Kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế – Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương đưa ra tại Khóa họp đánh giá kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực, dự kiến năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6,9%, cao hơn mức 6,7% năm 2015.
Khoá họp lần thứ 72 của Ủy ban Kinh tế – Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc đã diễn ra từ ngày 17-19/5/2016 tại Băng-cốc, Thái Lan, với chủ đề “Khoa học, công nghệ và sáng tạo vì phát triển bền vững”. Tham dự có các nhà Lãnh đạo và đại diện của 45 nước thành viên, các thành viên liên kết, các tổ chức và thể chế quốc tế và khu vực. Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng tham dự Khoá họp lần thứ 72 của Ủy ban Kinh tế – Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 17-19/5/2016 tại Bangkok, Thái Lan
Tại Khóa họp, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế-xã hội bền vững và toàn diện. Các đại biểu nhất trí cần thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm thực hiện đầy đủ Khung hành động Sen-đai về giảm rủi ro thiên tai, Chương trình hành động A-đi-xơ A-ba-ba về tài trợ cho phát triển, Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu. Các nước thành viên đã đồng thuận thông qua 12 nghị quyết nhằm tăng cường hợp tác khu vực về kinh tế, thương mại, xã hội; tăng cường kết nối giao thông; thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và sáng tạo; ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đoàn Việt Nam tham gia Khóa họp nhằm triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham khảo kinh nghiệm quý báu của các nước về thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững và toàn diện. Tại Hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã thông báo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, khẳng định Việt Nam cam kết nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và cho rằng bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững. Trợ lý Bộ trưởng cũng thông báo về những tác động nghiêm trọng của El Nino và xâm nhập mặn tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cho những người dân Việt Nam tại các khu vực này.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế – Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương đưa ra tại Khóa họp đánh giá kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực, dự kiến năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6,9%, cao hơn mức 6,7% năm 2015; cho rằng việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tạo thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thông tin Tài chính – Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Video đang HOT
Theo_24h
Những dự báo lạc quan cho kinh tế Việt Nam 2016
Năm 2016 sẽ là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, một khởi đầu của tiến trình phát triển mới của nền kinh tế.
Thêm vào đó, đây cũng là năm khởi đầu một tiến trình hội nhập mới khi hàng loạt các cam kết hội nhập có hiệu lực. Các chuyên gia đã đưa ra những dự báo lạc quan cho bước ngoặt mới của nền kinh tế.
Tiến sỹ kinh tế Trần Du Lịch: Cần có động lực mới cho tăng trưởng
Từ năm 2016 trở đi, tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng sủa. Tôi đồng tình với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5 đến 7% cho năm 2016. Nhưng để đạt được mục tiêu trên, theo tôi cần có động lực mới, nếu không sẽ khó đạt được.
Về chính sách tiền tệ, trong thời gian qua đã có những kết quả tích cực như góp phần ổn định vĩ mô, xử lý nợ xấu, giải quyết ngân hàng đổ vỡ... Tuy nhiên, mục tiêu giảm lãi suất ngân hàng để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế vẫn còn khó. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các nguồn lực tín dụng kể cả nhà nước doanh nghiệp đều dựa vào ngân hàng thương mại là chưa thật bền vững.
Để ổn định hệ thống ngân hàng, cần tiếp tục tái cấu trúc, tạo lập cơ sở để nâng cao quản trị phát triển mới. Nếu như chúng ta không quyết liệt giải quyết những "điểm nghẽn" và không nâng cao kỹ năng quản trị sẽ khó thực hiện các mục tiêu ổn định hệ thống ngân hàng như đã đặt ra.
Hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh)
Tôi cũng cho rằng phải tái cơ cấu nợ công để giảm áp lực hàng năm cho vấn đề nợ công; trong đó kể cả phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, phải giải quyết đồng bộ giữa thị trường vốn, tức là thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm theo tinh thần tái cấu trúc.
Hiện nay tất cả mọi gánh nặng đều đổ lên ngân hàng thương mại khi không thể nào giải quyết được bài toán về vốn.
Về chính sách tài khóa, trọng tâm nhất là phải xem lại cân đối thu chi. Phải giảm cho được chi thường xuyên bằng các biện pháp; trong đó có cải cách hành chính.
Phó hiệu trưởng Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Trần Hoàng Ngân: Nâng cao chất lượng tăng trưởng
Việt Nam đã dành 5 năm (2011-2015) tập trung chủ lực cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Xuyên suốt mục tiêu đó, chúng ta đã tạo được ổn định kinh tế vĩ mô cho tới ngày hôm nay. Với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định như vậy sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2016 và những năm tiếp theo.
Trong năm 2015, tăng trưởng kinh tế đã tăng vượt so với chỉ tiêu đề ra và đạt mức 6,68% (chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 6,2%). Với nền tảng đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 hoàn toàn có thể đạt mức 6,7%.
Trong quá trình phát triển, điều quan trọng nhất là phải làm sao nâng cao được chất lượng tăng trưởng và tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cũng trong 5 năm qua, chúng ta đã dành thời gian, trí tuệ cho việc hoàn thiện thể chế cơ chế thị trường, tạo lập được nền móng của thể chế vững chắc.
Cụ thể là Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, hoặc là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Từ đó, giúp ta có cơ sở về thể chế thúc đẩy cho quá trình tăng trưởng kinh tế tốt hơn trong giai đoạn tới.
Theo kế hoạch đã được Quốc hội thông qua về các chỉ tiêu kinh tế xã hội; trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,7%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 10%; tốc độ nhập siêu 5%. ... Các chỉ tiêu này là hoàn toàn khả thi; đồng thời Chính phủ đã đề ra 9 giải pháp mà phải triển khai quyết liệt.
Đặc biệt, lần này các giải pháp được đặt nặng vào các vấn đề xã hội; trong đó có đảm bảo an sinh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm tải y tế; tai nạn giao thông... Những vấn đề này đã được ghi vào Nghị quyết của Quốc hội.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đức Thụ: Nhiều nhân tố mới mang tính chất ổn định
Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội trong những năm gần đây, tôi thấy từ năm 2013 nền kinh tế đã phục hồi và có sự phát triển nhất định, tuy rằng sự phát triển này chưa thật bền vững. Biểu hiện rõ ràng nhất là tăng trưởng GDP của năm sau cao hơn năm trước, quý sau hơn quý trước; năng suất lao động cũng có sự tăng trưởng nhất định, hệ số ICO cũng có sự giảm xuống, như vậy đảm bảo được chất lượng nền kinh tế.
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông phát triển khá nhanh, cũng là điểm sáng so với 2010 theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hạ tầng giao thông của Việt Nam tăng 36 bậc; trong đó hạ tầng kinh tế nói chung tăng 24 bậc.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với đà tăng trưởng như hiện nay, năm 2016 sẽ có nhiều nhân tố mới mang tính chất ổn định và phát triển hơn. Chính vì vậy, tăng trưởng GDP năm 2016 ở mức 6,7% theo tôi là khả thi.
Tôi cũng khẳng định rằng kinh tế-xã hội 2016 sẽ có những đường nét phát triển tốt hơn, ổn định hơn và có chiều hướng hiệu quả hơn.
Theo NTD
Việt Nam là câu chuyện về tăng trưởng của châu Á Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng và ngày một đa dạng hơn. Các nhà kinh tế thuộc Khối Nghiên cứu toàn cầu của HSBC gọi Việt Nam là câu chuyện về tăng trưởng của châu Á. Công nghệ viễn thông phát triển như vũ bão là mảnh đất tốt cho...