Kinh tế Nga tổn thất thế nào vì các lệnh trừng phạt của phương Tây?
Theo một nghiên cứu của Bloomberg Economics, khối lượng của nền kinh tế Nga hiện nay thấp hơn 6% so với mức tăng trưởng lẽ ra nước này có thể đạt được. Nguyên nhân là do các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt cách đây bốn năm.
Kinh tế Nga tổn thất thế nào vì các lệnh trừng phạt của phương Tây?
Theo các chuyên gia kinh tế của Bloomberg, hiện tại GDP của Nga thấp hơn 10% so với dự đoán vào cuối năm 2013. Điều đáng chú ý là, nguyên nhân của tình trạng này là do giá dầu giảm, việc áp dụng lạm phát mục tiêu…., nhưng đồng thời, các lệnh trừng phạt cũng đóng một vai trò lớn trong vấn đề này.
“Khoảng cách giữa dự báo và hiệu suất thực tế có lẽ là hậu quả của các biện pháp trừng phạt đã được áp dụng và duy trì trong suốt 5 năm qua”, nhà phân tích Scott Johnson của Bloomberg Economics cho biết.
Theo các chuyên gia, yếu tố này gây ra mối nghi ngờ về dự báo của Chính phủ Nga về việc cải cách và đầu tư sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP cả nước ở mức hơn 3% vào năm 2021. “Sự tăng trưởng như vậy là khả thi, nhưng tốc độ của nó sẽ không bền vững nếu không có sự tăng mạnh về năng suất nền kinh tế”, ông Johnson nói.
Quan hệ giữa Liên bang Nga và các nước phương Tây đã xấu đi do tình hình ở Ukraine và xung quanh việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.
Vào tháng 7/2014, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã chuyển từ các biện pháp trừng phạt được nhắm mục tiêu chống lại các cá nhân và công ty Nga thành các biện pháp trừng phạt chống lại toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga.
Nga đã nhiều lần tuyên bố không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine và chủ thể của các thỏa thuận Minsk.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, nước này chỉ trích cuộc bầu cử lựa chọn lãnh đạo Cộng hòa Donestk và Lugansk tự xưng, cũng như bầu ra thành viên Hội đồng Nhân dân hôm 11/11 ở khu vực Đông Nam Ukraine, gọi đây là “vở hài kịch”.
Trong một tuyên bố, bà Nauert nêu rõ: “Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác châu Âu chỉ trích cuộc bầu cử ‘gian dối’ hôm 11/11 tại khu vực miền Đông Ukraine do Nga kiểm soát. Chúng tôi có chung quan điểm phản đối hành động vi phạm đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Theo đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington sẽ tiếp tục áp đặt trừng phạt đối với Moscow đến khi nào Nga thực thi đầy đủ thỏa thuận hòa bình Minsk.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ trích cuộc bầu cử ở Donbass làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Giới chức Kiev thì tuyên bố họ sẽ không công nhận kết quả cuộc bầu cử. Điện Kremlin cho biết, Nga thấu hiểu mục đích cuộc bầu cử của các nước cộng hòa tự xưng ở Ukraine, bởi các khu vực này đã bị Ukraine từ bỏ.
Theo infonet
Lý do vũ khí Nga đắt hàng và khiến lệnh trừng phạt của phương Tây "bất lực"
Vũ khí của Nga có nhiều ưu điểm được khách hàng thế giới ưa chuộng. Với S-400, dù có giá tới 400 triệu USD nhưng hệ thống phòng thủ này vẫn trở thành mặt hàng được nhiều nước săn đón mặc cho Mỹ và các đồng minh tìm cách trừng phạt các nước mua vũ khí này.
Sputnik cho hay khi mà các nền kinh tế lớn nhất châu Âu ngày càng tăng cường hợp tác với Moscow, rất nhiều nhà ngoại giao ở phương Tây hiện phải thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt cho nước Nga đều thất bại.
Bắt đầu được triển khai vào tháng 3/2014, lệnh trừng phạt Nga mà các nước phương Tây áp đặt nhằm ngăn cản Moscow tiếp cận với các nguồn tài chính cũng như tiến hành các giao dịch quan trọng. Bằng những biện pháp này phương Tây tin tưởng sẽ cô lập hoàn toàn Moscow.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga được nhiều nước quan tâm
Tuy nhiên, thực tế Nga thực hiện thành công ngày càng nhiều thương vụ quốc tế. Moscow bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 hiện đại nhất thế giới cho các nước là bằng chứng rõ ràng cho thấy, các lệnh trừng phạt của phương Tây dường như không có tác dụng nhiều với Nga như các nước này kỳ vọng.
Dù có giá tới 400 triệu USD nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến hàng đầu thế giới S-400 của Nga vẫn trở thành mặt hàng được nhiều nước săn đón mặc cho Mỹ và các đồng minh tìm cách trừng phạt các nước mua S-400.
Cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều ký các thỏa thuận mua S-400 năm nay, trong khi Trung Quốc đã tiếp nhận hệ thống phòng thủ này từ Nga. Ngoài ra, các cuộc đàm phán để triển khai mua S-400 cũng đang được tiến hành giữa Điện Kremlin và Iraq, Saudi Arabia và Qatar.
"Không còn nghi ngờ gì về việc cô lập Nga. Thậm chí không còn ai đề cập tới vấn đề này. Đã có những bước đột phá lớn nhờ Trung Quốc và Ấn Độ. Thông điệp ở đây là Nga vẫn mở cửa cho các giao dịch làm ăn", Andrei Frolov, tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu Vũ khí của Nga, cho biết.
Các biện pháp trừng phạt Nga do Mỹ thiết kế đã không đạt được mục tiêu, thậm chí giới ngoại giao và tài chính còn nhận định các lệnh trừng phạt này là sự thất bại hoàn toàn.
Mối quan hệ ngày càng được thắt chặt giữa Nga và Trung Quốc đã phá vỡ những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn Moscow tiếp cận với các cơ chế thương mại và tài chính. Trong khi đó, Nga vẫn đang đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của nước này trong nền ngoại giao toàn cầu, tờ Finance Time cho hay.
Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đều ca ngợi mối quan hệ nồng ấm với Nga, cho phép Moscow mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông, ngay cả khi Mỹ đã giảm dần sự hiện diện tại khu vực này.
Nhu cầu của châu Âu về dầu và khí đốt Nga ngày càng tăng, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu lục này vào Nga cũng tăng theo. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng thực hiện hàng loạt chuyến thăm ngoại giao tới Nga. Các động thái này dường như đi ngược lại với giọng điệu cứng rắn từ NATO, trong đó các nước ngoài mặt đều tuyên bố ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga do Mỹ dẫn đầu.
"Việc cô lập Nga là bất khả thi, điều đó đã quá rõ ràng. Hiện có rất nhiều lựa chọn cho Moscow trên trường quốc tế", Andrei Bystritsky, chủ tịch Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, nhận định.
Đắt hàng ở các nước Saudi Arabia và Trung Đông
Theo người đứng đầu tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev cho biết, đơn đặt hàng của Rosoboronexport đã vượt ngưỡng 50 tỷ USD, trong đó hợp đồng với các nước Saudi Arabia và Trung Đông chiếm tỉ lệ đáng kể.
Một trong những điều cơ bản khiến vũ khí Nga được ưa chuộng là bởi sự thích ứng với các điều kiện khí hậu trên biển, trên mặt đất, trên không và đặc biệt là tính hiệu quả trên thực tế chiến trường.
Vũ khí của Nga có nhiều ưu điểm được khách hàng thế giới ưa chuộng.
Tính hiệu quả và giá cả phải chăng là lợi điểm của vũ khí và thiết bị quân sự Nga, và đó cũng được cho là lý do quan trọng nhất mà khách hàng ưa chuộng vũ khí Nga.
Bên cạnh đó là chế độ hậu mãi khi mua vũ khí Nga - trong đó nổi bật nhất là chính sách sẵn sàng hợp tác theo phương châm các bên cùng có lợi của Mosow - đã khiến các khách hàng tìm đến với vũ khí và thiết bị quân sự Nga.
Tại triển lãm hàng không quốc tế lần thứ 6 mang tên Bahrain International Airshow 2018, được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16/11, Rosoboronexport sẽ giới thiệu hơn 250 mẫu vũ khí Nga và trang thiết bị quân sự tiên tiến nhất của Nga. Bao gồm cả tên lửa phòng không tầm xa S-400, hệ thống tên lửa Pantsyr, máy bay chiến đấu Su-35, máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76MD-90A, máy bay không người lái Takhion và Orlan-10E.
Theo Rosoboronexport, các vũ khí Nga, đặc biệt là hệ thống phòng không sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm đáng kể tại triển lãm.
Giới phân tích cho rằng khách hàng ưa chuộng vũ khí Nga, nhất là khách hàng Saudi Arabia, thực ra không có gì bất ngờ, mà điều đó đã thể hiện qua việc đồng minh tại vùng đất nóng bất chấp đe doạ của Mỹ, quyết sở hữu hệ thống phòng không S-400.
Theo nguoiduatin
Nga - phương Tây leo thang về thay máu chính trường đông Ukraine Lực lượng li khai được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine dự kiến sẽ tổ chức bầu cử tại hai nước cộng hòa tự xưng vào ngày 11/11. Các cuộc bầu cử ở "Cộng hòa Nhân dân" Donetsk và Lugansk tự xưng đã bị Kiev và phương Tây lên án mạnh mẽ. "Trong khi Ukraine có những bước đi tích cực để...