Kinh tế tăng quá nhanh lại không phải là tin tốt!
Nền kinh tế Đức đang tăng trưởng ở tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011và còn tăng cao hơn nữa, tuy nhiên, một trong những viện nghiên cứu hàng đầu tại đây cho rằng, đây không phải là tin tốt.
Viện nghiên cứu Kiel chuyên về nền kinh tế thế giới dự báo, GDP của Đức sẽ tăng 2,3% năm 2017, so với mức 1,8% được dự tính trong năm nay. Tuy nhiên, với việc thiếu đi các trợ lực và tiềm năng tăng trưởng đầu ra của hàng hóa chỉ ở mức 1,4%, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang tăng trưởng quá nóng.
Khoảng cách giữa dự báo tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng của Đức ngày càng mở rộng
“Nền kinh tế đang rời khỏi trạng thái ổn định. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc Đức đang làm việc hết công suất, làm gia tăng nguy cơ lệch hướng và vượt quá giới hạn. Trong trường hợp này, tăng trưởng nhanh không hẳn là một tin tốt”, Stefan Kooths, Giám đốc Viện nghiên cứu Kiel cho biết.
Video đang HOT
Hiện tại, động lực tăng trưởng của Đức phụ thuộc vào các khoản vay với lãi suất thấp và việc đồng tiền giảm khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang tích cực bơm tiền vào thị trường. Gói nới lỏng định lượng này có thể sẽ tiếp tục được mở rộng, khi nền kinh tế toàn cầu nói chung và Khu vực sử dụng đồng tiền riêng euro nói riêng bị đe dọa bởi tình trạng trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi khác.
Trong tuần trước, ECB đã hạ bớt dự báo tăng trưởng trong năm 2015 và cho biết, sẵn sàng nới rộng thêm gói nới lỏng trị giá 1,1 nghìn tỷ euro (1,2 nghìn tỷ USD) hiện tại.
Theo Kooths, chính sách tiền tệ chính là “vấn đề trung tâm” đối với nước Đức. Quan điểm này của Viện nghiên cứu Kiel dường như nhận được sự đồng tình từ Thống đốc ngân hàng trung ương Đức Jens Weimann, người có quan điểm phản đối các gói nới lỏng định lượng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble.
Các vị lãnh đạo này đều từng lên tiếng cảnh báo việc sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ quá đà sẽ tạo áp lực lên chính phủ khi cắt giảm nợ và nên kích thích nền kinh tế thông qua các cải cách.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Giải căn" cho gái ế!
Tôi đi chợ, gặp cô của tôi, cô có vẻ thương cảm tôi lắm, rồi chép miệng rằng, thôi con đừng buồn, là do duyên chưa tới, chứ không phải con xấu, con ế đâu.
Một ngày tôi gặp bà dì quen, dì nhìn tôi suýt xoa, tội nghiệp con nhỏ, cũng dễ thương mà chưa có chồng. Dì bảo tôi hay là đi sửa mũi, rồi tắm trắng, biết đâu kiếm được tấm chồng.
Rồi một ngày nọ, tôi ra ngõ, gặp bà chị hàng xóm, ngoắc tôi lại và nói: Sao vẫn chưa có ai à. Thôi về nói với má đi giải căn đi. Rồi chị cho tôi một list danh sách những bà bói, ông bói giải căn nổi tiếng, và theo lời chị sau khi đi giải căn về khối người lấy được chồng.
Tôi đi chợ, gặp cô của tôi, cô có vẻ thương cảm tôi lắm, rồi chép miệng rằng, thôi con đừng buồn, là do duyên chưa tới, chứ không phải con xấu, con ế đâu.
Cho đến một ngày tôi không dám ra đường nữa. Vậy mà ông chú đi thắp hương cho ba, gặp tôi la quá trời, rằng thời trẻ lo ăn chơi cho cố, già lại không ai nương tựa cho coi. Nghe hơi nặng nhưng tính ra vẫn dễ chịu hơn mấy lời "hỏi han" của những người trước đó, ít ra lý do ăn chơi nghe vẫn êm tai hơn.
Tôi đi chơi, chỉ cần ngồi ít phút, là câu chuyện ngay lập tức rẽ sang hướng khác, và thường chĩa vào tôi, về vấn đề mà họ gọi tôi là gái ế. Thế là dù có vô tư, có kệ thiên hạ, tôi chỉ muốn chạy về nhà và thà chơi một mình.
Tôi nhận ra minh đã phí phạm nhiều thời gian
Về quê hơn nửa năm, nhận ra rằng việc gái 30 chưa chồng như tôi quả là vấn đề bất bình thường. Thì ra đối với người xung quanh ở đây, mọi phụ nữ 30 không lấy chồng đều do một nguyên nhân nào đó. Hoặc là xấu, hoặc là vô duyên, kinh khủng hơn là do ma quỷ. Buồn cái, nó vô tình làm má tôi bất an. Mỗi lần nói chuyện với tôi, má đều bắt đầu và kết thúc bằng một câu mà lâu dần nó thực sự trở thành nỗi ám ảnh. Và nó thành một mớ bòng bong, khiến tôi mệt mỏi.
Một hôm tôi gặp Jane, một cô gái người Mỹ tôi làm quen ở Hội An. Jane hơn tôi 3 tuổi, và chưa có chồng. Jane đang đi chơi cùng một nhóm bạn, cũng chưa có ai lập gia đình. Tôi hỏi rằng, ở nước bạn có từ nào mà người ta gán ghép cho phụ nữ khi họ 30 mà chưa có chồng không? Jane bảo là sao, là sao phải có từ gán ghép, rồi thắc mắc mãi. Tôi hỏi cô ấy, thế mẹ và gia đình có hối bạn lấy chồng không? Jane cười, ồ, hoàn toàn không có, họ chỉ mong mình gặp được người yêu thương.
Trò chuyện với Jane xong, tôi nghĩ có lẽ chỉ có ở Việt Nam người ta mới sản sinh ra từ ế dành cho phụ nữ không chồng. Ế, nghĩ kỹ nghe có vẻ miệt thị thật! Sau khi nói chuyện với Jane, đi chơi cùng phòng 12E2 về...thì ra, tôi đã hoang phí bao nhiêu là thời gian.
Điều đầu tiên cần làm là tìm lại sự hứng khởi của lúc mới ở Sài Gòn về. Ngày mà cuối tuần nào tôi cũng nao nức về bên má, để được cùng má làm việc đồng, cùng má cho heo ăn, rồi chúng tôi cùng nấu ăn, cùng ngồi ăn cơm và tán gẫu, nghe nhạc. Và kế đến là sống thật khỏe mạnh để thực hiện lời hứa với nhỏ bạn cho những ngày mơ mộng phía trước... Trước hết là như vậy...nói thay nỗi lòng của những ai đang cảm thấy nặng nề... khi chạm ngõ 30.
Theo Phunuvagiadinh
Nỗi lòng cô sinh viên trẻ phải bán con để trả nợ Vì nợ nần mà tôi đã phải bán con cho một gia đình giàu có. Nhiều đêm, mơ về tiếng con khóc tôi bất giác tỉnh giấc rồi nước mắt lăn dài trên má. Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo khó, bố mẹ thuần nông và dưới tôi còn hai em nhỏ đang tuổi đi học. Cuộc sống gia đình khó...