Kinh tế Pháp tăng trưởng mạnh nhất trong 50 năm
Gần hai tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, Chính phủ Pháp đón nhận những thông tin tốt lành: số người tìm việc đang ở mức thấp nhất, trong khi tăng trưởng kinh tế năm 2021 lại đạt kỷ lục.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn thông tin từ Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp (INSEE) cho biết, kinh tế Pháp đã ghi nhận mức tăng trưởng ngoài mong đợi trong năm 2021. Sau khi giảm 8% vào năm 2020, GDP của nước này tăng 7% trong năm 2021. Theo đánh giá của INSEE, đây là mức tăng kỷ lục kể từ 50 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng này cũng vượt xa dự báo mới nhất của Ngân hàng trung ương Pháp đến 0,3 điểm phần trăm và cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đại dịch.
Phát biểu mới đây trên kênh truyền hình France 2, Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire đã hoan nghênh các kết quả tích cực của nền kinh tế và cho rằng “sự phục hồi ngoạn mục này đã xóa đi những nỗi lo về khủng hoảng”. Kết quả trên cũng khiến Pháp trở thành một trong những quốc gia có mức phát triển tốt nhất ở châu Âu, giúp nước này có một sự khởi đầu thuận lợi cho tài khóa 2022.
Video đang HOT
Do sự phục hồi nhanh và mạnh hơn dự kiến, INSEE đã điều chỉnh ước tính tăng trưởng kinh tế 0,1 điểm phần trăm cho mỗi quý trong ba quý I, II, III của năm 2022, còn chính phủ tiếp tục dự kiến mức tăng trưởng cho năm nay là 6,25%. Ông Bruno Le Maire khẳng định nền kinh tế Pháp đang vận hành hết tốc lực.
Cũng theo INSEE, trong quý IV/2021, hoạt động sản xuất diễn ra mạnh mẽ, tăng 0,7%, trong khi dự kiến trước đó chỉ ở mức 0,5%. Ngay cả khi vẫn còn bị kìm hãm bởi những khó khăn trong nguồn cung và tuyển dụng lao động, tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ năm 2021 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Chi tiêu của hộ gia đình đã tăng lên mức trước đại dịch. Tuy nhiên, sau khi phục hồi mạnh mẽ (5,6%) trong mùa Hè 2021, sức mua đã có xu hướng chậm lại, chỉ tăng 0,4% trong quý IV/2021.
Một trong những đặc điểm nổi bật của sự tăng trưởng ở Pháp vào năm 2021 là sự tái cấu trúc ngành nghề. Theo nhận xét của ông Denis Ferrand, Giám đốc điều hành của Rexecode, chi tiêu cho dịch vụ tăng nhanh vào năm 2021, trong khi chi tiêu cho hàng hóa giảm.
Về hoạt động ngoại thương, nhập khẩu tiếp tục tăng nhanh hơn (3,6%) so với xuất khẩu (3,2%).
Pháp tiêu hủy hàng trăm nghìn con gia cầm để phòng chống dịch cúm H5N1
Giới chức Pháp ngày 31/12 cho biết, trong tháng qua, nước này đã tiêu hủy từ 600.000 - 650.000 con gà, vịt và các loại gia cầm khác nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 thứ tư kể từ năm 2015.
Gia cầm được nuôi tại trang trại ở Douville-en-Auge, tây bắc nước Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Bộ Nông nghiệp Pháp, lực lượng chức năng đã ghi nhận các trường hợp gia cầm nhiễm cúm H5N1 tại 26 trang trại, chủ yếu ở miền Tây Nam - khu vực sản xuất chủ yếu món pate gan ngỗng trứ danh của nước này, cùng 15 con gà rừng.
Tháng 11 vừa qua, Chính phủ Pháp đã yêu cầu nông dân nuôi gia cầm trong nhà nhằm ngăn chặn nguy cơ các loài chim di cư làm lây lan virus, dù con gia cầm đầu tiên nhiễm cúm vào cuối tháng đó được phát hiện tại một địa điểm miền Bắc. Con gia cầm đầu tiên nhiễm cúm ở khu vực Tây Nam - nơi ghi nhận các ổ dịch hiện nay, được phát hiện hôm 16/12.
Mùa đông năm ngoái, hơn 500 trang trại của Pháp đã ghi nhận sự lây lan của dịch cúm, khiến 3,5 triệu con gia cầm, chủ yếu là vịt, bị tiêu hủy. Chính phủ đã phải chi tới hàng triệu USD để bồi thường cho người dân.
Không chỉ Pháp mà một số nước châu Âu cũng đang phải đối phó với virus cúm gia cầm H5N1 chỉ 1 năm sau khi chủng virus tương tự gây thiệt hại ở châu lục này. Bỉ và Anh đã công bố dịch cúm gia cầm bùng phát, trong khi Séc đã bắt đầu tiêu hủy 80.000 con gà, sau khi nước này thông báo dịch cúm H5N1 bùng phát tại một trang trại gia cầm ở làng Libotenice (vùng Ústecký, cách thủ đô Praha 60 km về phía Bắc) hồi tuần trước. Trong số 188.000 con gia cầm được nuôi tại trang trại trên của Séc, có tới hơn 50% số gia cầm đã chết trong đợt nghỉ lễ Giáng sinh và đến ngày 27/12 có thêm 8.000 con bị chết.
Căng thẳng giữa Anh và Pháp liên quan vấn đề quyền đánh cá Người phát ngôn chính phủ Anh tối 27/10 ra tuyên bố bày tỏ thất vọng sau khi Pháp đe dọa thực hiện các biện pháp trừng phạt liên quan vấn đề quyền đánh bắt cá hậu Brexit. Người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Paris. Ảnh: AFP/TTXVN Người phát ngôn của Chính phủ...