Kinh tế Nhật Bản gặp khó khi giá hàng hóa tăng mạnh

Theo dõi VGT trên

Việc Nga duy trì lực lượng quân đội xung quanh biên giới với Ukraine làm gia tăng lo ngại về tác động tiềm tàng của các căng thẳng giữa Nga và Ukraine đối với nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu của Nhật Bản, giữa bối cảnh đồn đoán về khả năng Nga tấn công Ukraine có thể tiếp tục gây áp lực tăng giá dầu thô và các nguyên liệu.

Kinh tế Nhật Bản gặp khó khi giá hàng hóa tăng mạnh - Hình 1
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng gây ra nhiều bất ổn cho thị trường chứng khoán Tokyo, với nhiều công ty môi giới dự báo nếu xảy ra cuộc tấn công của Nga chỉ số chứng khoán Nikkei 225 sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 26.000 điểm từ mức khoảng 27.000 điểm gần đây.

Mỹ và các đồng minh cảnh báo Nga rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine. Điều này có thể khiến Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt, dầu và năng lượng khai thác để trả đũa, qua đó thúc đẩy lạm phát tại Nhật Bản.

Chuyên gia đầu tư cấp cao Norihiro Fujito thuộc tổ chức tài chinh Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., Ltd cho biết căng thẳng địa chính trị khiến giá hàng hóa và lạm phát tăng gần đây. Ông nói: “Biên độ lợi nhuận của các công ty Nhật Bản có thể thu hẹp, điều này sẽ buộc các công ty tăng giá để bù đắp chi phí tăng cao. Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể buộc một số doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm triển vọng lợi nhuận năm tài chính 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022)”.

Căng thẳng giữa Nga và Phương Tây do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến giá dầu thô Trung Đông giao kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo đạt 62.920 yen (550 USD) cho 1.000 lít trong phiên ngày 14/2, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Giá xăng dầu tại Nhật Bản cũng tăng liên tiếp trong sáu tuần khi căng thẳng địa chính trị leo thang.

Trong nỗ lực giữ giá xăng dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut không tăng mạnh, Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida lần đầu tiên đưa ra chương trình trợ cấp cho ngành dầu mỏ vào tháng trước.

Tuy nhiên, Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ) tin rằng giá dầu mỏ sẽ tăng cao hơn nữa trong trường hợp Nga tấn công Ukraine. Đồng thời, PAJ kêu gọi chính phủ đưa ra các biện pháp bổ sung thêm để giảm bớt tác động tiềm tàng lên thị trường và nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.

Video đang HOT

Bà Maki Sawada, chiến lược gia tại công ty chứng khoán Nomura Securities Co., cho biết khi các công ty tiến hành tăng giá kể từ tài khóa trước, giá tăng cũng có thể dẫn đến giảm chi tiêu hộ gia đình. Tuy nhiên, chuyên gia Sawada cho rằng bất chấp nguy cơ tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với nền kinh tế Nhật Bản, người dân có thể thúc đẩy chi tiêu trong vài tháng tới khi số ca lây nhiễm COVID-19 dường như đã lên tới đỉnh điểm.

Kinh tế Nhật Bản đã qua cơn bĩ cực?

Quý II/2021, nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ tăng trưởng trở lại bất chấp việc Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba ở 10 tỉnh, thành trong gần 2 tháng.

Với kết quả tích cực như vậy, Văn phòng Nội các Nhật Bản dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng trở lại mức trước đại dịch trong năm nay nhờ sự gia tăng của xuất khẩu và đầu tư của khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số các nhà phân tích cho rằng điều đó khó xảy ra khi dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại.

Tâm lý lạc quan bao trùm

Kinh tế Nhật Bản đã qua cơn bĩ cực? - Hình 1
Quang cảnh đường phố tại Tokyo, Nhật Bản ngày 14/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Quý I/2021, GDP thực tế của Nhật Bản giảm tới 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1% so với quý trước đó do ảnh hưởng của việc ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai. Vì vậy, việc GDP thực tế quý II/2021 tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với quý trước đó là một điều khá ngạc nhiên, nhất là khi phạm vi áp dụng của tình trạng khẩn cấp lần thứ ba chiếm khoảng 50% quy mô của nền kinh tế và hơn 40% dân số của nước này.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng trở lại sau khi tăng trưởng âm trong quý I là do sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Trong quý II/2021, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 2,9%, trong khi chi tiêu dùng cá nhân tăng 0,8%. Đây là quý thứ tư liên tiếp, xuất khẩu của nước này tăng, nhưng là quý đầu tiên chi tiêu dùng cá nhân phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, đầu tư của khối doanh nghiệp và đầu tư vào nhà ở của người dân cũng tăng lần lượt là 1,7% và 2,1%.

Lý giải về sự phục hồi đầy bất ngờ này của nền kinh tế Nhật Bản, ông Takayuki Miyajima, chuyên gia kinh tế của Sony Financial Holdings Inc., cho rằng chi tiêu dùng cá nhân tốt hơn so với dự báo một phần là do nhiều người đã đi ra ngoài thường xuyên hơn và chi nhiều tiền hơn, đặc biệt trong tháng 6/2021, khi tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ ở phần lớn các tỉnh, thành tại Nhật Bản.

Trong khi đó, một quan chức của Chính phủ Nhật Bản cho biết chi tiêu vốn của các doanh nghiệp tăng chủ yếu là do những khoản đầu tư bị tạm dừng trong tài khóa 2020 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021) bắt đầu được các doanh nghiệp giải ngân trong tài khóa này, trong khi các khoản đầu tư cho việc số hóa và giảm khí thải CO2 cũng đang tăng.

Trong bối cảnh đó, một tâm lý lạc quan đang bao trùm nền kinh tế Nhật Bản. Không chỉ có chính phủ, giới doanh nghiệp nước này cũng khá lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế.
Kết quả khảo sát do Đài phát thanh - truyền hình Nhật Bản - NHK thực hiện từ ngày 21/7 đến 4/8 cho thấy hơn 70% công ty lớn ở Nhật Bản kỳ vọng kinh tế Nhật Bản sẽ hồi phục lên mức trước đại dịch vào năm tới và sau đó.
Cụ thể, về câu hỏi khi nào nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ hồi phục tới mức trước đại dịch, 5% người trả lời dự báo điều đó sẽ xảy ra vào nửa cuối của năm nay, 30% tin rằng sẽ xảy ra vào nửa đầu năm 2022 và 24% cho rằng vào nửa cuối năm sau. Chỉ có 8% tin rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ hồi phục lên mức trước đại dịch vào nửa đầu năm 2023 và 8% khác tin rằng vào nửa cuối năm 2023.

Rủi ro vẫn còn ở phía trước

Mặc dù cả chính phủ và giới doanh nghiệp Nhật Bản đều lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế nhưng giới phân tích lại tỏ ra khá thận trọng. Một số nhà phân tích cho rằng GDP thực tế của Nhật Bản khó có thể tăng trở lại bằng mức trước đại dịch vào cuối năm 2021 như kỳ vọng của Chính phủ.

Nguyên nhân chủ yếu là do kể từ đầu tháng 7/2021, dịch COVID-19 đã bùng phát dữ dội trở lại, khiến Chính phủ Nhật Bản phải quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ tư ở thủ đô Tokyo ngay trước thềm Thế vận hội Olympic vào ngày 8/7. Sau đó, Chính phủ Nhật Bản đã liên tục mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ra các tỉnh Chiba, Kanagawa, Saitama và Osaka vào ngày 30/7; Ibaraki, Tochigi, Gunma, Shizuoka, Kyoto, Hyogo và Fukuoka vào ngày 17/8; và Hokkaido, Miyagi, Gifu, Aichi, Mie, Shiga, Okayama và Hiroshima vào ngày 25/8.

Hiện nay, tình trạng khẩn cấp lần thứ tư đang bao trùm 21 trong tổng số 47 tỉnh, thành của nước này và sẽ có hiệu lực tới ngày 12/9. Ở các khu vực áp dụng tình trạng khẩn cấp, các nhà hàng và quán bar được yêu cầu ngừng phục vụ đồ uống có cồn và đóng cửa sớm, trong khi người dân được yêu cầu hạn chế đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết. Các biện pháp này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chi tiêu dùng cá nhân - một trong hai trụ cột quan trọng của nền kinh tế.

Ông Keiji Kanda, chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu Daiwa, nhận định: "Tình trạng khẩn cấp có thể sẽ bị kéo dài đến khoảng tháng 10". "Điều đó có nghĩa là hầu hết thời gian của quý III/2021 được đặt trong tình trạng khẩn cấp, do vậy, tăng trưởng kinh tế trong quý này sẽ rất thấp".

Video Player is loading.

PauseUnmute

Remaining Time 0:00

X

Mặc dù vậy, theo chuyên gia Kanda, tác động bất lợi về kinh tế của việc ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ tư dự kiến sẽ nhỏ hơn do hiệu quả của biện pháp này ngày càng giảm. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng sẽ vẫn ở mức khá thấp chừng nào tình trạng khẩn cấp vẫn còn hiệu lực.

Trước đó, khi Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai và thứ ba vào đầu năm nay, số người đến các cửa hàng và cơ sở giải trí đã giảm mạnh so với thời kỳ trước đó. Tuy nhiên, theo phân tích của Viện Nghiên cứu Daiwa, trong tình trạng khẩn cấp lần thứ tư, lưu lượng người đi lại chỉ giảm nhẹ ở Tokyo và gần như không đổi trên toàn quốc. Viện Nghiên cứu Daiwa dự đoán tình trạng khẩn cấp thứ tư sẽ làm GDP của Nhật Bản giảm khoảng 520 tỷ yen (4,7 tỷ USD) trong thời gian từ ngày 12/7 đến ngày 31/8, thấp hơn thiệt hại do tình trạng khẩn cấp thứ hai và thứ ba gây ra.

Mặc dù vậy, điều quan trọng là sự bùng phát của dịch COVID-19 ở nhiều nước trên thế giới đang tác động không nhỏ tới các chuỗi cung ứng quan trọng của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là chuỗi cung ứng của các hãng chế tạo ô tô.
Trong tháng 8, một số hãng chế tạo ô tô lớn của nước này đã phải cắt giảm sản lượng, trong đó riêng Toyota Motor phải cắt giảm sản lượng tại 14 trong số 15 nhà máy của hãng này ở Nhật Bản cho đến cuối tháng Chín. Toyota dự báo sẽ phải cắt giảm tới 40% sản lượng trên toàn cầu vì dịch COVID-19. Điều đáng nói là ô tô đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản và xuất khẩu lại là một trong hai động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế nước này. Vì vậy, không loại trừ khả năng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ đi ngang hoặc thậm chí tăng trưởng âm trong quý tới.

Trong bối cảnh đó, tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% nhằm duy trì lãi suất cho vay thấp đối với các công ty và hộ gia đình. Bên cạnh đó, BoJ công bố đại cương chương trình hỗ trợ cho vay và đầu tư đối với các tổ chức tài chính nhằm đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.

Được triển khai từ nay tới tài khóa 2030, chương trình hỗ trợ cho vay và đầu tư mới sẽ tiếp nối chương trình khuyến khích cho vay hỗ trợ tăng trưởng sắp kết thúc vào tháng 6/2022. Trong chương trình này, BoJ sẽ cung cấp các khoản vay không lãi suất có kỳ hạn tới 1 năm cho các tổ chức tài chính, trong khi trong chương trình cho vay hỗ trợ tăng trưởng, BoJ cung cấp các khoản vay có lãi suất 0,1% và kỳ hạn tới 4 năm cho các ngân hàng tài trợ cho các dự án có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Cho đến nay, tổng số dư của chương trình cho vay hỗ trợ tăng trưởng này lên tới 7.500 tỷ yen (68 tỷ USD).

Ngoài các biện pháp của BoJ, để vực dậy nền kinh tế Nhật Bản, theo chuyên gia Kanda, lựa chọn thực tế duy nhất của Chính phủ là đẩy nhanh chương trình tiêm chủng. Mặc dù Nhật Bản chậm hơn so với các nước phát triển khác trong việc triển khai chương trình tiêm vaccine COVID-19 nhưng tỷ lệ tiêm chủng ở nước này đang tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Các số liệu thống kê mới nhất của Chính phủ Nhật Bản cho thấy tính tới ngày 22/8, hơn 66,53 triệu người ở Nhật Bản đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19, trong đó có gần 51,78 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi, chiếm hơn 40% dân số nước này.

Nếu tỷ lệ tiêm chủng tăng nhanh, điều đó sẽ cho phép Chính phủ Nhật Bản nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với các hoạt động kinh tế, qua đó giúp tăng chi tiêu dùng cá nhân và vực dậy nền kinh tế. Mặc dù vậy, kịch bản này sẽ chỉ xảy ra nếu không xuất hiện các biến thể mới có khả năng kháng vaccine. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, đó không phải là một điều hoàn toàn không thể xảy ra. Vì vậy, thật khó nói khi nào nền kinh tế Nhật Bản sẽ qua cơn bĩ cực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Thủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái LanThủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan
14:29:24 20/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025

Tin đang nóng

Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025
Thu Quỳnh: Sợ được khen trẻ khi đóng phim "Cha tôi, người ở lại"Thu Quỳnh: Sợ được khen trẻ khi đóng phim "Cha tôi, người ở lại"
21:23:09 21/02/2025

Tin mới nhất

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

06:28:25 22/02/2025
Năm nay, địa điểm này đã được trang bị ghế dài, bàn cà phê và con đường ngắm cảnh được trang trí bằng các họa tiết hoa anh đào và một bãi cỏ để du khách nghỉ ngơi và dã ngoại.
Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

06:25:40 22/02/2025
Các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine cần nhanh chóng hợp tác với phía Washington để hoàn tất thỏa thuận này. Theo đề xuất, Mỹ sẽ sở hữu 50% cổ phần trong các mỏ đất hiếm chiến lược của Ukraine, một nguồn tài nguyên có giá trị lên đến hàng ...
Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

06:22:43 22/02/2025
"Chúng ta phải kết thúc cuộc chiến này. Và tôi có thể nói với bạn rằng các đồng minh châu Âu của chúng ta cũng hiểu sự cần thiết đó. Cuộc chiến đã kéo dài quá lâu", ông Johnson nói thêm.
Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

06:20:26 22/02/2025
Việc ông Musk được bổ nhiệm làm nhân viên chính phủ đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump đã trao cho tỷ phú giàu nhất thế giới quyền lực lớn đối với các hoạt động của chính phủ liên bang.
Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

06:17:24 22/02/2025
Các đồng minh của Ukraine tại Washington khẳng định rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky có thể cải thiện mối quan hệ với Tổng thống Donald Trump nếu chấp nhận một thỏa thuận khai thác đất hiếm do Mỹ đề xuất, điều mà Kiev đến nay vẫn từ c...
Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

06:09:38 22/02/2025
Giới quan sát đã lý giải rằng thị trường đã đẩy giá đồng USD lên cao trước khi ông Trump nhậm chức, khiến hoạt động chốt lời sau đó có thể kéo đồng bạc xanh suy giảm.
Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

06:08:47 22/02/2025
Khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đàm phán với phía Liên bang Nga, người Ukraine lo sợ rằng họ sẽ bị loại khỏi các cuộc thương lượng và bị cắt đứt nguồn hỗ trợ từ Mỹ, bao gồm cả viện trợ vũ khí.
EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

05:59:32 22/02/2025
"Thay vì sử dụng tiền thuế của người dân để mua khí đốt, và số tiền đó lại chảy vào quỹ chiến tranh của Nga, chúng ta cần đảm bảo rằng EU tự sản xuất năng lượng của mình", ông Jorgensen nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn chung với truyề...
Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

00:15:09 22/02/2025
Hiện tại, sự sống đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện giàu oxy, nhưng theo dự báo, khí quyển Trái Đất sẽ trở nên đầy methane và thiếu oxy.
Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

00:08:07 22/02/2025
Phái đoàn của Nga và Mỹ được cho là đã bí mật đàm phán về cuộc chiến Ukraine vài tháng gần đây tại Thụy Sĩ, nguồn thạo tin cho hay.
Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

00:05:35 22/02/2025
Những sắc lệnh ban hành trong tháng đầu tiên nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cho thấy ảnh hưởng lớn đến thế giới.
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky

Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky

23:24:25 21/02/2025
Vị đồng minh thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng cuộc khảo sát mới về việc ông Zelensky được lòng người dân Ukraine đã bị thao túng.

Có thể bạn quan tâm

Tôi khó sinh nên phải vào viện trước nửa tháng nhưng chồng không xuất hiện một lần, khi về nhà, nhìn anh nằm bất động mà tôi ngã quỵ

Tôi khó sinh nên phải vào viện trước nửa tháng nhưng chồng không xuất hiện một lần, khi về nhà, nhìn anh nằm bất động mà tôi ngã quỵ

Góc tâm tình

07:12:15 22/02/2025
Tôi bật khóc hỏi chồng đã xảy ra chuyện gì thì em gái chồng từ trong phòng chạy ra... Vợ chồng tôi lấy nhau 6 năm, tốn rất nhiều tiền để chữa vô sinh.
Esports Việt đón bước ngoặt lịch sử, cộng đồng cũng liên tưởng nhiều "tương lai đẹp"

Esports Việt đón bước ngoặt lịch sử, cộng đồng cũng liên tưởng nhiều "tương lai đẹp"

Mọt game

07:10:09 22/02/2025
Mới đây, Đài truyền hình Việt Nam đã thông báo VTVCab và On Live sẽ phát sóng các bộ môn Esports đình đám trên các nền tảng của nhà đài.
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Sao châu á

06:33:46 22/02/2025
Hoàng Cảnh Du lộ ảnh hẹn hò ở Phú Quốc, nhưng Trương Nghê Thượng lên tiếng phủ nhận. Đến chiều ngày 21/2, vợ cũ Hoàng Cảnh Du lớn tiếng mắng mỏ, tag hẳn Trương Nghê Thượng
Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Ẩm thực

06:29:06 22/02/2025
Thành phẩm món ăn cũng vô cùng hấp dẫn ngay khi được đặt lên bàn. Chúng ngọt mềm và xốp với hương thơm từ củ mài, thịt cùng với đậu nành Nhật bên dưới thấm đẫm nước súp.
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Hậu trường phim

06:25:29 22/02/2025
Trở lại màn ảnh rộng sau 10 năm, Song Hye Kyo đang không được như ý khi bộ phim Nữ tu bóng tối chưa bùng nổ doanh thu, đồng thời phải nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Phim âu mỹ

06:20:56 22/02/2025
Một trong những thương hiệu kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại - Final Destination sẽ chính thức trở lại vào mùa hè năm nay, hứa hẹn tạo nên cơn sốt cho phòng vé toàn cầu.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...