Kinh tế Trung Quốc suy yếu nhanh hơn trong tháng 12
Chỉ số sản xuât PMI của Trung Quôc trong tháng 12 là 48,2 điểm, giảm từ 48,6 điểm trong tháng 11, và đây là tháng thứ mười liên tiếp chỉ số này đi xuống.
Công nhân làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quôc – Anh: Reuters
“Số liệu cho thấy nhu cầu đơn hàng cả trong và ngoài Trung Quốc đều yếu kém, với số lượng doanh nghiệp xuất khẩu mới giảm sút lần đầu tiên trong vòng 3 tháng tính đến tháng 12″, theo báo cáo của tạp chí tài chính Tài Tân (Trung Quốc).
“Hậu quả là các nhà sản xuất Trung Quốc đã phải tiếp tục cắt giảm nhân sự và giảm thiểu hoạt động mua bán”, Tài Tân cho hay.
PMI (Purchasing Managers’ Index) là chỉ số tổng hợp dùng để đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất.
Chỉ số này được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng biệt đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.
Video đang HOT
PMI dưới 50 điểm cho thấy nền kinh tế, sản xuất nhìn chung giảm sút; trên 50 điểm có nghĩa là phát triển.
Giới phân tích đã gia tăng lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc khi nước này chuyển hướng tập trung từ sản xuất sang dịch vụ. Trung Quốc hiện ngập trong nợ nần, lĩnh vực tín dụng đen bùng nổ, thị trường bất động sản cho thấy có hiện tượng bong bóng và các ngành công nghiệp chủ đạo đang chững lại.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 3 đã giảm xuống mức 6,9% và đây cũng là lần đầu tiên mức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nằm dưới 7% tính từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2015 dự kiến sẽ ở mức 6,8%, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi tháng 10. IMF cũng dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2016, vào khoảng 6,3%.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 'hợp lý' trong năm 2016
Bộ Chính trị Trung Quốc vừa cho hay nước này sẽ giữ tăng trưởng kinh tế trong phạm vi hợp lý vào năm 2016.
Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các lãnh đạo Trung Quốc, trong một cuộc họp trước thềm hội nghị bàn thảo chương trình nghị sự, vừa cho hay sẽ giữ cho tăng trưởng kinh tế đất nước ở "phạm vi hợp lý" trong năm 2016 bằng cách tăng nhu cầu trong nước và thực hiện nhiều cải tiến ở phía cung.
"Trong khi mở rộng nhu cầu một cách thích hợp, nhiều nỗ lực sẽ được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống cung cấp", Tân Hoa xã viết. Năm 2016, Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn để giúp đỡ các doanh nghiệp giảm chi phí, giải quyết bất động sản tồn kho và phòng ngừa rủi ro tài chính. Chính phủ nước này cũng sẽ thúc đẩy các thương vụ mua bán và sáp nhập trong năm sau.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây cũng cam kết sẽ chú ý về "phía cung" để tạo ra nhiều động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, trong khi đó, vẫn giải quyết chuyện dư thừa công suất nhà máy và những công ty "xác sống".
Các con số nào sẽ được giới lãnh đạo Trung Quốc xem là hợp lý vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, cuộc họp hôm 14.12 cũng phát tín hiệu cho thấy Hội nghị Kinh tế Trung ương hằng năm, nơi mà các nhà hoạch định chính sách Đại lục sẽ vạch ra đường hướng, kế hoạch cải cách và mục tiêu cho nền kinh tế nước nhà năm 2016, nên được diễn ra sớm.
Hồi năm 2014, Bộ Chính trị Trung Quốc họp ngày 5.12 và hội nghị kinh tế quan trọng trên được tổ chức từ ngày 9 đến 11.12.
Bắc Kinh đã và đang chật vật để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 7% trong năm nay. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc phải đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm không dưới 6,5% trong vòng 5 năm tới để năm 2020, đạt mục tiêu tăng gấp đôi GDP và thu nhập bình quân đầu người so với năm 2010.
Hôm 15.12, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận định mức tăng trưởng sụt giảm mạnh của Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu.
Nếu GDP Trung Quốc tăng trưởng 2,3% trong giai đoạn năm 2016-2018, đó sẽ là yếu tố "làm gián đoạn thương mại toàn cầu và cản trở tăng trưởng, gây ra hiệu ứng dây chuyền cho các thị trường mới nổi và doanh nghiệp đa quốc gia. Đổi lại, điều này sẽ giữ lãi suất ngắn hạn và giá cả hàng hóa thấp hơn trong thời gian dài".
Tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo sẽ vào khoảng 3,1% vào năm 2017, theo Oxford Economics.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc ngậm 'trái đắng' khi ngành than đá lụi tàn Hàng trăm thợ mỏ người bám đầy bụi xuất hiện sau một ngày đào than đá, loại nguyên liệu từng góp phần vào sự bùng nổ kinh tế Trung Quôc và đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng tại nước này. Vẻ mặt thẫn thờ của một thợ mỏ khai thác than đá tại thành phố Đại Đồng...