Kinh tế Nhật tiếp tục đi xuống
Quốc gia Đông Á tiếp tục thất bại trong nỗ lực vượt qua khỏi chu kỳ suy thoái, mặc cho chương trình kích thích kinh tế quyết liệt trong suốt 3 năm qua của Tokyo.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters
Cụ thể, Nội Các Nhật Bản sáng hôm nay (15/02) công bố GDP nước này suy giảm 1,4% trong quý IV/2015, cao hơn nhiều mức dự báo 0,8% trước đó của Bloomberg.
Tác động lớn nhất khiến kinh tế Nhật Bản tăng trưởng tiêu cực trong 3 tháng cuối năm 2015 là tiêu dùng cá nhân yếu, làm giảm hiệu quả của những chính sách kích cầu và cải thiện tốc độ lạm phát của Thủ tướng Shinzo Abe.
Bên cạnh đó, đồng Yen tăng mạnh so với USD cũng đang đè nặng lên các tập đoàn Nhật Bản, khiến xuất khẩu đình giảm. Đồng nội tệ của Nhật Bản đã tăng tới 6% so với USD kể từ đầu tháng nay.
“Bỏ qua các yếu tố thời vụ, khu vực tiêu dùng đang đi xuống rõ rệt, khi mà hộ gia đình đang cố gắng cắt giảm chi tiêu”, Yuichi Kodama, chuyên gia kinh tế trưởng tại Meiji Yasuda Life Insurance, nhận định, nhấn mạnh: “Kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn, trong bối cảnh đồng Yên mạnh kìm hãm đầu tư và xuất khẩu. Tôi không thấy dấu hiệu rõ ràng hỗ trợ nền kinh tế Nhật trong thời gian tới, ít nhất là trong ngắn hạn”.
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang ở trong vòng luẩn quẩn “tăng trưởng – suy thoái – tăng trưởng…” trong suốt 3 năm qua kể từ khi Thủ tướng Abe tái đắc cử năm 2012. Kể từ thời điểm đó, Tokyo tập trung vào chiến lược nâng cao thu nhập người dân, cải thiện đầu tư cũng như tiêu dùng, nhằm tạo động lực cho nền kinh tế, vốn đang trở nên “già cỗi” hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Kinh tế Nhật Bản rơi vào vòng luẩn quẩn “tăng trưởng – suy thoái – tăng trưởng…” trong suốt 3 năm qua. Nguồn: Bloomberg
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương nước này (BOJ) còn áp dụng một loạt biện pháp nhằm bơm tiền vào, kích cầu nền kinh tế, trong đó có chương trình mua trái khoán trị giá hàng trăm tỉ USD. Tuy nhiên tất cả những chính sách trên đều chưa cho thấy hiệu quả rõ ràng. Các chỉ tiêu quan trọng như tiêu dùng hộ gia đình, sản lượng công nghiệp hay xuất khẩu đều đi xuống trong tháng 12.
“Thu nhập đầu người tăng chậm là một nguyên nhân lớn giải thích cho tình trạng trì trệ của kinh tế Nhật bản”, Taro Saito, chuyên gia cao cấp tại Research Institute, cho hay.
Thu nhập bình quân của người lao động Nhật Bản chưa bao giờ tăng trên 1%/ năm trong suốt gần 2 thập kỉ qua, thậm chí còn giảm trong 4 năm gần đây, khi tính tới cả lạm phát.
Trong lúc này, trái ngược với chính sách thặt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), cơ quan đồng cấp Nhật Bản BOJ được cho là sẽ tiếp tục áp dụng và đẩy mạnh các biện pháp kích thích kinh tế trong cuộc họp vào tháng Ba tới.
Tuy vậy, Masamichi Adachi, chuyên gia tại JPMorgan Chase, cho rằng “Viễn cảnh tăng trưởng và lạm phát của Nhật Bản trong năm 2016 sẽ không mấy sáng sủa”.
Giới phân tích nhận định kinh tế Trung Quốc đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản – đi xuống cùng đồng USD yếu tương đối so với đồng Yên đang và sẽ đè nặng lên các công ty trong nước. Panasonic giảm dự báo lợi nhuận cho năm tài chính kết thúc vào tháng Ba tới, khi mà doanh số thiết bị gia dụng giảm mạnh ở Trung Quốc. Hitachi cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng bởi doanh số máy công nghiệp cũng như thiết bị khai thác dầu lao dốc ở Trung Quốc và trên thế giới.
Bloomberg dự báo Nhật có thể sẽ rơi vào trạng thái suy thoái trong 12 tháng tới, khiến nền kinh tế nước này trở nên tồi tệ hơn cả kể từ cuối năm 2012.
Theo An ninh tiên tê
Lãi suất âm có ý nghĩa ra sao với kinh tế Nhật Bản?
Từ ngày 16.2 tới đây, Nhật Bản sẽ gia nhập câu lạc bộ các nước áp dụng lãi suất tiêu cực với mức -0,1%. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với nền kinh tế của quốc gia Đông Á?
Bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ở thủ đô Tokyo - Ảnh: Reuters
Nhiều người Nhật Bản sẽ tìm kiếm đáp án cho câu hỏi trên ở châu Âu, nơi mà một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đã áp dụng lãi suất âm. Hồi tháng 12.2015, khi ECB tiếp tục hạ lãi suất huy động, tờ The Wall Street Journal đã kiểm tra tác động của lãi suất âm đối với khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) cùng ba nước láng giềng khác là Thụy Điển, Đan Mạch và Thụy Sĩ.
Tờ báo khi đó viết: "Cuộc phiêu lưu trong vùng lãi suất tiêu cực của châu Âu mới chỉ bắt đầu và còn cách đích đến khá xa. Lãi suất tiêu cực mà ECB áp dụng giúp làm giảm giá trị đồng euro (EUR), lạc quan hóa mọi chuyện đối với nhà xuất khẩu châu Âu và hàng hóa của họ vì chúng trở nên rẻ hơn trong mắt người mua nước ngoài. Tuy nhiên nền kinh tế châu Âu vẫn tăng trưởng rất thấp và lạm phát vẫn mắc kẹt ở mức gần 0".
Nhiều nội dung trên đây nghe có vẻ quen thuộc đối với những nhà quan sát kinh tế Nhật Bản lâu năm. Quốc gia Đông Á đã và đang chật vật với tăng trưởng yếu cùng lạm phát thấp, mặc cho một chương trình mua tài sản lớn đã được thiết kế nhằm kích thích kinh tế. Giống như ECB, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng muốn làm yếu nội tệ. Yen Nhật giảm giá sẽ thúc đẩy lạm phát, tạo động lực cho xuất khẩu.
Song liệu đồng tiền yếu đi sẽ tạo ra tác động như mong muốn? Còn lãi suất âm có đủ sức để kích thích kinh tế? Bằng chứng từ những gì châu Âu đã và đang trải qua cho thấy con đường sắp tới của BOJ có thể khó khăn.
Về lý thuyết, lãi suất âm khuyến khích cho vay, kích thích người dân và doanh nghiệp chi tiêu thay vì giữ tiền. Tuy nhiên cho đến nay, kết quả thực tế không mấy khả quan. Cho vay ngân hàng chỉ tăng khiêm tốn ở eurozone, giúp phục hồi kinh tế chậm và ổn định nhưng lạm phát vẫn chưa trở lại. Giá cả tiêu dùng chỉ tăng 0,1% trong tháng 11.2015. ECB hiện đặt mục tiêu lạm phát dưới 2%.
Châu Âu cũng cho thấy bài học về tác động dây chuyền của chính sách mà BOJ đang đi theo. Động thái hạ lãi suất của ECB đẩy các nền kinh tế láng giềng xa hơn vào con đường áp dụng lãi suất tiêu cực, với các thành quả không rõ ràng và một số tác dụng phụ không mong muốn.
Ở Thụy Sĩ, ngân hàng trung ương từ lâu cố gắng giữ franc Thụy sĩ không tăng quá nhiều so với EUR bằng cách bơm thêm franc và dùng chúng để mua EUR. Song đầu năm 2015, chương trình này đã dừng lại. Sau đó, để hỗ trợ các nhà xuất khẩu, Thụy Sĩ áp dụng lãi suất âm, khiến việc giữ đồng tiền bớt hấp dẫn hơn. Tuy vậy, franc vẫn tăng giá và đến nay đã bước vào phạm vi ổn định với mức giá trị so với euro tăng 11% so với trước đó.
Đan Mạch và Thụy Điển cũng có động thái tương tự. Lãi suất dưới 0 ở hai nước này làm tăng giá nhà, làm dấy lên lo ngại về bong bóng ở các thành phố lớn. Giá trung bình của một căn hộ Đan Mạch tăng 8% trong nửa đầu năm 2015 còn chi phí căn hộ Thụy Điển cao hơn 16% so với một năm trước.
Lãi suất tiêu cực đi kèm với một bất lợi: Lãi suất âm khiến các nhà băng Đan Mạch mất hơn 1 tỉ kroner, tương đương 145 triệu USD, trong năm nay. Những nền kinh tế này chứng kiến một loạt hậu quả khác, từ chuyện doanh nghiệp Đan Mạch nộp thuế sớm để tránh giữ tiền mặt đến ngân hàng Thụy Sĩ thu phí của khách hàng gửi tiền.
Jes Asmussen, chuyên gia kinh tế về Đan Mạch tại ngân hàng Handelsbanken cho hay ông không nghĩ đã có nước cuối cùng tham gia xu hướng này. "Lãi suất tiêu cực không có trong sách giáo khoa khi tôi được đào tạo làm một nhà kinh tế. Song đó là thế giới mà chúng ta đang sống hiện tại, và tình hình này chưa kết thúc", ông Asmussen nói.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nhật Bản - nơi biển quảng cáo sumo dự báo sức khỏe kinh tế Khi những võ sĩ sumo rục rịch bước vào giải đấu lớn cuối cùng trong tháng 1 ở Tokyo, nhà kinh tế Akiyoshi Takumori bắt đầu đếm số lượng biển quảng cáo và tính toán dự báo kinh tế của mình. Ảnh: Bloomberg Khi những võ sĩ sumo rục rịch bước vào giải đấu lớn cuối cùng trong tháng 1 ở Tokyo, nhà...