Kính thiên văn tiết lộ thời thơ ấu của vũ trụ
Kính thiên văn vũ trụ đã chụp được những tấm ảnh thiên hà, sinh ra sau vụ nổ lớn Big bang.
Các nhà thiên văn Mỹ vừa tìm được đồng thời 7 thiên hà mới, nhờ những tấm ảnh mà kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp được. Theo các nhà khoa học, các thiên hà này xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang, khởi đầu sự hình thành vũ trụ.
Vì vậy, họ đã gọi bức ảnh thu được là “tấm ảnh về thời thơ ấu của vũ trụ”. Theo các chuyên gia, một trong những thiên hà này là cổ nhất, hình thành sau vụ nổ Big Bang 380 triệu năm.
Vào cuối tháng chín năm nay, kính Hubble đã ghi lại những thiên hà sớm. Thiết bị đã thu được những hình ảnh của các thiên hà rất xa, trong số những thiên hà đầu tiên sau Big Bang và trở thành cơ sở để xuất hiện những thiên hà khác. NASA gọi những tấm ảnh đó là “Vùng nhìn cực xa”.
Nhờ tấm ảnh này các nhà thiên văn hy vọng sẽ theo dõi được các giai đoạn tiến hoá của các hành tinh – từ buổi sơ khai đến khi hình thành. Đến năm 2018, “Vùng nhìn cực xa” này sẽ được làm sáng tỏ nhiều hơn nữa vì lúc đó một kính thiên văn vũ trụ mới sẽ được đưa lên vũ trụ.
Video đang HOT
Ngoài ra, đây là lần đầu tiên trong lịch sử khoa học các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một nguồn vô tuyến chuẩn micro của chòm sao Tiên nữ (Andromeda microquasar) ở ngay bên cạnh thiên hà của chúng ta. Đó là một lỗ đen nhỏ, thu hút vật chất của những ngôi sao bên cạnh.
Một thiên hà mới được Hubble phát hiện nằm cách Trái đất 13,3 tỉ năm ánh sáng
Nhà thiên văn học Matthew Middletone (Anh) giải thích: “Tất cả những điều đó chỉ ra rằng thực sự chúng ta đã tìm thấy microquasar. Những vật thể tương tự trong thiên hà của chúng ta bị che khuất bởi những đám bụi, khiến cho việc nghiên cứu chúng trở nên rất phức tạp. Nhờ phát hiện ra microquasar sau giới hạn của đám bụi, chúng ta có thể tìm ra những vật thể khác tương tự. Chúng giúp chúng ta hiểu được các quá trình vật lý đã điều khiển sự sống như thế nào”.
Theo 24h
Phát hiện hành tinh "vô gia cư" trong vũ trụ
Hình ảnh mô phỏng của hành tinh CFBDSIR2149
Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện một hành tinh "vô gia cư" trôi tự do trong vũ trụ và không quay quanh bất kỳ ngôi sao nào.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ vệ sự tồn tại của một hành tinh cô đơn" không thuộc ngôi sao nào. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Montreal (Canada) và Cơ quan vũ trụ châu Âu đã chứng minh nghi ngờ trên hoàn toàn chính xác.
Sử dụng kính thiên văn Canada-France-Hawai và kính thiên văn Cực lớn tại Đài quan sát Nam châu Âu để quan sát vũ trụ với diện tích rộng gấp 1.000 lần bề mặt của Mặt trăng, các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một hành tinh mới không thuộc bất kỳ ngôi sao nào trong vũ trụ.
"Trong vài năm qua, một số hành tinh vô gia cư đã được phát hiện, nhưng các nhà khoa học chưa thể khẳng định sự tồn tại của chúng nếu chưa xác định được tuổi của chúng", tiến sĩ Jonathan Gagni, thuộc trường đại học Montreal, cho biết.
Hành tinh "vô gia cư", được đặt tên là CFBDSIR2149, dường như thuộc một nhóm sao rất trẻ có tên là AB Doradus. Hành tinh CFBDSIR2149, với nhiệt độ khoảng 400 độ C, được xác định hình thành cách đây từ 50 đến 120 triệu năm. Nó có trọng lượng gấp 4 đến 7 lần sao Mộc.
Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân khiến một hành tinh trôi tự do trong vũ trụ là do nó bị bật ra khỏi quỹ đạo của ngôi sao mẹ trong quá trình hình thành.
Theo 24h
Phát hiện thiên hà xa nhất trong vũ trụ Kính thiên văn không gian Hubble và Spitzer của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện thiên hà xa nhất từ trước tới nay, cách Trái đất 13,3 tỷ năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học đã đặt tên cho thiên hà mới được phát hiện là MACS0647-JD. Ánh sáng của thiên hà này rất mờ nhạt và phải mất...