Kinh tế Trung Quốc trước bước ngoặt lớn
Trung Quốc đang đứng trước lựa chọn không dễ dàng về chiến lược tăng trưởng kinh tế trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 lần thứ 13, đó là sẽ quyết định ưu tiên cho tăng trưởng như những năm qua hay là cải cách.
Tăng trưởng “ nóng” thời gian dài đã khiến kinh tế – xã hội Trung Quốc tích tụ nhiều bất ổn
Hội nghị Trung ương 5 khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 26 đến 29-10 tại Thủ đô Bắc Kinh được cho là có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đông dân nhất thế giới này trong tương lai. Hội nghị này sẽ quyết định các chỉ tiêu lớn của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2016-2020, còn gọi là “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13″.
Việc Hội nghị Trung ương 5 xác định các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của kế hoạch phát triển 5 năm tới sẽ quyết định tới chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc trong tương lai. Nếu đặt mục tiêu tăng trưởng tiếp tục cao trên 7% như hơn 20 năm qua, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục thực thi các chính sách để phục vụ tốc độ tăng trưởng nóng; song trong trường hợp hạ tăng trưởng xuống dưới mốc 7%, nước này sẽ tập trung vào cải cách nhằm giải quyết các bất ổn cả về kinh tế và xã hội.
Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao nhằm cứ sau 10 năm lại tăng gấp đôi GDP, Trung Quốc đã dồn mọi nguồn lực cho ưu tiên số 1 là tăng trưởng nhanh nhất có thể. Kinh tế tăng trưởng hơn 7%/năm suốt hơn 20 năm liên tục, trong đó nhiều năm ở mức 8-9%, đã đưa Trung Quốc lần lượt vượt các “ông lớn” như Đức, Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thực thi chính sách ưu tiên tăng trưởng kinh tế nóng trong thời gian dài, Trung Quốc đã tích tụ ngày càng nhiều các nhân tố bất ổn không chỉ với kinh tế mà đáng lo ngại hơn là với xã hội. Điển hình là chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường gia tăng tới mức có thể gây bùng nổ xã hội hay bong bóng bất động sản, chứng khoán đầy lo ngại…
Những bất ổn về kinh tế – xã hội hiện nay của Trung Quốc đã lớn tới mức không thể không sớm giải quyết và Hội nghị Trung ương 5 chính là nơi sẽ đưa ra quyết sách lớn nhất, quyết định tới sự phát triển của cường quốc đang trỗi dậy này trong tương lai. Song đưa ra quyết định tiếp tục duy trì tăng trưởng nóng hay giảm tăng trưởng để tập trung cải cách nhằm giải quyết các nhân tố bất ổn đều không dễ dàng.
Giới quan sát đưa ra hai “kịch bản” tăng trưởng tại Hội nghị Trung ương 5, theo đó “kịch bản” tăng trưởng thấp dưới 7%/năm, cụ thể là đặt mục tiêu 6,5 – 7%/năm và “kịch bản” tăng trưởng cao hơn 7% mỗi năm. Đặt mục tiêu tăng trưởng thấp 6,5 – 7%, Trung Quốc có điều kiện để san sẻ bớt các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề nóng bỏng như: ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo…
Tuy nhiên, theo chiến lược phát triển 10 năm thông qua trước đó, Trung Quốc đã đề ra tăng gấp đôi GDP trong thời gian 2011-2020 nhằm đạt được mục tiêu lớn là đưa Trung Quốc trở thành “xã hội thịnh vượng” vào năm 2020. Nay nếu giảm mục tiêu tăng trưởng trong kế hoạch 5 năm 2016-2020, Trung Quốc có thể không hoàn thành mục tiêu “xã hội thịnh vượng” sau 5 năm nữa.
Việc Trung Quốc chọn ưu tiên tăng trưởng hay cải cách sẽ được sáng tỏ khi Hội nghị Trung ương 5 kết thúc vào ngày 29-10 tới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế nước này sẽ có bước ngoặt lớn bởi mục tiêu tăng trưởng 6,5 – 7% trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13.
Theo_An ninh thủ đô
Nhà đầu tư thế giới hồi hộp chờ Trung Quốc công bố kế hoạch 5 năm
Các nhà đầu tư toàn cầu sẽ theo dõi sát sao diễn tiến cuộc họp của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quôc vào ngày 26.10 tới vì đây là dịp Bắc Kinh công bố kế hoạch phát triển kinh tế.
Người dân Trung Quôc dạo bước trong bầu trời mờ mịt khói mù ô nhiễm tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh - Anh: Reuters
Hãng tin CNBC (Mỹ) ngày 23.10 cho biết các quan chức cấp cao Trung Quốc đang chuẩn bị cho Hội nghị toàn thể lần thứ 5 (Hội nghị Trung ương 5), kéo dài từ ngày 26 đến 29.10. Đây là một kỳ họp thường niên quan trọng của đảng Cộng sản Trung Quốc để bàn về kế hoạch 5 năm lần thứ 13.
Nghị trình kỳ này được cho là sẽ tập trung vào báo cáo dài khoảng 100 trang về các đề xuất phát triển kinh tế chủ đạo cho khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2020 của Trung Quốc.
Báo cáo này bao gồm cả các mục tiêu về tính hiệu quả, chẳng hạn như "xây dựng một xã hội thịnh vượng vừa phải trước năm 2020", lẫn các mục tiêu về kinh tế và môi trường.
CNBC nhận định nhà đầu tư toàn cầu sẽ rất quan tâm đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường niên của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức 6,5% trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 tại hội nghị lần này, tức thấp hơn so với mục tiêu 7% đã được đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và so với mục tiêu 7,5% trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11.
"Nếu mục tiêu tăng trưởng kỳ này được đặt ở mức 6,5%, điều đó có nghĩa chính phủ Trung Quốc sẽ chịu để kinh tế tăng trưởng chậm lại nhằm rộng chỗ cho cải tổ hệ thống. Trong trường hợp này, chúng tôi dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ bớt đưa ra các biện pháp kích cầu", theo phân tích của tập đoàn tài chính Deutsche Bank (Đức).
"Còn nếu mục tiêu được thiết lập ở mức 7%, chúng tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phải duy trì tình trạng nới lỏng chính sách và tiếp tục cải cách", Deutsche Bank bình luận.
Đây là kế hoạch 5 năm lần đầu tiên của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình và nó được đưa ra trong bối cảnh kinh tế nước này được dự đoán sẽ suy yếu hơn nữa.
"Kế hoạch lần này thể hiện Trung Quốc sẽ hứng chịu một &'cú hạ cánh khó khăn' trong giai đoạn 2016-2020, bị trì trệ hay hồi phục nhờ các biện pháp cải cách lớn", tập đoàn tài chính Barclays (Anh) nhận định.
"Do đó, tăng trưởng, tái cân bằng, cải tiến, tự do hóa và môi trường sẽ là các vấn đề chủ đạo trong kế hoạch 5 năm kỳ này", Barclays dự đoán.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Rối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Thủ tướng Trung Quôc Lý Khắc Cường khẳng định nước này chưa từng tuyên bố kinh tế phải tăng ở mức 7% trong năm nay, trong khi một quan chức cấp cao Ngân hàng Trung ương nước này thì nói ngược lại. Thu tương Trung Quôc Lý Khắc Cường - Anh: AFP Phát biểu của ông Lý được đưa ra ngay khi ông...