Kinh tế Việt Nam khi Anh rời EU: Trước là đòn đau, sau là cú hích
Xuất khẩu và đầu tư có thể chịu “đau” trong một thời gian để chờ nền kinh tế phục hồi, song việc Anh rời EU được nhận định là tích cực cho quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Anh.
Kinh tế Việt Nam khi Anh rời EU: Trước là đòn đau, sau là cú hích
Trao đổi với chúng tôi, TSKH Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế (Đại học Ngoại thương), đã đưa ra nhận định như vậy khi bình luận câu chuyện Anh rời EU và những tác động đến kinh tế Việt Nam.
Người dân Anh đã chính thức lựa chọn rời EU, ông nghĩ sao về kết quả này?
Có hai vấn đề cần nhìn nhận trong việc người dân Anh rời EU. Theo tôi đây sẽ là bước ngoặt có thể dẫn đến nhiều sự thay đổi trong địa, chính trị thế giới. Và điều này cũng thể hiện mô hình kinh tế EU đang đứng trước thách thức có thể dẫn tới tan rã, rõ ràng nó tác động tới một số nước như vậy.
Cái lõi của vấn đề, cho thấy rõ ràng có sự không hiệu quả, nên người dân Anh mới thể hiện thái độ và đề nghị ra khỏi EU như vậy.
Trước đây, mô hình EU xuất phát điểm có thể là tốt, với nền tảng có nhiều điểm chung đồng nhất, là cộng đồng tốt. Nhưng khi cộng đồng ấy mở rộng ra, với trình độ phát triển và nguồn lực khác nhau, nên bắt đầu phát sinh vấn đề nội tại.
Trong khi người Anh thì thể hiện chính kiến của họ, họ nghĩ chắc rằng khi rời khỏi EU thì được nhiều lợi ích hơn ở lại. Thế nhưng việc người Anh ra đi, với EU lại đe dọa sự tồn tại của tổ chức này, nên sự việc này sẽ làm thay đổi cán cân cân bằng thế giới.
Ông nghĩ rằng nền kinh tế Anh sẽ tối đi hay sáng lên sau sự kiện này?
Bất kỳ vấn đề nào, quy luật là khi diễn ra nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh ảnh hưởng, và sẽ có giai đoạn bị suy giảm, Anh sẽ mất đi một số lợi ích ở EU và nhưng họ bắt đầu thương thảo lại, chủ động hơn. Nhưng về mặt quy luật, nền kinh tế Anh suy giảm trong thời gian dài hay ngắn, còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Video đang HOT
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới vẫn đang có nhiều diễn biến khó lường, nhiều nền kinh tế lớn đang trong giai đoạn khủng hoảng, thì sự phục hồi có thể chậm hơn. Nhưng về lâu dài, khi vượt qua giai đoạn suy giảm thì nền kinh tế Anh sẽ đi lên, kích thích người ta tự chủ hơn, xóa bỏ rào cản hành chính mà EU đặt ra và phát triển mạnh hơn.
Vậy còn tác động của việc Anh rời EU đến kinh tế Việt Nam ra sao, thưa ông?
Quan hệ thương mại và kinh doanh thì không ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, mà tôi cho rằng ảnh hưởng đến tiến trình hiện thực hóa FTA mà Việt Nam đã ký kết với EU. Bởi hiện nay mình đang xuất siêu, nên không ảnh hưởng nhiều, và Anh cũng đầu tư vào Việt Nam nhiều. Tôi cho rằng, xu hướng về lâu dài thậm chí Anh sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn và xuất khẩu sang Anh cũng nhiều hơn.
Bởi khi lựa chọn tự chủ hơn, độc lập hơn thì người Anh sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội. Về mặt nguyên tắc, họ sẽ thúc đẩy hoạt động song phương với Việt nam nhiều hơn, thay vì trước đây bị rào cản hành chính vô hình ràng buộc. Như vậy, quan hệ thương mại 2 bên phát triển mạnh hơn.
Song như tôi đã phân tích, có thể một vài năm tới nền kinh tế Anh có thể chững lại, để thích nghi với mô hình mới và điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Việt Nam. Còn khi hồi phục được rồi thì quan hệ sẽ tốt hơn và có lợi cho Việt Nam về đầu tư và xuất khẩu.
Ông cho rằng về lâu dài kinh tế, thương mại có lợi nhiều hơn. Nhưng hiện nhiều mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch khá lớn tại thị trường này và Anh đang là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam tại EU với mức tăng trưởng trên 17%. Ông có nghĩ sự kiện này là cú giáng cho xuất khẩu Việt Nam?
Khi rời EU thì đồng bảng mất giá, đồng Việt Nam tăng lên, xuất khẩu khó khăn hơn. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là giả thiết thôi, vì phải phụ thuộc mức độ tăng trưởng 17% là do đà tăng trưởng từ tước hay do FTA Việt Nam – EU mới đây mang lại.
Chuyện đồng bảng mất giá có thể gây khó khăn cho xuất khẩu nhưng không ảnh hưởng lớn, vì Anh là thị trường khó tính, việc xuất khẩu vào được không phải dễ. Nên khi đã vào được thị trường, nền kinh tế Anh vực dậy sau sự kiện này, chuyển đổi mô hình, thúc đẩy hoạt động song phương nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn thì sẽ có lợi, là cú hích cho Việt Nam trong thương mại và đầu tư.
Theo Trí Thức Trẻ
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phải cắt giảm bội chi để giảm nợ công
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Việt Nam phải tiếp tục tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước nhằm an toàn nợ công và bền vững ngân sách.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt rất nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết tốt sẽ tác động tới ổn định kinh tế vĩ mô, tác động tới việc có đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng khoảng 6,5 -7,0%/năm hay không, trong đó giải quyết vấn đề về nợ công là đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch ADB hôm 15/6/2016, tại Hà Nội.
Nợ công tăng nhanh và cơ cấu không tốt
Phân tích cụ thể vấn đề về nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ngoài vấn đề tăng nhanh, cơ cấu nợ công không tốt. Do yêu cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nên giai đoạn 2011-2015, Chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục).
Ngoài huy động nguồn lực từ các chính phủ và tổ chức quốc tế, Việt Nam đã đẩy mạnh huy động nguồn lực trong nước. Nếu như năm 2010, tỷ trọng nợ công vay nước ngoài lớn hơn vay trong nước thì đến năm 2016, tỷ trọng vay trong nước (khoảng 56%) đã lớn hơn vay nước ngoài (chiếm khoảng trên 43%). "Kết quả này là đạt một bước quan trọng thực hiện quyết tâm đảm bảo một phần an toàn nợ công Việt Nam"- Bộ trưởng đánh giá.
Cùng với đó, theo Bộ trưởng, năm 2012-2013, bình quân thời hạn vay nợ trong nước khoảng 2,8 - 2,9 năm, nhưng đến ngày 9/6/2016 thì thời hạn vay nợ trong nước tăng lên 5,02 năm. Quan trọng hơn nữa là lãi suất huy động bằng tiền VND giai đoạn 2013-2014 đều từ 7%/năm đến 10%/năm, thậm chí tới 12%/năm, đến nay chỉ còn 6,7%-6,8%/năm.
Tức là về cơ cấu nợ đã được điều chỉnh tích cực hơn, tuy số lượng nợ trong nước tăng lên nhưng thời hạn vay đã dài ra và lãi suất vay giảm đi. Đây là một bước chuyển biến rất quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nợ công của Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là nợ công của Việt Nam đang tiến tới sát ngưỡng trần 65%GDP mà Quốc hội cho phép, trong khi Chính phủ kiên quyết giữa trần nợ công, xây dựng đề án tái cơ cấu ngân sách nhà nước gắn với đảm bảo an toàn nợ công, trong đó có giải pháp tái cơ cấu chính sách thu ngân sách.
Nhìn lại cách đây 5 đến 7 năm, thu ngân sách từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu 30% đến 40% trong tổng thu ngân sách, nhưng đến nay chỉ còn 5% đến 7%. Cho nên, cần thiết tái cơ cấu chính sách thu để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo cho thu hút đầu tư nước ngoài và đảm bảo thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế.
Thực tế cho thấy, giai đoạn 2011- 2015, tuy quy mô thu ngân sách gấp 2 lần giai đoạn 2006 - 2010, nhưng trong đó tổng thu từ nội địa đến năm 2015 đã đạt chiếm 74%. Nhờ đó, 3 năm gần đây, dù việc cắt giảm thuế quan theo hội nhập và giá dầu thô giảm sâu nhưng vẫn đảm bảo được cấn đối ngân sách (kể cả năm 2016), không để xảy ra tác động ảnh hưởng lớn hay phá vỡ ngân sách quốc gia.
Phải cắt giảm bội chi ngân sách
Một nguyên nhân quan trọng khác tác động khiến nợ công tăng nhanh, theo Bộ trưởng Tái chính, chính là do giai đoạn 2011-2015, kinh tế suy thoái, chính sách của Chính phủ vẫn đảm bảo vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội nên nhiều chính sách ban hành để chi cho các việc này.
"Vì thế mà tổng chi ngân sách đã méo mó đi so với dự toán, làm cho chi thường xuyên đến hết 2015 đã lên tới 65% tổng dự toán chi ngân sách nhà nước. Trong khi đó, nhu cầu chi đầu tư cho phát triển hạ tầng cũng lớn nên bội chi ngân sách cao, nợ công cũng tăng cao trong 5 năm qua"- Bộ trưởng lưu ý.
Thực tế này khiến tỷ trọng dành tiền ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển và cho trả nợ bị hẹp dư địa lại. Bộ trưởng khẳng định: Việt Nam phải tiếp tục tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần chi đầu tư phát triển và trả nợ trong dự toán chi hằng năm, hướng đến an toàn nợ công và bền vững ngân sách. Mục tiêu là phải cắt giảm bội chi, từ đó giảm nợ công.
Một yếu tố nữa tác động nợ công, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đó là việc quản lý nợ công và sử dụng hiệu quả nợ công cho tốt. Vì thế, năm 2014, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ ra Chỉ thị số 02 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công.
Trong đó, có rất nhiều nội dung hiện nay đã và đang triển khai đúng hướng và sẽ quản lý chặt chẽ, hiệu quả nợ công kể cả trần nợ công và hiệu quả sử dụng nợ công. Chẳng hạn, rà soát trình Quốc hội sửa đổi luật về nợ công, điều chỉnh chiến lược nợ công Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030 phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh: "Quan điểm của tôi là nói về trần nợ công và ngân sách phải xuất phát từ thực trạng sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam, bởi lẽ như năm 2013 và 2014, số tuyệt đối nợ vay không thay đổi (cả nợ trong nước và nợ nước ngoài), nhưng giá trị GDP thực tế thực hiện 2 năm này thấp hơn kế hoạch khi tính dự toán. Điều này làm cho số liệu tương đối về nợ công tăng lên. Năm 2015, số liệu nợ công không thay đổi, nhưng GDP dự toán tính 4,4 triệu tỷ VND, tức là nợ công 61,3% GDP, nhưng khi Bộ KHĐT công bố quyết toán thực tế GDP chỉ gần 4,2 triệu VND nên nợ công tăng thành 62,2%GDP".
Thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước
Để tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như kỳ vọng, Bộ trưởng cho rằng "còn rất nhiều việc phải bàn". Bởi lâu nay tăng trưởng của nước ta dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên khoáng sản và dựa vào đầu tư rất lớn. Khi thị trường thế giới giảm sút như mấy năm vừa qua đã gây ra nhiều khó khăn. Cho nên việc tìm cách thúc đẩy sản xuất của nền kinh tế trong nước là rất quan trọng. Vừa khơi thông phát triển lực lượng sản xuất trong nước với thu hút đầu tư nước ngoài để cùng hợp lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Từ đó làm cho thu ngân sách bền vững. Khi ngân sách tốt phản ánh nền kinh tế tốt, còn ngược lại, ngân sách không tốt thì nền kinh tế đang có vấn đề./.
Nên giữ nguyên mức trần nợ công "Với áp lực nợ công hiện tại, Việt Nam nên vẫn giữ nguyên mức trần nợ công. Việc cần làm hơn là tập trung vào việc nâng cao chất lượng giải ngân và thực hiện vốn vay từ nợ công; đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn cho các dự án đã được phê duyệt, đồng thời chọn lọc các dự án để có thể triển khai hiệu quả vốn vay. Liên quan đến việc thu thuế của Việt Nam, nếu sử dụng tốt các công cụ khác thì việc cắt giảm thuế theo tiến trình hội nhập cũng sẽ không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Ví dụ, có thể sử dụng công cụ thuế VAT để tăng thuế đối với hàng nhập khẩu, miễn giảm thuế với hàng xuất khẩu"- Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - ông Takehiko Nakao.
Theo_VOV
Kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực Báo cáo của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương đưa ra tại Khóa họp đánh giá kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực, dự kiến năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6,9%, cao hơn mức 6,7% năm 2015. Khoá họp lần thứ 72 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu...