Kinh tế Thái Lan dự báo tăng trưởng 2,5% trong năm 2021
Đơn vị nghiên cứu của Ngân hàng Krungthai là Krungthai Compass vừa đưa ra dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan trong năm nay sẽ tăng trưởng 2,5%, với giả định chính phủ duy trì các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn các ca mắc COVID-19 mới cho đến tháng 2/2021.
Người dân thủ đô Bangkok đi mua sắm.
Nhà kinh tế trưởng của Krungthai, ông Phacharaphot Nuntramas, nhận xét các biện pháp nghiêm ngặt của Chính phủ Thái Lan nhằm ngăn chặn sự lây lan, đặc biệt là việc kiểm soát chặt chẽ ở 28 tỉnh thuộc vùng đỏ, sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu trong nước và du lịch nội địa.
Krungthai Compass ước tính triển vọng tăng trưởng kinh tế trong nước theo hai kịch bản dựa trên tác động của sự bùng phát dịch COVID-19. Đối với kịch bản thứ nhất, Krungthai Compass dự đoán chính phủ sẽ duy trì các biện pháp hiện có để ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19 từ tháng Một đến tháng Hai. Điều này được dự báo sẽ làm giảm lượng khách du lịch nội địa xuống còn khoảng 110 triệu lượt, với thiệt hại về chi tiêu của người tiêu dùng ước tính khoảng 167 tỷ baht (khoảng 5,5 tỷ USD).
Ông Phacharaphot nhận định các biện pháp hỗ trợ mới nhất của Chính phủ Thái Lan vừa được thông qua hôm 12/1 sẽ giúp thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế cả năm lên 2,5% trong năm 2021. Nếu gói hỗ trợ mới nhất không được thực hiện, tăng trưởng GDP của Thái Lan trong năm nay sẽ giảm xuống còn 1,5%.
Video đang HOT
Kịch bản thứ hai mà Krungthai Compass dự kiến là các biện pháp nghiêm ngặt của Chính phủ Thái Lan được kéo dài đến tháng 3/2021, với khách du lịch nội địa giảm xuống còn 101 triệu lượt và thiệt hại trong chi tiêu tiêu dùng ước tính khoảng 239 tỷ baht. Khi đó, ngay cả với các biện pháp hỗ trợ mới của Chính phủ, GDP của Thái Lan sẽ chỉ tăng trưởng 2%. Nếu không có gói hỗ trợ, GDP của Thái Lan sẽ chỉ tăng trưởng 1%.
Theo ông Phacharaphot, du lịch nội địa của Thái Lan dự kiến sẽ mất ít nhất ba tháng để phục hồi, tương tự như sau khi kết thúc đợt lây nhiễm COVID-19 đầu tiên. Việc du lịch nội địa dự kiến sẽ dần cải thiện trong nửa cuối năm sẽ làm cho tình trạng thất nghiệp giảm bớt.
Trong khi đó, Hiệp hội Du lịch Nội địa (ADT) nhận định mục tiêu du lịch nội địa của Chính phủ Thái Lan là 200 triệu chuyến đi trong năm nay có thể đạt được, mặc dù còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các kế hoạch kích thích kinh tế.
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết du khách nội địa đã thực hiện 78,3 triệu chuyến đi trong thời gian từ tháng 1-11/2020, tạo ra 430 tỷ baht. Trước đó trong năm 2019, Thái Lan đã ghi nhận 167 triệu chuyến đi với tổng mức đóng góp 1.080 tỷ baht.
Đến nay, ổ dịch COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon đã lây lan ra hơn 50 tỉnh, thành của Thái Lan. Quốc gia Đông Nam Á này ngày 14/1 ghi nhận thêm 271 ca mắc COVID-19, gồm 259 ca lây nhiễm nội địa và 12 ca nhập cảnh, nâng tổng số các ca mắc lên 11.262. Cũng trong ngày 14/1, Thái Lan thông báo có thêm hai người có bệnh nền tử vong do liên quan đến dịch COVID-19, là một người đàn ông 71 tuổi quốc tịch Anh và một phụ nữ 53 tuổi người Thái Lan, nâng tổng số các trường hợp tử vong vì dịch COVID-19 lên 69 bệnh nhân.
TMB Analytics dự báo đợt bùng phát dịch COVID-19 mới này sẽ làm cho thương mại và du lịch của Thái Lan thiệt hại 140 tỷ baht. Theo TMB Analytics, suy thoái kinh tế nặng nhất sẽ xảy ra ở các tỉnh miền Trung và miền Đông nằm trong vùng đỏ. Thương mại và du lịch chiếm 22% GDP của Thái Lan và 6,9 triệu việc làm.
Thái Lan gia hạn tình trạng khẩn cấp toàn quốc
Chính phủ Thái Lan sẽ gia hạn sắc lệnh tình trạng khẩn cấp toàn quốc cho tới cuối tháng 2, do những diễn biến khó lường của Covid-19.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri trong cuộc họp báo hôm nay cho biết nội các nước này đã quyết định gia hạn sắc lệnh tình trạng khẩn cấp toàn quốc thêm 45 ngày, thay vì dự kiến kết thúc vào ngày 15/1 tới.
Sắc lệnh này cho phép chính phủ Thái Lan có quyền ban hành các chính sách và quy định để ngăn chặn Covid-19 lây lan, như hạn chế đi lại hay thiết lập các trạm kiểm soát đường bộ.
Hành khách đeo khẩu trang tại ga tàu điện Siam ở thủ đô Bangkok hôm 4/1. Ảnh: Bloomberg.
Ngày 4/1, Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm nCoV hàng ngày cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát, với 745 trường hợp, theo số liệu của Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh nước này. Thái Lan hôm 3/1 cũng thông báo lần đầu phát hiện ca nhiễm chủng nCoV mới trong gia đình 4 người trở về từ Anh. Những người này đều được cách ly ngay khi nhập cảnh và không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 ở Thái Lan tương đối thấp so với toàn cầu. Tính tới ngày 5/1, quốc gia này báo cáo 8.966 ca nhiễm và 65 ca tử vong liên quan tới đại dịch.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết Thái Lan chưa áp lệnh phong tỏa, nhưng sẽ đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt hơn, như hạn chế dịch vụ ăn tối tại các nhà hàng.
Thái Lan đã bắt đầu sản xuất vaccine Oxford/AstraZeneca nội địa theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ và dự kiến phân phối vào cuối năm nay, theo Trung tâm Quản lý Tình hình Covid-19 Thái Lan (CCSA). Chính phủ nước này cũng đã mua gần 28 triệu liều vaccine Covid-19, với mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất một nửa trong tổng số dân 70 triệu người, theo Viện Vaccine Quốc gia.
Thái Lan thông báo gia hạn tình trạng khẩn cấp cho tới cuối tháng 2/2021 Một ủy ban thuộc Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ngày 4/1 đã thông qua việc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở nước này cho tới cuối tháng 2/2021. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN Việc gia hạn 45 ngày đối với sắc lệnh...