năng phổ biến, tập trung tối đa cho hiệu suất chơi game. Tuy nhiên, ưu điểm đặc biệt này đang ngày càng phổ biến trên những smartphone thông dụng.
ROG Phone bị đánh bại bởi các smartphone Huawei dùng chipset Kirin 980. Ảnh: Slashgear.
Điều làm nên khác biệt ở một chiếc smartphone chuyên game chính là hiệu năng. Chẳng hạn như chiếc ASUS ROG Phone được trang bị chipset Snapdragon 845 có xung nhịp cao hơn mức bình thường, RAM 8 GB và bộ nhớ trong 512 GB.
Tuy nhiên, thiết bị này nhanh chóng bị Huawei Mate 20, một smartphone không chỉ phục vụ mục đích chơi game, đánh bại bằng chipset Kirin 980.
Hệ thống làm mát có tạo nên khác biệt? Những smartphone chuyên game thường được quảng bá mạnh mẽ về hệ thống làm mát tiên tiến. Công suất càng cao thì máy càng tỏa ra nhiều nhiệt và cần được quản lý tốt hơn.
Samsung, Huawei và Xiaomi đều trang bị hệ thống tản nhiệt tiên tiến trên smartphone của họ. Ưu điểm thật sự của các smartphone chuyên game ở điểm này là lưới tản nhiệt lớn và có thể bổ sung quạt tản nhiệt từ bên ngoài.
Hệ thống tản nhiệt tiên tiến trên Mate 20. Ảnh: Slashgear.
Tên gọi và thiết kế ấn tượng cũng là sự khác biệt của smartphone chuyên game so với phần còn lại của thế giới, tuy nhiên không phải lúc nào cũng theo hướng tích cực.
Trong khi các nhà sản xuất đang cố gắng tạo nên những tên tinh tế hơn thì những thương hiệu chuyên game làm điều ngược lại.
Thực ra game thủ không phải lúc nào cũng chỉ chơi game 24/7, smartphone của họ cũng dùng vào các mục đích khác. Một vẻ ngoài hầm hố, những thông báo LED nhiều màu sắc sẽ gây phấn khích trong các trận đấu MOBA hoặc Battle Royale nhưng có thể gây bối rối trong cuộc họp hội đồng quản trị.
Razer, Xiaomi, đặc biệt là ASUS phát hành kèm theo nhiều phụ kiện cho smartphone chuyên game. Tuy nhiên chúng không quá mới mẻ, đặc biệt hay được thiết kế riêng cho một dòng máy cụ thể nào. Trên thực tế, với phụ kiện phù hợp, bất kì smartphone nào cũng có thể trở thành smartphone chuyên game.
Các nhà sản xuất đầu tư nhiều phụ kiện cho dòng smartphone chuyên game. Ảnh: Macworld.
Chơi game trên thiết bị di động đã trở thành ngành công nghiệp tỷ đô, thu hút sự quan tâm của mọi người, bao gồm cả sự quản lý nghiêm túc của các chính phủ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sinh ra một phân khúc smartphone chuyên game.
Ngược lại, chính vì thị trường game béo bở mà các nhà sản xuất smartphone sẽ phát triển tính năng của thiết bị ngày càng phù hợp hơn với việc chơi game. Khi mỗi smartphone đều có thể chơi game tốt thì smartphone chuyên game sẽ không còn chỗ đứng.
Theo Báo Mới
Những điểm mạnh của OPPO R17 Pro bạn nên biết Sau một năm miệt mài làm lụng, dành dụm được một khoản tiền kha khá để đổi smartphone mới, chắc hẳn bạn cũng đang khá là phân vân giữa một 'rừng' sản phẩm mới với muôn vàn tính năng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng nếu đang tìm một chiếc máy cao cấp có thiết kế đẹp, cấu hình mạnh, nhiều...