Kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất trong 17 năm bất chấp cấm vận
Nền kinh tế Triều Tiên trong năm 2016 đạt tốc độ phát triển nhanh nhất trong vòng 17 năm qua, bất chấp các lệnh trừng phạt liên tiếp của cộng đồng quốc tế nhằm kìm hãm chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Người dân Triều Tiên tham gia lễ diễu binh tại quảng trường ở thủ đô Bình Nhưỡng (Ảnh: KCNA)
Reuters dẫn số liệu thống kê của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên trong năm 2016 tăng 3,9% so với năm 2015. Trước đó, nền kinh tế Triều Tiên bị sụt giảm do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán và giá hàng hóa xuống thấp.
Theo báo cáo của ngân hàng Hàn Quốc, GDP thực tế của Triều Tiên năm 2016 đạt mức 32.000 tỷ won (khoảng 28,5 tỷ USD). Trong khi đó, GDP cùng năm của Hàn Quốc đạt 1.508,3 nghìn tỷ won (tương đương 1,34 nghìn tỷ USD).
Theo đó, 2016 là năm kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1999 – khi nền kinh tế của nước này tăng 6,1%.
Thống kê của ngân hàng Hàn Quốc cho thấy xuất khẩu của Triều Tiên năm 2016 đạt mức tăng cao nhất kể từ sau mức tăng 11,8% hồi năm 2013. Tổng sản lượng xuất khẩu của Triều Tiên, không bao gồm trao đổi thương mại với Hàn Quốc, tăng 4,6% trong năm 2016, đạt 2,82 tỷ USD nhờ vào việc xuất khẩu các mặt hàng từ cá.
Trong khi đó, sản lượng nhập khẩu của Triều Tiên tăng 4,8%, đạt 3,73 tỷ USD, trong đó các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là sản phẩm công nghiệp và hàng dệt may.
Khai khoáng và sản xuất vẫn là hai ngành phát triển mạnh nhất trong nền công nghiệp Triều Tiên, chiếm khoảng 33,2% tổng sản lượng công nghiệp trong năm 2016.
Báo cáo của ngân hàng Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên giảm 87,7% trong năm 2016 do khu công nghiệp chung Kaesong giữa hai nước bị đóng cửa. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, chiếm 92,5% tổng kim ngạch thương mại của Bình Nhưỡng trong năm 2016.
Mặc dù Triều Tiên không công bố các số liệu về kinh tế nhưng Ngân hàng Hàn Quốc vẫn duy trì việc cung cấp các dữ liệu về kinh tế Triều Tiên từ năm 1991 đến nay. Các dữ liệu này được đưa ra dựa trên các thông tin thu thập được từ các cơ quan của chính phủ, gồm Bộ Thống nhất Hàn Quốc và Cơ quan Tình báo Quốc gia.
Triều Tiên đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 đến nay liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hiện vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng sau một loạt vụ thử tên lửa của nước này.
Thành Đạt
Theo Dantri
Góc nhìn hiếm có về Triều Tiên từ ô cửa tàu hỏa
Nhiếp ảnh gia Xiaolu Chu của hãng ảnh Getty đã ghi lại những khoảnh khắc chân thật và bình dị về cuộc sống tại Triều Tiên khi ông ngồi trên chuyến tàu từ biên giới phía bắc tới thủ đô Bình Nhưỡng của nước này.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Xiaolu Chu đã bắt chuyến tàu đi qua một số khu vực tại Triều Tiên vào tháng 8/2015 để chụp những bức ảnh chân thực về đất nước này. Chia sẻ với Business Insider, Xiaolu Chu cho biết việc mang theo một máy ảnh hiện đại có thể khiến ông gặp rắc rối tại Triều Tiên vì người dân địa phương có thể báo tin cho cảnh sát.
Trước đó, nhiều khách du lịch tới Triều Tiên cũng đã được các nhân viên hải quan của nước này kiểm tra và hướng dẫn sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, hay các máy ảnh và thẻ nhớ theo đúng quy định.
Hầu hết các khách du lịch Trung Quốc muốn tới Triều Tiên đều đi bằng tàu hỏa qua thành phố Sinuiju nằm ở biên giới hai nước hoặc đáp chuyến bay tới thẳng thủ đô Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Chu lại chọn một hướng đi khác. Ông chọn điểm xuất phát từ Nga, sau đó vào Triều Tiên thông qua cảng Tumangang ở phía bắc nước này và đi tàu từ Tumangang tới Bình Nhưỡng.
Chuyến tàu chở Xiaolu Chu rốt cuộc đã bị hoãn lại do thời điểm này đang xảy ra căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. "May mắn là chúng tôi có cả một ngày để đi ra ngoài và chụp một vài bức ảnh về làng quê Triều Tiên", ông Chu nói.
Nhiếp ảnh gia của Getty đã chụp những ngôi làng và người dân sống ở khu vực quanh nhà ga Tumangang trong lúc hành trình bị hoãn.
Chân dung của hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il thường được treo ở những nơi trang trọng.
Hai em nhỏ Triều Tiên cõng nhau qua vũng nước.
Những ngôi nhà cũ kỹ ở khu vực gần nhà ga Tumangang
Ông Chu trải qua một đêm ở Tumagang trước khi lên tàu vào sáng ngày hôm sau.
Một sĩ quan hải quan kiểm tra máy tính bảng của ông Chu trên tàu để đảm bảo rằng thiết bị này không gắn phần mềm định vị.
Sĩ quan hải quan cũng kiểm tra cả máy tính xách tay và máy ảnh của ông Chu. Nhiếp ảnh gia cho biết sĩ quan Triều Tiên không gặp khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị này, ngoại trừ máy tính Macbook.
Một cậu bé thu hoạch ngô ở cạnh đường tàu.
Nhiều người sử dụng phương tiện xe đạp ở Triều Tiên.
Những đứa trẻ chơi đùa và bơi ở một con sông vào buổi chiều.
Những ruộng ngô ở Triều Tiên.
Bức ảnh chụp khi tàu dừng lại ở một nhà ga.
Những người lính Triều Tiên nghỉ ngơi cạnh đường ray tàu.
Một vài người dân địa phương đã trình báo cho cảnh sát về sự xuất hiện của ông Chu. "Một cảnh sát và một người lính đã chặn tôi lại để kiểm tra điện thoại di động. Tôi đã giấu hầu hết ảnh nhưng một vài bức vẫn bị xóa", ông Chu nói.
Trong khi đó, khách du lịch được khuyến khích chụp ảnh các nhóm sinh viên đang tham gia các hoạt động ngoài trời ở Triều Tiên. Trong ảnh: Các học sinh đang diễn tập để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên.
Ngoài ra, những bức ảnh chụp các cuộc tuần hành phản đối Mỹ và Hàn Quốc của sinh viên Triều Tiên cũng được khuyến khích.
Lính gác Triều Tiên làm nhiệm vụ trên một bốt cao.
Quang cảnh nhà ga tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Ảnh: Xiaolu Chu
Vì sao 6 "vòng kim cô" của Liên Hợp Quốc không thể cản bước Triều Tiên? Mặc dù bị Liên Hợp Quốc áp đặt liên tiếp 6 loạt trừng phạt từ lúc bắt đầu tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006, nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí và không có dấu hiệu dừng lại, thậm chí Bình Nhưỡng còn đạt được những bước tiến lớn qua từng năm. Vũ...