Kinh tế Việt Nam 2016 – Tìm cơ hội trong thách thức
Năm 2015, với mức tăng 6,68%, vượt xa con số 6,2% dự báo, GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm.
Những bước tiến của kinh tế Việt Nam trong năm qua được các định chế tài chính thế giới ghi nhận và đánh giá cao.
Thời điểm vàng tái cơ cấu
Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB)tại Việt Nam nhận định: “Nguồn cầu nội địa mạnh, hoạt động xuất khẩu mạnh, lạm phát thấp và niềm tin thị trường cải thiện đã tạo nền móng vững chắc cho tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn”. Bà Victoria Kwakwa cũng cho rằng, đây là thời điểm vàng để Việt Nam củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tái xây dựng những biện pháp “giảm xóc” cho kinh tế thông qua cân bằng tài khóa và đối phó với những yếu kém tồn tại trong ngành ngân hàng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick tại lễ ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
Theo Báo, dù tốc độ tăng trưởng của nhiều quốc gia trên thế giới năm 2015 bị kéo lùi từ viễn cảnh “u ám” của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế châu Á vẫn duy trì tăng trưởng mạnh với đồng nội tệ ổn định. Thứ nhất, Việt Nam đã tận dụng giá dầu thế giới giảm sâu để nhập khẩu các nguyên liệu thô với giá thấp, với kim ngạch nhập khẩu tăng 12% trong năm nay. Thứ hai, Ngân hàng T.Ư Việt Nam cũng can thiệp kịp thời việc điều chỉnh giảm giá VND ở mức hợp lý, thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thêm 8% trong năm qua. Thứ ba, lượng đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh là yếu tố then chốt cho các thành quả kinh tế năm 2015. Theo các chuyên gia, nguồn nhân lực giá rẻ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn so với thị trường lớn”hàng xóm” là Trung Quốc. Nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, từ Nike, Microsoft tới Intel đã chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tiết kiệm chi phí. Một khảo sát gần đây cho thấy, 57% các công ty của Mỹ đánh giá Việt Nam là điểm đầu tư hàng đầu.
Chưa vội mừng
Nhìn vào những số liệu tăng trưởng, kinh tế Việt Nam đang trên đà vững mạnh, tuy nhiên, những chiếc barrie vẫn tồn tại trên con đường tăng trưởng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp, ngân hàng.
Theo Nikkei Asia Review, các tổ chức quốc tế đã công nhận những tiến bộ tích cực của kinh tế Việt Nam. Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam gần đây được hãng đánh giá Fitch Ratings nâng lên 3 bậc, đồng thời nâng mức đánh giá tín dụng từ ổn định lên tích cực. Bên cạnh đó, Standard & Poor cũng nâng mức tín nhiệm của Việt Nam lên BB – trong khi Moodys nâng lên B1 hồi cuối tháng 11.
Bốc xếp xuất khẩu gạo tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình Huệ
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nikkei Asia Review cũng khẳng định, ngành ngân hàng Việt Nam, dù đang được tái cơ cấu vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ các ngân hàng quốc doanh, trong khi các DN vừa và nhỏ tiếp tục gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Việt Nam đã gia tăng vay nợ từ đầu năm 2003 cho đến năm 2010 với mức tăng trưởng tín dụng từ 48% GDP lên mức đỉnh 125% GDP. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 đã đạt mức 4:1, trong khi mức 1:1 đã được đánh giá là không hiệu quả. Tình trạng tín dụng tăng cao đã khiến tỷ lệ lạm phát tăng theo, nền kinh tế trở nên quá “ nóng” và Ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp cứng rắn như tăng lãi suất và hạn chế mở rộng cho vay.
“Đón sóng” cơ hội
Năm 2015, đánh dấu xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu “phẳng” khi các quốc gia sôi động liên kết, hợp tác thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.
Bên cạnh các FTA của Việt Nam với các thị trường Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), phải kể đến Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các bên tham gia đại diện cho 40% GDP toàn cầu, theo đó, ngay khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ khoảng từ 78 – 95% số dòng thuế nhập khẩu vào Việt Nam. “Hiệp định TPP sẽ không chỉ mở cửa cho các thị trường mà còn là mỏ neo đánh dấu cho một giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo của Việt Nam” – ông Sandeep Mahajan – nhà kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định.
Theo báo cáo WB đưa ra hồi tháng 12, với việc có GDP thấp nhất trong 12 nước nội khối TPP, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đặc biệt, nhất là những ngành hàng cần lượng nhân công lớn. Về khía cạnh kinh tế, TPP có khả năng thúc đẩy Việt Nam tăng GDP thêm 8%, kim ngạch xuất khẩu thêm17% trong 2 thập kỷ tới. Hiện, Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 7 của thị trường Việt Nam. Hiệp định TPP có khả năng mở đường để nền kinh tế hàng đầu thế giới này trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tuy nhiên tới nay, lộ trình hoàn thành văn kiện và có hiệu lực của hầu hết các hiệp định nói trên chưa hoàn thành. Do đó, trong giai đoạn tới là lúc kinh tế Việt Nam chuyển mình, mạnh mẽ hơn để có thể “đón sóng” cơ hội từ những “con tàu lớn” này.
Theo Kinh Tế Đô Thị
'Không thay đổi, Việt Nam sẽ làm thuê cho thế giới'
Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn ở đẳng cấp thấp. Campuchia và Lào đã vượt mặt.
Mặc dù thừa nhận kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu nhưng các đại biểu tham dự diễn đàn "Tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam (VN)" do Viện Kinh tế VN tổ chức ngày 19-11 đều chung nhận định: Kinh tế VN vẫn tụt hậu, đang ở đẳng cấp thấp.
Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ, Việt Nam xuất khẩu làm thuê
Dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng, Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên tổng kết: "Hiện nay Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ sang VN, còn VN chủ yếu xuất khẩu lao động làm thuê sang Hàn Quốc. Đây là một hình ảnh đáng giá để nói về sự tụt hậu của VN 30 năm qua".
Theo ông Thiên, 30 năm, Hàn Quốc thay đổi chân dung quốc gia rất nhanh, còn VN vẫn là hình ảnh quốc gia xuất khẩu lao động. Dẫn lời GS Trần Văn Thọ, ông Thiên cho rằng: "Dù xuất khẩu đẳng cấp thấp nhưng vẫn đang được nhiều người coi là thành công, song nếu cứ tiếp tục định hướng này thì VN sẽ là quốc gia đi làm thuê cho toàn thế giới".
Đồng tình, TS Vũ Tuấn Anh, chuyên gia cao cấp của Viện Kinh tế VN, chỉ ra một nghịch lý khác: VN xuất khẩu lao động được đào tạo sang các nước Trung Đông, Hàn Quốc, Đài Loan... nhưng lại nhập khẩu lao động cơ bắp vào VN. Điển hình là lao động Trung Quốc tại những công trình do Trung Quốc làm tổng thầu ở Hà Tĩnh, Tây Nguyên.
Ở khía cạnh khác, TS Vũ Tuấn Anh nhận xét năng suất của lao động VN có tốc độ tăng trưởng rất chậm, thua kém nhiều nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
"Năng suất lao động của chúng ta đứng ở mức thấp nhất khi so sánh với một số nước châu Á và chỉ đóng góp 20% vào sự tăng trưởng trong nhiều năm qua" - ông Tuấn nêu thực trạng.
Còn GS Nguyễn Quang Thái - Hội Kinh tế VN thì nhìn nhận năng suất lao động VN kém chủ yếu do cơ cấu kinh tế lạc hậu, dẫn đến lao động làm việc ở khu vực năng suất thấp quá đông. "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đạt yêu cầu và không phù hợp với tiềm năng kinh tế của VN" - ông Thái bình luận.
Việc nâng tỉ lệ nội địa hóa ngành ô tô sản xuất trong nước coi như bị phá sản. Ảnh: CTV
"Xin đừng tô hồng Việt Nam"
GS Nguyễn Quang Thái kể: Tuần trước, ông làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới. Họ khen ngợi và đánh giá VN rất cao.
Đáp lại những lời khen này, ông Thái nói: "Cám ơn các bạn đã yêu quý VN nên đã tô hồng VN quá nhiều. Các bạn muốn để VN tiến lên, có khát vọng tăng trưởng thì các bạn nên nói rõ những khuyết điểm, những mặt còn yếu kém".
Dưới góc nhìn của ông Thái, VN hiện đã tụt hậu và có những khía cạnh tụt hậu rất xa so với thế giới. "Chúng ta xuất khẩu được 150 tỉ USD nhưng để xuất khẩu được chừng này thì lại phải nhập khẩu nguyên liệu rất nhiều. Chúng ta đã làm nhân đạo rất tốt là... xuất khẩu hộ các nước khác!" - ông Thái tỏ vẻ ngậm ngùi.
Lấy ví dụ về xuất khẩu gạo, GS Thái nói VN xuất khẩu gạo được 3 tỉ USD nhưng dành ra tới 3,8 triệu ha để trồng lúa. "Chúng ta đang thích định lượng và thích sự ổn định về số lượng, không quan tâm đến chất lượng nên gạo của VN không có thương hiệu".
Dẫn ra một con số khác, TS Vũ Tuấn Anh chỉ ra VN xuất khẩu gạo được 3 tỉ USD nhưng lại nhập khẩu tới 4 tỉ USD ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi.
Từ đây các đại biểu cho rằng nền nông nghiệp của VN cũng tụt hậu như đặc trưng chung của nền kinh tế. TS Lê Xuân Bá, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, phát biểu: "Nền nông nghiệp VN không chỉ lạc hậu mà còn là nền nông nghiệp bẩn, đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn".
Theo ông Lê Xuân Bá, nếu không khắc phục được tình trạng này, nền nông nghiệp Việt chẳng những không tận dụng được cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, mà còn bị những thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế nhấn chìm.
Mai mốt có còn đi vay được không?
Lấy ví dụ về sự phát triển của hạ tầng VN, TS Vũ Tuấn Anh nhận xét hạ tầng đã có những thay đổi rất nhanh. Có điều cơ sở hạ tầng đó có được là nhờ VN đi vay.
"Trong tương lai, chúng ta có còn đi vay được nữa không? Nếu không thì chúng ta sẽ xử lý bài toán hạ tầng thế nào?" - ông Anh lo lắng. Ông cũng cho rằng nếu nói về tốc độ tăng trưởng, VN thuộc loại có tốc độ tăng trưởng cao. Thế nhưng chúng ta vẫn ở một đẳng cấp thấp so với các quốc gia khác. Hiện nay Campuchia và Lào cũng đã vượt VN.
"Niềm tự hào tốc độ tăng trưởng nhanh cũng chưa đủ để giúp chúng ta tiến lên" - ông Anh nhìn nhận.
Vạch ra lý do, TS Vũ Tuấn Anh nói VN hiện tăng trưởng nhờ vào vốn (60%), mà chủ yếu là nhờ đầu tư nước ngoài. Công nghệ rất lạc hậu, còn việc chuyển giao công nghệ chủ yếu là nhờ các tập đoàn lớn của nước ngoài.
Trong khi các doanh nghiệp của chúng ta chỉ chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới rất ít. "Nếu cứ đà này thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chiếm lĩnh toàn bộ nền công nghiệp VN. Nếu một nền kinh tế với công nghệ lạc hậu, rệu rã thì có thể phát triển được hay không?" - ông Anh đặt vấn đề.
Để tăng trưởng bền vững và có hiệu quả, GS Thái đề nghị cần phải xem lại chính sách đầu tư của VN. "Tiền trong túi ít thì phải dè xẻn, phải tính toán sao cho hiệu quả. Nhưng đáng tiếc là chúng ta chưa quan tâm đến điều này" - GS Thái nói.
Đi vào cụ thể hơn, TS Dương Đình Giám nói: "Tư duy tỉnh này có nhà máy thép, tỉnh kia cũng phải có, tỉnh này có xi măng, tỉnh kia cũng đầu tư, không chịu kém đã làm lãng phí nguồn lực để phát triển".
Bị ràng buộc bởi "vòng kim cô" Chúng ta phải chú ý đến những bài học không thành công. Do khách quan, VN không có một mô hình, một chủ thuyết phát triển rõ ràng. Sự đổi mới kinh tế cũng chưa chú ý đến chất lượng. Người VN thích tranh luận. Chúng ta 30 năm nay vẫn đang tranh luận với nhau về kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo. Cuộc tranh luận này vẫn chưa kết thúc. Những quan điểm hiện đại như kinh tế tri thức, kinh tế xanh, quốc gia khởi nghiệp, chúng ta cũng đã tranh luận 15 năm nay mà không rõ nội hàm của nó là gì. Chúng ta vẫn bị ràng buộc bởi nhiều vòng kim cô, mãi không thoát ra được. Chúng ta đang luẩn quẩn với những triết lý, chẳng hạn như cái chung hay cái riêng mang tính quyết định. Nguyên Phó Thủ tướng VŨ KHOAN Theo ông Lê Xuân Bá, ngành ô tô, tỉ lệ nội địa hóa với mục tiêu 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010 với xe thông dụng đã bị phá sản. Bởi hiện nay ngành này mới chỉ đạt có 7%-10% với xe con và 50% xe khách và tải nhẹ. Như vậy VN đang tụt hậu so với chính mục tiêu chúng ta đề ra.
CHÂN LUẬN
Theo_PLO
Cơ hội đầu tư cổ phiếu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV sẽ bán 3,47% vốn (tương đương 77.804.122 cổ phần) ra công chúng. Mức giá khởi điểm là 11.800 đồng/CP Cơ hội đầu tư cổ phiếu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã được ACV giới thiệu sáng nay (19/11) tại Hà Nội. Đây là sự kiện được các nhà đầu tư quan tâm khi có tới trên 300 tổ...