Kinh tế Triều Tiên lần đầu tăng trưởng sau 3 năm
Ngân hàng Hàn Quốc cho biết kinh tế Triều Tiên năm 2019 lần đầu tăng trưởng sau 3 năm nhờ thời tiết tốt, làm tăng sản lượng cây trồng.
Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) hôm nay cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên năm 2019 tăng 0,4% so với năm 2018, khi nền kinh tế sụt giảm lớn nhất trong 21 năm xuống – 4,1% do hạn hán và lệnh trừng phạt.
Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 do các chương trình phát triển đạn đạo và tên lửa hạt nhân. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn trong những năm gần đây.
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh nCoV trên đường phố thủ đô Bình Nhưỡng hôm 15/5. Ảnh: Reuters.
“Các biện pháp trừng phạt không gia tăng từ cuối năm 2017 và điều kiện thời tiết thuận lợi hơn giúp sản lượng ngành nông nghiệp được cải thiện”, một quan chức BOK nói.
Video đang HOT
“Dù vậy, vẫn còn quá sớm để nói rằng kinh tế Triều Tiên đang trong giai đoạn phục hồi” vì khối lượng giao dịch thương mại của quốc gia này trong những năm gần đây chỉ bằng một nửa so với trước khi các lệnh trừng phạt quốc tế có hiệu lực. Nền kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 3,9% năm 2016, nhanh nhất trong 17 năm, nhưng giảm mạnh vào hai năm tiếp theo.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un năm 2018 tuyên bố chuyển trọng tâm từ phát triển vũ khí hạt nhân sang kinh tế, trước khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh chưa từng có với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau ba lần, nhưng không đạt được thỏa thuận chung về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Ước tính về dữ liệu kinh tế Triều Tiên của BOK được coi là dữ liệu đáng tin cậy nhất vì Triều Tiên chưa từng công bố bất kỳ thống kê nào về kinh tế đất nước. Từ năm 1991, BOK đã sử dụng số liệu từ các cơ quan tình báo và dữ liệu của Bộ Thống nhất về mọi khía cạnh ở Triều Tiên, từ diện tích trồng lúa, dòng chảy qua đập tới giao thông gần biên giới để đưa ra dự tính.
BOK cho biết sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm khoảng 1/5 GDP Triều Tiên đã tăng 1,4% vào năm ngoái, trong khi sản xuất công nghiệp giảm 0,9%, sau khi giảm 12,3% năm 2018.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch thương mại của Triều Tiên tăng 14,1% năm 2019 do xuất khẩu các mặt hàng không chịu lệnh trừng phạt như giày dép, mũ nón và tóc giả tăng 43%.
Quan chức BOK cho hay thương mại Triều Tiên dự kiến sẽ xấu đi nhiều vào năm nay vì Covid-19 bùng phát ảnh hưởng tới giao thương với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, chiếm hơn 90% tổng giao dịch thương mại của Triều Tiên.
Tổng thu nhập quốc dân Triều Tiên tính theo đầu người ở mức 1.408 triệu won (1.184,79 USD) năm 2019, bằng 3,8% so với Hàn Quốc.
Trong những năm 1950, nền kinh tế tập trung của Triều Tiên duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 13,7% nhưng tập trung vào ngân sách quân sự sau Chiến tranh Triều Tiên, sự sụp đổ của Liên Xô và nạn đói giữa năm 1990 khiến hai triệu người chết, đã làm tê liệt nền kinh tế đất nước này.
Nhật nghi sức khỏe Kim Jong-un 'có vấn đề'
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono nghi ngờ lãnh đạo Triều Tiên gặp vấn đề về sức khỏe dựa trên những động thái "kỳ lạ" của Bình Nhưỡng.
Phát biểu tại họp báo ở Tokyo hôm 25/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho rằng các hoạt động leo thang căng thẳng gần đây của Triều Tiên "khá kỳ lạ". Theo ông, việc Triều Tiên giật sập văn phòng liên lạc với Hàn Quốc và có các động thái cứng rắn ở biên giới liên Triều nhằm chuyển hướng sự chú ý của dư luận trong nước khỏi ba vấn đề.
"Thứ nhất, chúng tôi nghi ngờ Covid-19 đang lây lan ở Triều Tiên và Kim Jong-un đang cố không bị nhiễm virus", Kono nói. "Đây là lý do ông ấy không xuất hiện trước công chúng trong một thời gian dài".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tại họp báo ở Tokyo, tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
"Thứ hai, chúng tôi có một số hoài nghi về sức khỏe của Kim Jong-un", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói tiếp. "Thứ ba, mùa màng ở Triều Tiên năm nay không được tốt, thực ra là rất tệ. Nền kinh tế Triều Tiên không thực sự ổn".
Ông Kono cho biết Nhật Bản đã tích cực trao đổi thông tin với Mỹ và các nước khác về các động thái khác thường của Triều Tiên gần đây. Tuy nhiên khi được đề nghị giải thích thêm, Kono nói "Tôi không được phép bàn về các vấn đề tình báo".
Những đồn đoán về sức khỏe của Kim Jong-un đã dấy lên sau khi ông không xuất hiện trước công chúng trong vài tuần kể từ sau khi dự một cuộc họp đảng hôm 11/4. Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) tháng trước đưa tin và hình ảnh về việc Kim dự lễ khánh thành nhà máy phân bón Suchon, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 50 km về phía bắc, nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, cho thấy ông Kim vẫn khỏe mạnh.
KCNA hôm 24/5 còn đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã chủ trì một cuộc họp quân sự thảo luận các chính sách mới để tăng cường năng lực hạt nhân quốc gia.
Kim Jong-un từng vài lần vắng bóng trong thời gian dài. Năm 2014, ông không xuất hiện trong 40 ngày và không dự lễ kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Ngày 14/10/2014, ông tái xuất khi chống gậy thị sát một khu nhà mới. Tình báo Hàn Quốc vài ngày sau nói ông đã làm phẫu thuật loại bỏ u ở mắt cá chân.
Triều Tiên chuẩn bị hàng triệu truyền đơn chống Hàn Quốc Triều Tiên tuyên bố đã chuẩn bị hàng nghìn bóng bay và hàng triệu truyền đơn để phục vụ cho "hình phạt đáp trả" chống lại Hàn Quốc. "Các công tác chuẩn bị cho kế hoạch rải truyền đơn lớn nhất từ trước đến nay đối với kẻ thù gần như đã hoàn tất", hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA đưa...