Kinh tế Triều Tiên chuyển mình đáng ngạc nhiên dưới thời ông Kim Jong-un
Tỷ lệ khu vực tư nhân trong nền kinh tế Triều Tiên có xu hướng tăng đều đặn trong 10 năm qua kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền, giới chức Hàn Quốc nhận định.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: KCNA).
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 16/12 dẫn khảo sát cho biết, ngày càng có nhiều người Triều Tiên tham gia vào các hoạt động kinh tế tư nhân dưới thời lãnh đạo của ông Kim Jong-un.
Trong số 740 người Triều Tiên rời khỏi đất nước giai đoạn 2016 – 2020, gần 40% người nói rằng, kế sinh nhai của họ dựa vào các hoạt động kinh tế tư nhân, tăng mạnh so với tỷ lệ khoảng 27% giai đoạn 2006 – 2010.
Tỷ lệ người tham gia khảo sát nói rằng họ sinh sống nhờ công việc tại các cơ sở quốc doanh như nhà máy, trang trại của Triều Tiên đã giảm từ 28,4% xuống 24,7%. Số người buôn bán tại các chợ ước tính khoảng 768 người trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 2006-2010.
“Các dữ liệu cho thấy, xu hướng thị trường hóa nền kinh tế đang tiếp tục diễn ra dưới thời của ông Kim Jong-un. Khi thị trường hóa tiếp diễn, tỷ lệ kinh tế tư nhân đang có xu hướng tăng lên về dài hạn. Hoạt động của người dân đang được định hình thành một phương thức kép, nhà nước và kinh tế tư nhân”, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định.
Video đang HOT
Ông Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2011 sau khi cha là nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời.
Nếu năm 2013, Triều Tiên từng tuyên bố theo đuổi chính sách “byungjin” – phát triển đồng thời cả kinh tế và vũ khí hạt nhân, thì đến năm 2018, Triều Tiên tuyên bố đã hoàn thành các nhiệm vụ hạt nhân và chiến lược mới của Bình Nhưỡng là tập trung phát triển kinh tế.
Triều Tiên đã cho thấy sự chuyển mình rõ rệt bất chấp các lệnh trừng phạt của quốc tế. Thủ đô Bình Nhưỡng cũng chứng kiến sự bùng nổ nhu cầu xây dựng chưa từng có. Kể từ khi nhậm chức, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khánh thành nhiều tòa nhà chung cư mới với hàng nghìn căn hộ, đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh tại Triều Tiên. Các công trình như sân bay, trung tâm khoa học, công nghệ, rạp hát, công viên cũng mọc lên khá nhiều.
Tuy nhiên, hiện tại, kinh tế Triều Tiên phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động kết hợp của các lệnh trừng phạt quốc tế, thiên tai và dịch Covid-19.
Vào giữa tháng 6, nhà lãnh đạo Triều Tiên lần đầu tiên thừa nhận đất nước đang trải qua tình trạng “căng thẳng” về lương thực, chủ yếu do thiệt hại của cơn bão vào năm ngoái.
Đến tháng 7 năm nay, ông Kim Jong-un cho biết, Triều Tiên đang đối mặt với khó khăn trong đại dịch Covid-19 giống như “thời chiến”. Ngay sau khi dịch bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, Triều Tiên đã có các biện pháp ứng phó nhanh chóng và nghiêm ngặt như kiểm soát chặt biên giới, cách ly hàng chục nghìn người khi có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19. Việc áp lệnh phong tỏa đã gây thêm sức ép cho nền kinh tế của nước này.
Hàn Quốc phản hồi "tối hậu thư" của em gái ông Kim Jong-un
Hàn Quốc đã lên tiếng phản hồi sau khi em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để ngỏ khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Tên lửa Triều Tiên trong vụ phóng ngày 15/9 (Ảnh: Reuters).
"Chúng tôi đánh giá rằng, việc Triều Tiên tuyên bố có thể giải quyết từng vấn đề khác nhau nhằm cải thiện quan hệ liên Triều thông qua các cuộc thảo luận mang tính xây dựng... là có ý nghĩa", Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 26/9 cho biết.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, "trong bối cảnh các cuộc thảo luận như vậy, điều quan trọng là phải có liên lạc thông suốt và ổn định giữa hai miền Triều Tiên, các đường dây liên lạc liên Triều trước tiên cần được khôi phục nhanh chóng".
Tuyên bố của phía Hàn Quốc được đưa ra sau khi bà Kim Yo-jong, Phó chủ nhiệm thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên và là em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ngày 25/9 cho biết hội nghị thượng đỉnh liên Triều có thể diễn ra, nhưng chỉ khi "chỉ khi sự công bằng và thái độ tôn trọng lẫn nhau được đảm bảo".
Theo bà Kim Yo-jong, hội nghị thượng đỉnh, cũng như các cuộc trao đổi về việc kết thúc tình trạng chiến tranh liên Triều, có thể "được tổ chức sớm thông qua các cuộc đối thoại có tính xây dựng". Bà cũng kêu gọi Hàn Quốc từ bỏ chính sách mà bà mô tả là "tiêu chuẩn kép không công bằng", dường như nhằm vào việc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chỉ trích các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Trước đó, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm 24/9 kêu gọi Hàn Quốc chấm dứt "chính sách thù địch" với Bình Nhưỡng sau khi Tổng thống Moon Jae-in kêu gọi chấm dứt tình trạng chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc chiến năm 1950-1953 giữa 2 miền Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, không phải thỏa thuận hòa bình, vì vậy 2 miền Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh hàng chục năm qua.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc bày tỏ kỳ vọng chính quyền hai miền Triều Tiên sẽ nối lại đối thoại để có thể thảo luận giải pháp cho các vấn đề đang tồn đọng, trong khi đảm bảo tình hình trên bán đảo vẫn được duy trì ổn định.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chưa đưa ra phản hồi chính thức về phát biểu của bà Kim Yo-jong vào cuối tuần qua.
"Chúng tôi đang thận trọng xem xét nội dung của tuyên bố. Chính phủ Hàn Quốc duy trì quan điểm nhất quán đối với việc khôi phục và phát triển quan hệ liên Triều", một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết.
Các cuộc đối thoại giữa Seoul và Bình Nhưỡng gần như đã đình trệ trong hơn 2 năm qua, sau khi các cuộc thảo luận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Mỹ và Triều Tiên không đạt được kết quả như mong muốn vào năm 2019.
Quan hệ liên Triều đã nguội lạnh đáng kể sau khi Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc ở thị trấn biên giới Kaesong và cắt đứt mọi đường dây liên lạc xuyên biên giới vào tháng 6 năm ngoái. Các đường dây liên lạc đã được nối lại trong khoảng thời gian ngắn vào cuối tháng 7, nhưng Triều Tiên không đáp lại các cuộc gọi thường xuyên của Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng phản đối các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ và Hàn Quốc.
Cả Triều Tiên và Hàn Quốc gần đây đều phóng thử tên lửa đạn đạo. Đây là những động thái mới nhất trong cuộc chạy đua vũ trang trên bán đảo Triều Tiên, khi cả hai nước láng giềng đều phát triển vũ khí ngày càng tinh vi trong bối cảnh nỗ lực đàm phán để xoa dịu căng thẳng không có kết quả.
Chuyên gia nhận định về ngoại hình thay đổi của ông Kim Jong-un Các chuyên gia đã đưa ra những giả thuyết để lý giải sự thay đổi rõ rệt về ngoại hình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thời gian gần đây. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gầy đi đáng kể trong bức ảnh do hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên công bố hôm 8/6 (Ảnh: KCNA) Truyền thông Triều Tiên...