Kinh tế Nga tăng trưởng 6,6% trong tháng 1
Bộ Kinh tế Nga ngày 24/3 cho biết nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 6,6% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, con số này là 4,3% vào tháng 12/2021.
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2 vừa qua, Mỹ và đồng minh đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm cô lập quốc gia này với kinh tế thế giới. Để đối phó lệnh trừng phạt của phương Tây và ngăn đồng ruble lao dốc, Điện Kremlin và Ngân hàng trung ương Nga đã triển khai nhiều bước đi, bao gồm cấm mua USD và cấm xuất khẩu ngũ cốc.
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko ngày 23/3 hối thúc người dân không tích trữ thuốc men, trong bối cảnh nhiều người lo ngại tình trạng thiếu hụt và tăng gia vì các lệnh trừng phạt của phương Tây do cuộc xung đột tại Ukraine.
Ngoài ra, ông Murashko cũng cho biết cơ quan chức năng đang theo dõi các hãng thuốc đưa ra thông tin về “tình trạng thiếu hàng”.
Hiện giá bán một số mặt hàng như thuốc chống co giật và thuốc điều trị tuyến giáp đã tăng 10 lần. Các loại thuốc chống viêm do nước ngoài sản xuất, dùng cho trẻ em, cũng gần như không còn hàng tại các hiệu thuốc từ giữa tháng này. Một số cửa hàng bán online đã đăng giá các mặt hàng này cao gấp 10 lần so với mức giữa tháng 2.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga không bao gồm hoạt động nhập khẩu thuốc men, vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên, truyền thông cảnh báo rằng các công ty Nga có thể không nhập khẩu được nguyên liệu đầu vào và các nguyên liệu thành phần để sản xuất trong khi ngành sản xuất thuốc địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu này.
Bulgaria phản đối lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga
Ngày 8/3, Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov cho biết nước này không thể ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga trong bối cảnh các nước phương Tây cân nhắc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong đó có việc ngừng nhập dầu mỏ và khẩu khí đốt của nước này, liên quan việc Moskva tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới bên lề một kỳ họp của Quốc hội, Thủ tướng Petkov nêu rõ: "Chúng tôi làm việc với Liên minh châu Âu (EU) nhằm đảm bảo rằng những biện pháp trừng phạt có sức mạnh tối đa, song một điều mà chúng tôi không thể làm là chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt (từ Nga)"
Thủ tướng Bulgaria nhấn mạnh các nước thành viên EU sẽ "trải qua khó khăn lớn" nếu khối này quyết định cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga. Ông cho rằng các nước châu Âu rất phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga cho đến khi khối này có sự đạ dạng hóa về nguồn cung năng lượng.
Hiện Bulgaria tiếp nhận 77% khí đốt tự nhiên từ Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và nhà máy lọc dầu duy nhất của nước này thuộc quyền sở hữu của công ty dầu khí Lukoil của Nga.
Trước đó, ngày 7/3, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo việc áp đặt cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường toàn cầu. Theo đó, giá dầu sẽ tăng không dự đoán trước được, có thể lên đến 300 USD/thùng. Ông cho rằng thị trường châu Âu sẽ không thể nhanh chóng tìm ra nguồn cung thay thế dầu mỏ Nga, có thể mất hơn một năm và người tiêu dùng châu Âu sẽ phải chịu mức giá đắt đỏ hơn.
WB: Kinh tế Nga đối mặt không ít rủi ro Nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Nga, ông David Knight ngày 20/12 đã nêu 4 rủi ro chính đối với nền kinh tế "xứ sở Bạch dương". Giàn khoan dầu LSP-1 của Tập đoàn LUKOIL thuộc Nga ở ngoài khơi Biển Caspi, cách Astrakhan khoảng 180km. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Knight, 4 rủi ro đó là đại...