Kinh tế thế giới đang đối mặt với một quãng thời gian bất trắc cao
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 11/4 cho biết thế giới đang phải đối mặt với một quãng thời gian “bất trắc cao”.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, Mỹ ngày 8/10. Ảnh: AP/TTXVN
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 11/4 cho biết thế giới đang phải đối mặt với một quãng thời gian “bất trắc cao”, khi 70% nền kinh tế toàn cầu rơi vào tăng trưởng chậm và tình trạng này có thể càng tồi tệ hơn bởi “những vết thương tự mình gây ra” như các cuộc chiến tranh thương mại không cần thiết.
Phát biểu tại họp báo trước thềm hội nghị mùa Xuân thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), diễn ra từ ngày 12-14/4 tại Washington (Mỹ), bà Lagarde cho biết tại thời điểm diễn ra hội nghị mùa Xuân năm ngoái, 75% nền kinh tế toàn cầu đạt bước tiến triển đồng thời, nhưng giờ đây, 70% nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại.
Bà Lagarde đưa ra nhận định trên khi IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ khôi phục mức tăng trưởng mạnh hơn vào năm tới.
Bà cho biết dù IMF dự báo tích cực trong năm tới, nhưng nhiều nguy cơ có thể làm sai lệch dự báo này, bao gồm những căng thẳng thương mại chưa được giải quyết, gánh nặng nợ cao của các quốc gia và các tập đoàn, và những bước đi chính trị sai lầm như “cuộc ly hôn vụng về” của Anh khỏi Liên minh châu Âu (EU). Bà khẳng định: “Chúng ta đang ở trong một giai đoạn nhạy cảm”.
Trong khi đó, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của IMF Gita Gopinath nhận định cuộc chiến thương mại xuất phát từ việc Mỹ đánh thuế ô tô có nguy cơ sẽ hủy hoại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh hơn những gì xung đột thương mại Mỹ – Trung đã gây ra.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 11/4, chuyên gia Gopinath cho rằng một cuộc xung đột như thế sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của nhiều nước hơn nữa và dẫn tới các mức thuế trả đũa từ rất nhiều đối tác thương mại đánh vào hàng hóa của Mỹ.
Bà nhấn mạnh nếu xung đột thương mại lan sang lĩnh vực xe ô tô, sức hủy hoại trong chuỗi dây chuyền sản xuất toàn cầu sẽ ở mức lớn hơn, vì vậy, nền kinh tế thế giới sẽ phải trả giá nhiều hơn so với cái giá của căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dọa áp thuế 25% đối với xe ô tô và linh kiện xe hơi nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia.
Ông Trump công khai thừa nhận rằng ông đang sử dụng lời đe dọa đánh thuế ô tô để buộc các đối tác thương mại như Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) ngồi vào bàn đàm phán.
Nhưng gần đây, ông cũng dọa áp thuế ô tô với Mexico nếu nước này không cải thiện an ninh biên giới. Nếu được áp đặt, các mức thuế trên sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nửa sau năm 2019, thời điểm mà IMF dự báo tăng trưởng sẽ phục hồi.
Tuy nhiên, bà Gopinath cũng dự báo triển vọng sẽ tích cực nếu Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại và dỡ bỏ các mức thuế hàng hóa đã áp đặt.
Chuyên gia Gopinath cho biết thêm rằng thương mại nằm trong số những nguy cơ lớn nhất, ngoài ra còn có sự gia tăng nợ nhà nước và nợ doanh nghiệp, sức ép của các thị trường mới nổi hàng đầu và cuộc “ly hôn” hỗn loạn của Anh với EU.
Trong một cuộc họp báo khác, tân Chủ tịch WB David Malpass cho biết sự tăng trưởng chậm lại hiện nay của nền kinh tế toàn cầu sẽ hủy hoại các nỗ lực chống đói nghèo, đặc biệt là ở khu vực châu Phi cận Sahara.
Ông cũng bày tỏ ủng hộ những nỗ lực của WB nhằm xử lý các vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, bất chấp thực tế Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu./.
Theo Bích Liên/TTXVN
Chạy đua với Brexit
Trong lúc quá trình thương lượng về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU-Brexit) vẫn đang trong ngõ cụt và trước khả năng Brexit không có thỏa thuận nào, Chính phủ Anh đã bắt đầu thành lập một đơn vị khẩn cấp, nhằm bảo đảm cho đất nước vẫn hoạt động bình thường trong trường hợp xấu nhất.
Thủ tướng Anh Theresa May (trái) vẫn miệt mài tìm kiếm một thỏa thuận Brexit mà cả Anh và EU đều chấp nhận
Thần kinh thép
Theo tờ The Guardian, trong thời gian gần đây, nhà chức trách Anh đã huy động trên 5.000 công chức nhằm thành lập một trung tâm chỉ huy khẩn cấp như của quân đội. Nhưng đến nay, khi hạn chót Anh rời EU vào ngày 29-3 đang đến gần, chính phủ quyết định mở rộng việc tuyển dụng cho các ứng cử viên bên ngoài.
Tiêu chuẩn tìm kiếm được đưa ra là những người có "thần kinh thép", với nhiệm vụ trợ giúp cho nhiều bộ khác nhau để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong trường hợp Anh ra khỏi châu Âu mà không có thỏa thuận nào. Các ứng cử viên được đề nghị mức lương có thể lên đến 450 EUR/ngày và phải sẵn sàng làm việc kể từ cuối tháng 2. Đặc biệt, Bộ Môi trường, thực phẩm và nông thôn đang ráo riết tìm kiếm những khuôn mặt mới với dự kiến phải đối phó với nhiều tình trạng, chẳng hạn như rác bị chồng chất do việc thu gom rác bị dừng lại, hoặc xử lý các xe tải chở gia súc bị kẹt trong dòng xe lưu thông ở Kent, gần cảng Dover, điểm trung chuyển chính yếu về thương mại giữa Anh và EU.
Trong bối cảnh đó, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã cảnh báo rằng, Anh rời khỏi EU đồng nghĩa với việc nền kinh tế nước này sẽ không bao giờ tốt như hiện nay. Bà Lagarde không ngần ngại chỉ trích Brexit, đồng thời hối thúc tất cả các bên sẵn sàng cho điều này.
Đối phó Brexit không thỏa thuận
Rất nhiều quốc gia đang gấp rút chuẩn bị cho kịch bản Brexit không có thỏa thuận. Tờ Libération cho biết, Pháp đã chuẩn bị 200 biện pháp ưu tiên, liên quan đến các trạm kiểm tra biên giới, quyền của kiều dân Anh tại Pháp, giao thông vận tải, hoạt động tài chính... cho đến việc làm sao tiếp tục chuyển giao thiết bị quốc phòng giữa 2 nước. Mục tiêu là bảo đảm trong từng lĩnh vực vẫn duy trì được tính liên tục tối thiểu, bất chấp Brexit. Theo tờ báo của Pháp, có 3 lĩnh vực quan trọng sẽ bị tác động nhiều do Brexit, trước tiên là lĩnh vực chế biến nông phẩm. So với các lĩnh vực kinh tế khác, đây là ngành sẽ bị tổn hại nhiều nhất với Brexit không thỏa thuận.
Sau Hà Lan, Pháp là nhà cung cấp các mặt hàng nông phẩm lớn thứ 2 cho Anh với trị giá 5,9 tỷ EUR/năm. Ngành thứ 2 phải hứng chịu nhiều tổn thất bởi Brexit là hàng không. Airbus đã phải chuẩn bị rút bỏ bớt các dự án hoạt động tại Anh từ đầu năm nay. Và tiếp đến là du lịch, ngành kinh tế mà từ vài năm gần đây Pháp chiếm đầu bảng. Brexit không thỏa thuận có thể hãm lại tốc độ phát triển nhưng chắc chắn Chính phủ Pháp sẽ phải có các quyết định về visa để tạo điều kiện cho khách Anh vẫn qua Pháp du lịch dễ dàng.
Trong khi đó, Chính phủ Hà Lan cho biết, đang thuyết phục 250 công ty nước ngoài chuyển hoạt động từ Anh sang Hà Lan. Hầu hết các công ty này là của Anh, một số của Mỹ hoặc các nước châu Á, trong lĩnh vực tài chính, truyền thông và quảng cáo, khoa học đời sống và y tế và hậu cần. Trong năm 2018, Hà Lan đã thu hút 42 công ty hoặc văn phòng chi nhánh với 1.923 việc làm chuyển từ Anh sang Hà Lan. Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar cũng cho hay, nước này đang tăng cường các biện pháp, chuẩn bị cho tình huống Brexit không thỏa thuận xảy ra.
ĐỖ CAO (tổng hợp)
Theo SGGP
Tổng giám đốc IMF: Hậu Brexit, kinh tế Anh sẽ lao dốc Theo AP, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 10/2 đã cảnh báo rằng việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đồng nghĩa với việc nền kinh tế nước này "sẽ không bao giờ tốt như hiện nay". Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF Bà Christine Lagarde đưa ra cảnh báo trên khi tham dự...