Kinh tế toàn cầu sáng dần lên sau ‘dông bão’
Trong bối cảnh có nhiều những cú sốc lớn như các cuộc xung đột địa chính trị gia tăng ở nhiều nơi và lãi suất cao đang trở thành rào cản, nền kinh tế toàn cầu được cho là đã chứng tỏ “khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên”.
Dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những thành quả đã đạt được.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ô tô ở Pamplona, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Phục hồi đáng kinh ngạc
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra tháng Một vừa qua.
IMF cũng dự báo các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm 2024, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1, trong khi thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay, tăng 0,1% điểm phần trăm từ dự báo gần nhất.
Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024 có những điểm sáng, với dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ được nâng lên mức 2,7% từ mức 2,1% dự báo đầu năm nay. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil năm 2024 lên mức 2,2% và kinh tế Ấn Độ lên 6,8%. Ngoài ra, triển vọng kinh tế Nga bất ngờ được tăng lên 3,2%, từ mức dự báo trước đó là 2,6%, chủ yếu nhờ nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ tiếp tục tăng mạnh giữa lúc giá dầu thế giới tăng cao.
Nhà kinh tế trưởng của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas, nhận định kinh tế toàn cầu có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Mặc dù có nhiều dự báo ảm đạm, thế giới đã tránh được suy thoái kinh tế. Vòng xoáy giá – lương được kiểm soát. Lạm phát đang có xu hướng giảm.
Video đang HOT
Lạm phát được dự báo giảm từ 5,9% năm nay xuống 4,5% vào năm tới, nhờ lãi suất tăng ở nhiều nước trên thế giới. IMF kỳ vọng lạm phát sẽ giảm, cho phép các nước sớm cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, quá trình bình thường hóa thể hiện rõ ràng hơn ở các nước công nghiệp phát triển so với các nước nghèo hơn.
Dù chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động kinh tế vẫn được duy trì nhờ các hộ gia đình tiêu dùng bằng tiền tiết kiệm tích lũy trong thời kỳ đại dịch, đồng thời cũng nhờ chi tiêu ngân sách cao của các nước, đặc biệt là ở Mỹ.
IMF nhận định các nền kinh tế tiên tiến sẽ giảm lãi suất cơ bản từ nửa cuối năm 2024 và trong quý IV/2024 đối với Mỹ.
Những thách thức phía trước
Quang cảnh cảng Khâm Châu thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Dù có những tiến triển đáng hoan nghênh, nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier của IMF lưu ý rằng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức và cần có những hành động quyết đoán. Theo ông Pierre-Olivier, mặc dù xu hướng lạm phát đang đáng khích lệ nhưng vẫn chưa đạt đến mức mục tiêu, trong khi điều đáng lo ngại là tiến trình hướng tới mục tiêu lạm phát đã phần nào bị đình trệ kể từ đầu năm.
Do bối cảnh địa chính trị thế giới phức tạp khiến các dự báo rất không chắc chắn, IMF xác định những rủi ro có thể làm chệch hướng các kịch bản mà thiết chế này đưa ra. Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào các tàu ở Biển Đỏ tiếp tục làm chệch hướng một số tuyến vận tải hàng hải nối châu Á và châu Âu tới mũi Hảo Vọng, ở cực Nam châu Phi.
Xung đột bùng phát ở Trung Đông có thể khiến giá một thùng dầu tăng vọt và làm phức tạp thêm các nỗ lực chống lạm phát. Báo cáo của IMF thậm chí mô tả một “kịch bản bất lợi”, trong đó căng thẳng leo thang ở Trung Đông sẽ dẫn đến giá dầu tăng 15% và chi phí vận chuyển cao hơn sẽ khiến lạm phát toàn cầu tăng khoảng 0,7%.
Đồng quan điểm với IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo những căng thẳng ở Trung Đông sẽ làm ngưng hoặc thậm chí đảo ngược một số tiến bộ gần đây đạt được trong nỗ lực kiểm soát lạm phát trên toàn cầu.
Trong báo cáo về thị trường hàng hóa toàn cầu, WB nhấn mạnh cuộc xung đột giữa Hamas – Israel tại Dải Gaza đã khiến căng thẳng leo thang khắp khu vực, gây áp lực lên giá các mặt hàng quan trọng, đáng chú ý là dầu mỏ và vàng. Báo cáo đề cập đến kịch xấu nhất là giá dầu mỏ tăng nhanh có thể đẩy lạm phát toàn cầu lên cao.
Nhà kinh tế trưởng của WB, Indermit Gill, cho biết động lực chính để hạ nhiệt lạm phát là giá hàng hóa giảm thì về cơ bản đã chạm đáy. Theo ông, điều này có nghĩa là lãi suất có thể duy trì ở mức cao hơn dự kiến hiện nay trong năm nay và năm tới. Ông cho rằng thế giới đang ở thời điểm dễ bị tổn thương và một cú sốc lớn về giá năng lượng có thể hủy hoại phần lớn tiến bộ trong nỗ lực giảm lạm phát trong hai năm qua.
WB ước tính sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến xung đột ở mức vừa phải có thể đẩy giá trung bình của một thùng dầu thô Brent lên 92 USD, trong khi sự gián đoạn nghiêm trọng có thể đẩy giá lên mức hơn 100 USD/thùng. WB cảnh báo với kịch bản xấu nhất này, lạm phát toàn cầu có thể tăng gần 1 điểm phần trăm trong năm nay.
Cần nguồn ngân sách dự phòng
IMF đã từng khuyến cáo các quốc gia xây dựng nguồn ngân sách dự phòng để đối phó tốt hơn với sự gia tăng của các cuộc khủng hoảng, dù là về y tế, biến đổi khí hậu, hay địa chính trị. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách các nước vẫn tăng vọt, lần đầu tiên là vào năm 2020, giữa đại dịch COVID-19, sau đó là vào năm 2023, để chống lạm phát.
Ông Pierre-Olivier đã nhấn mạnh, trong một thế giới nơi những cú sốc liên quan đến nguồn cung ngày càng thường xuyên hơn và nhu cầu tài chính ngày càng tăng để đảm bảo mạng lưới an toàn, ứng phó với những thách thức về biến đổi khí hậu, chuyển đổi kỹ thuật số, an ninh và quốc phòng năng lượng, việc củng cố ngân sách cần được coi là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
Theo IMF, chính sách tái cân bằng ngân sách hiện đã có thể thực hiện được, khi cuộc chiến chống lạm phát sắp đến đích, ít nhất là ở các nền kinh tế phát triển. Lạm phát ở các nước này đã giảm xuống 2,3% trong quý cuối cùng của năm 2023, mức trước đại dịch, sau khi đạt mức đỉnh 9,5% một năm trước đó. Và điều này diễn ra trong khi “nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng đều đặn, trái với những cảnh báo về tình trạng lạm phát đình trệ và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Các nước có thu nhập thấp đang trong tình trạng ngược lại với các nước giàu, với dự báo tăng trưởng được điều chỉnh giảm và lạm phát trung bình “cao hơn dự kiến”. Lạm phát do sự tăng giá của thực phẩm, phân bón hoặc năng lượng và trong một số trường hợp đã trở nên trầm trọng hơn do sự mất giá của đồng nội tệ. IMF lo ngại các nước nghèo nhất vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do đại dịch và chi phí sinh hoạt gia tăng gây ra.
IMF khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên những biện pháp giúp duy trì hoặc thậm chí nâng cao khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Ưu tiên đầu tiên là xây dựng lại vùng đệm tài chính, lưu ý rằng các kế hoạch tài chính cho đến nay vẫn chưa đủ.
Cùng với đó, IMF đánh giá triển vọng tăng trưởng chậm lại và lãi suất vẫn ở mức cao sẽ tiếp tục hạn chế không gian tài chính ở hầu hết các nền kinh tế.
Các nền kinh tế mới nổi thuộc G20 gia tăng ảnh hưởng toàn cầu
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các cú sốc ở trong nước tại các nền kinh tế mới nổi thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang tác động ngày càng lớn đến tăng trưởng của các nước giàu.
Xe tải vận chuyển hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Các nền kinh tế mới nổi, bao gồm từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đến quốc gia nợ lớn như Argentina, đã đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là thông qua thương mại và các chuỗi giá trị hàng hóa, không chỉ đơn thuần là nơi chịu những tác động từ các cú sốc trên toàn cầu.
Theo báo cáo của IMF, kể từ năm 2000, tác động từ các cú sốc trong nước ở các thị trường mới nổi thuộc G20 đã gia tăng và có thể so sánh với tác động từ các cú sốc ở các nền kinh tế phát triển.
Các cú sốc ở các thị trường mới nổi của G20 có thể dẫn đến sự giảm sút 4% trong GDP của các nền kinh tế mới nổi và phát triển khác.
10 nền kinh tế mới nổi trong G20 là Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng hơn gấp đôi tỷ trọng trong GDP toàn cầu kể từ năm 2000.
Kịch bản thoát hiểm của nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới Nền kinh tế Canada có vẻ đã tránh được suy thoái bất chấp những áp lực vẫn đang diễn ra do tình trạng lãi suất cao. Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa tại siêu thị ở Toronto, Canada. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo cáo về triển vọng kinh tế của Deloitte Canada được công bố ngày 1/4, nền kinh tế Canada có thể...