Kính thiên văn lớn nhất thế giới gặp hư hại ‘không thể sửa chữa’
Hư hại do một hòn đá nhỏ va phải siêu kính thiên văn James Webb lớn hơn dự đoán trước đó của các chuyên gia.
Kính thiên văn không gian lớn nhất thế giới James Webb. Ảnh: NASA/AP
Theo kênh truyền hình RT, kính thiên văn lớn nhất trong không gian đã phải chịu hư hại vĩnh viễn sau khi va phải một thiên thạch vào tháng 5 vừa qua.
Mảnh thiên thạch nhỏ đã đâm vào kính thiên văn James Webb trong khoảng thời gian từ ngày 22/5 đến 24/5. Theo báo cáo điều tra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và Cơ quan Không gian Canada công bố tuần trước, vụ va chạm đã gây ra một sự thay đổi không thể sửa chữa được đối với đoạn gương C3 của kính quan sát. Tuy nhiên, các cơ quan này khẳng định tác động từ thiệt hại đó là rất nhỏ so với kích thước lớn của kính thiên văn.
Mặc dù kính thiên văn được thiết kế để chịu được những va chạm như vậy, nhưng báo cáo cho biết vụ việc hồi tháng 5 đã vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia về tác động từ một vụ va chạm với tiểu hành tinh đơn lẻ.
Video đang HOT
Trong khi quá trình phân tích thiệt hại đang diễn ra, NASA khẳng định kính thiên văn James Webb vẫn hoạt động và vượt qua tất cả các nhiệm vụ mặc dù có một chút ảnh hưởng, song ảnh hưởng đó có thể phát hiện được khi thu nhận và phân tích dữ liệu.
Ra mắt vào tháng 12/2021, kính thiên văn James Webb dự kiến thay thế kính viễn vọng không gian Hubble hoạt động từ năm 1990. Hình ảnh đầu tiên do kính thiên văn James Webb chụp có vùng phủ sóng dài hơn Hubble đã được công bố vào tuần trước.
Mỹ công bố bức ảnh màu chụp vũ trụ sơ khởi
Kính viễn vọng James Webb đã cho ra đời "bức ảnh hồng ngoại chụp vũ trụ sơ khởi với độ sâu và độ sắc nét lớn nhất" từ trước tới nay, giúp nhìn lại lịch sử 13 tỷ năm, NASA công bố.
Bức ảnh cho thấy một cụm các thiên hà, được gọi chung là SMACS0723, đóng vai trò như chiếc thấu kính khổng lồ giúp phóng đại những vật thể siêu mờ và siêu xa đằng sau chúng, theo Washington Post hôm 11/7.
Đây là bức ảnh màu đầu tiên của kính viễn vọng James Webb - ống kính thiên văn mạnh mẽ nhất từng được đưa lên quỹ đạo Trái Đất. Nó được Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức hàng đầu của NASA vén màn trong một buổi lễ diễn ra ngày 11/7 tại Nhà Trắng.
Bức ảnh màu đầu tiên của James Webb được NASA công bố ngày 11/7. Ảnh: NASA.
"Chúng ta đang nhìn vào quá khứ hơn 13 tỷ năm", Giám đốc NASA Bill Nelson nói về bức ảnh tại một buổi lễ diễn ra vào ngày 11/7 ở Nhà Trắng, theo Washington Post. "Ánh sáng di chuyển với tốc độ gần 300.000 km/s và ánh sáng bạn đang nhìn thấy từ một trong những đốm nhỏ kia đã đi hơn 13 tỷ năm".
"Không chỉ vậy, chúng ta sẽ còn lần ngược lại xa hơn nữa. Vì đây chỉ là bức ảnh đầu tiên", ông Nelson nói.
Trong khi đó, Nhà Trắng mô tả đây là "hình ảnh vũ trụ hồng ngoại ẩn có độ phân giải cao nhất từng được chụp". Kính viễn vọng James Webb được thiết kế để quan sát phần hồng ngoại của phổ điện từ, với khả năng thu thập ánh sáng ở những bước sóng mà kính viễn vọng Hubble không thể nhìn được.
So sánh chất lượng ảnh chụp Dải Ngân Hà với ảnh chụp trong giai đoạn chạy thử của James Webb (phải) và ảnh từ kính viễn vọng Spitzer đã ngừng hoạt động. Ảnh: NASA.
NASA sẽ công bố toàn diện hơn những hình ảnh mới tại buổi họp báo vào sáng 12/7 (giờ địa phương) tại thành phố Greenbelt, bang Maryland.
Được xây dựng với kinh phí 9 tỷ USD, kính viễn vọng James Webb được phóng lên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời vào tháng 12/2021, cách xa Trái Đất khoảng 1,6 triệu km. Trước đợt công bố ảnh lần này, NASA từng tung ra một số bức ảnh trong giai đoạn chạy thử.
NASA sẽ tìm ra 'địa ngục' với kính viễn vọng không gian James Webb? Chỉ vài tuần nữa, kính viễn vọng không gian James Webb sẽ giúp các nhà thiên văn học khám phá hành tinh 55 Cancri e. Hành tinh này siêu nóng giống như địa ngục được mô tả trong Kinh thánh: một chiều không gian luôn trong tình trạng bốc cháy. Hành tinh 55 Cancri e cách ngôi sao mẹ của nó chưa đầy...