‘Kinh tế Việt Nam cần một liều thuốc niềm tin’
Tồn kho, nợ xấu, khó vay vốn ngân hàng đang là những từ thường dùng để nói về khó khăn của doanh nghiệp. Nhưng theo giới chuyên gia và chính các doanh nhân, rủi ro lớn nhất lại nằm ở hai chữ niềm tin.
Cuối tuần trước, hội thảo quốc tế lớn về dự báo và chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của Tiến sĩ Patrick Dixon, người được biết đến như một trong những “bộ óc” quản trị hàng đầu thế giới. Trước hơn 300 trăm doanh nghiệp, nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam, phần trình bày của tiến sĩ Dixon được ví như “một làn gió lạc quan, thổi vào bầu không khí u ám” của nền kính tế. Chưa nghiên cứu sâu về Việt Nam, nhưng với cái nhìn của nhà tương lai học hàng đầu, vị chuyên gia này đã chỉ ra một loạt cơ hội từ những thách thức mà Chính phủ và doanh nghiệp đang gặp phải.
Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng Việt Nam đang có nhiều cơ hội ngay trong khủng hoảng. Ảnh:Nhật Minh
Chuyên gia này không xem nặng việc GDP, thu nhập đầu người tăng chậm, chuyện doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà”. Bởi theo ông bản thân trong những thách thức đó đã ẩn chứa nhiều cơ hội, chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia mạnh hơn về nguồn lực, uy tín nhưng không thân thuộc thị trường và không có khả năng quyết định nhanh như các doanh nghiệp nội địa.
Tiến sĩ Dixon cũng nhận định rằng nhìn từ bên ngoài, Việt Nam vẫn là một câu chuyện đáng ngưỡng mộ với thành tích tăng xuất khẩu tới 24,2% trong năm qua, trong khi Trung Quốc chỉ tăng 7,6%, Indonesia và Philippines là 6,9 và 5,2% trong khi Thái Lan giảm 3,9%.
> Patrick Dixon lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, từ những gì mắt thấy, tai nghe, chuyên gia kinh tế này nhận định rằng tại Việt Nam hiện nay, người ta đang nói quá nhiều về suy thoái. Cộng với một số chính sách chưa thật sự nhất quán đã khiến nhiều doanh nghiệp và người dân trở nên thiếu niềm tin vào nền kinh tế. “Việt Nam đang trong giai đoạn rất dễ mất lòng tin. Khi tôi ra thị trường, cảm nhận này là rất lớn”, Tiến sĩ Dixon phát biểu.
Video đang HOT
Theo khảo sát của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trong năm 2012 chỉ đạt 33%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 47% của năm 2011 và trung bình trên 70% của những năm trước.
Thất vọng ở kết quả kinh doanh hiện tại, theo vị chuyên gia này đã khiến nhiều doanh nghiệp, kể cả trong nước lẫn khu vực FDI mất niềm tin cũng như mong muốn mở rộng đầu tư trong tương lai, dù đang là những công ty rất có tiềm năng. Trong khi đó, do lo lắng về triển vọng kinh tế sẽ có chiều hướng xấu hơn, người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu, vì thế càng gây khó cho doanh nghiệp.
Ngay sau hội thảo này, vấn đề niềm tin lại một lần nữa được đặt ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ( VBF) ngày 3/12. Theo ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, bên cạnh những âu lo về thị trường, quan ngại của doanh nghiệp còn đến từ những chính sách của cơ quan quản lý.
“Trước bối cảnh suy thoái, nhiều chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ cũng như những “gói giải cứu” đã được tuyên bố, nhưng không đủ liều”, đại diện này nhận định. Đặt câu hỏi về việc doanh nghiệp đang cần gì nhất tại thời điểm này, nhiều đại biểu cho rằng đó là việc lấy lại niềm tin. “Niềm tin chỉ có thể đến từ sự minh bạch, nhất quán và kịp thời chính sách. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự kịp thời là rất quan trọng bởi với độ trễ trong thực thi, nhiều doanh nghiệp đã không còn tồn tại đề chờ chính sách thay đổi”, ông Trần Anh Vương lưu ý.
Tại diễn đàn VBF, đại diện các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho rằng quá trình gây dựng lại niềm tin nên được bắt đầu từ chính cơ quan quản lý với những quyết định nhất quán và mau lẹ, tập trung cho các nhiệm vụ dài hơi như tái cơ cấu nền kinh tế, thay vì chỉ tập trung tháo gỡ các khó khăn trước mắt, thông qua chính sách tiền tệ hay tài khóa.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần được vực dậy niềm tin. Ảnh: NYTimes
Cũng có chung quan điểm này, Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng phần lớn các chính phủ thường có xu hướng đánh giá thấp quy mô cũng như tác động của các cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đầu, nhưng lại phản ứng thái quá khi các vấn đề bắt đầu lan rộng. Chính những bất cập này, trong nhiều trường hợp, đã tác động xấu đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. “Với trường hợp của Việt Nam, tôi tin nếu các nhà quản lý có thể cải thiện hơn nữa việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào nền kinh tế, các bạn có thể vượt qua khúc quanh này”, nhà tương lai học này nhận định.
Ở góc độ vi mô, Tiến sĩ Dixon cho rằng đây là thời điểm mà các chủ doanh nghiệp phải tự lấy lại niềm tin và tìm ra cơ hội: “Kinh doanh, dù thề nào đi nữa vẫn là dựa trên lòng tin. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải hiện thực hóa các cam kết của mình. Do đó, bạn chỉ được phép bán chính những gì mà bạn tin tưởng”, chuyên gia này phân tích.
“Việt còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Những khách sạn chưa kín chỗ, sân bay dư công suất. Đừng nhìn đó là bi kịch, đó là cơ hội cho du lịch. Việt Nam cũng ở cạnh Trung Quốc, một xã hội đang giàu lên và có nhu cầu rất cao về tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ…”, Tiến sĩ Dixon lấy ví dụ.
“Tôi nghĩ điều quan trọng với các bạn lúc này là một liều thuốc niềm tin”, ông nói thêm.
Theo VNE
Cả nước đang "tồn kho" hơn 16.000 căn hộ chung cư
Hàng tồn kho cả nước hiện nay có khoảng hơn 16 nghìn căn hộ chung cư, hơn 4 nghìn nhà thấp tầng và gần 26 nghìn m2 nhà văn phòng cho thuê. Người dân đang cần những căn hộ có diện tích và giá cả vừa phải.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, hiện nay cả nước có khoảng 2.400 dự án (theo thống kê của 44 tỉnh, thành) và có xấp xỉ khoảng 71 nghìn ha đất cho bất động sản. Trong đó, riêng Hà Nội có 368 dự án với khoảng 20 nghìn ha cho bất động sản, những dự án đang triển khai chiếm khoảng 40% tức là 8 nghìn ha với 233 dự án.
Hàng tồn kho cả nước hiện nay có khoảng hơn 16 nghìn căn hộ chung cư, hơn 4 nghìn nhà thấp tầng và gần 26 nghìn m2 nhà văn phòng cho thuê. Như vậy, sản phẩm bất động sản chủ yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao, còn sản phẩm bất động sản cho người thu nhập thấp, những đối tượng xã hội thì rất ít.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhận định, cơ cấu sản phẩm bất động sản đang rất bất hợp lý bởi thị trường thiếu những căn hộ có diện tích vừa, nhỏ, giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân với khả năng thanh toán của một nền kinh tế có mức thu nhập bình quân hơn 1.300 USD/đầu người.
Những căn hộ có diện tích vừa, nhỏ, giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân vẫn là tiềm năng của thị trường (ảnh minh họa)
Trước đó, tại buổi đối thoại của Bộ Xây dựng với các doanh nghiệp ngành xây dựng - bất động sản (BĐS) khu vực Hà Nội diễn ra hồi cuối tháng 10, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã khẳng định, chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội chính là trợ giúp của nhà nước với thị trường BĐS.
Theo Bộ trưởng, vì nhà ở thương mại phải nộp tiền sử dụng đất, còn nhà ở xã hội không phải nộp tiền sử dụng đất. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải quyết liệt, chuyên nghiệp trong cơ cấu lại sản phẩm.
Cụ thể, đối với dự án đã đầu tư hạ tầng thì cần điều chỉnh dự án, để tăng cơ cấu nhà ở xã hội, không phải là 20% nữa mà là 100% nhà ở xã hội. Bộ trưởng cho rằng, để làm được việc này rất cần chính quyền, các ngành phải cùng vào cuộc.
Điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là "gốc" để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Nhưng cần điều chỉnh thật nhanh, nếu để 1 năm mới điều chỉnh xong dự án, đi lại nhiều lần, doanh nghiệp còn khó khăn hơn.
Hiện nay, những căn hộ đang "ế" nên xem xét cân nhắc, cho phép điều chỉnh, chia nhỏ căn hộ. Thị trường phải hướng vào người tiêu dùng. Người dân đang cần những căn hộ có diện tích vừa phải, giá vừa phải.
Theo Dantri
Khó thống kê nợ xấu "tín dụng đen" trong cộng đồng doanh nghiệp Số nợ xấu mà doanh nghiệp đang nợ ngân hàng còn có thể thống kê được, còn số nợ xấu mà doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các công trình nhà nước còn nợ doanh nghiệp thì rất khó thống kê. Trị giá tài sản doanh nghiệp giảm xuống, dẫn đến tài sản đảm bảo cầm cố cho các khoản vay không còn đủ...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an thành phố Hà Nội điều tra vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Tai nạn liên hoàn container 'kẹp' xe tải trên cầu Phú Mỹ

Cho bán ngay tang vật nếu không có nơi bảo quản?

Tuần điên cuồng của giá vàng: Người mua lỗ 8 triệu đồng sau một ngày

Từng bước tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân

Bác sĩ chỉ ra điều nguy hiểm nhất của sữa giả

TP.HCM bắn pháo hoa rực rỡ sông Sài Gòn 50 năm đất nước thống nhất

Cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Vụ giáo viên thắng kiện huyện: Hơn 3 năm vẫn chưa được bồi thường

Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

38 khối quân đội, công an lần đầu hợp luyện diễu binh ở TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Thủ đoạn của 4 đối tượng sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất
Pháp luật
06:45:21 21/04/2025
Lisa tại Coachella 2025: Vũ đạo và giọng hát là tâm điểm tranh cãi
Nhạc quốc tế
06:41:08 21/04/2025
Ngọc nữ Hàn Quốc bị bạn diễn ép "ngủ để tăng cảm xúc": Giải nghệ vì tổn thương, nhan sắc hiện tại gây sốc
Hậu trường phim
06:28:56 21/04/2025
Nữ minh tinh mang thai 8 tháng bị sát hại dã man
Sao âu mỹ
06:22:38 21/04/2025
Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan
Lạ vui
06:22:02 21/04/2025
Đã đến thời nghệ sĩ lên livestream bán hàng còn chăm hơn lên sân khấu diễn!
Sao việt
06:16:39 21/04/2025
Sedan hạng B dưới 600 triệu: Hyundai Accent vượt Honda City, bám sát Toyota Vios
Ôtô
06:14:18 21/04/2025
Phong ba bão táp cũng không thể lung lay bộ phận có giá 182 tỷ của Lisa (BLACKPINK) ở Coachella!
Sao châu á
05:53:36 21/04/2025
Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng Rett
Sức khỏe
05:37:08 21/04/2025
Xem phim "Sex Education", tôi thảng thốt vì lỗi sai nghiêm trọng biến con trai thành kẻ "ngáo quyền lực": Càng theo đuổi điều này, hậu quả càng tai hại
Góc tâm tình
05:22:22 21/04/2025