Kinh tế Nga sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009
Do tác động của việc dầu giảm giá mạnh và lệnh cấm vận của phương Tây, kinh tế Nga giảm sút trong tháng 11 và đây là lần giảm đầu tiên trong vòng 5 năm qua, Chinh phu Nga thông báo vào ngày 29.12.
Một người dân Nga chờ rút tiền ở máy ATM ở Moscow – Anh: AFP
Bộ Kinh tế Nga cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tháng 11 giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần giảm đầu tiên tính từ tháng 10. 2009, theo AFP.
AFP bình luận do áp lực từ giá dầu xuống thấp và lệnh cấm vận của phương Tây, Nga đang trượt dần vào một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện, với sự sụp đổ của đồng rúp và lạm phát tăng vọt.
Đồng rúp Nga đã biến động dữ dội hồi đầu tháng 12 và Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17% nhằm giải cứu đồng rúp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hồi tuần trước cảnh báo kinh tế Nga có thể thu hẹp lại 4% vào năm 2015 do giá dầu giảm còn khoảng 60 USD/thùng, với mức thâm hụt ngân sách 3%.
Ông Siluanov còn nói thêm rằng chinh phu sẽ phải cắt giảm chi tiêu mạnh hơn hoặc dự trữ ngoại tệ, đồng thời nhận định mức cắt giảm dự kiến 10 % hiện nay là không đủ.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nga cũng cảnh báo với mức giá dầu hiện tại, kinh tế trong nước có thể giảm đến 4,8% trong năm 2015 và phải đến năm 2017 mới phục hồi.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Thị phần điện thoại của Samsung giảm đáng kể trong quý III
Hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới hiện chiếm 20,6% thị phần điện thoại trong khi cùng kỳ năm ngoái là 25,7% theo thống kê của Gartner.
Hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết đã có tổng cộng gần 456 triệu điện thoại được tiêu thụ trong quý III/2014. Trong số này, Samsung dẫn đầu với hơn 94 triệu máy, giảm hơn 5% so với quý III/2013 là 117 triệu máy.
Nokia/Microsoft đứng thứ hai với 9,5% thị phần với 43,1 triệu điện thoại, giảm từ 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi sản lượng của hai hãng đứng đầu đều sụt giảm, các tên tuổi còn lại trong top 10 nhà sản xuất điện thoại lớn nhất toàn cầu đều khởi sắc. Cụ thể, Apple tăng thị phần từ 6,7% năm 2013 lên 8,4% năm nay với hơn 38 triệu điện thoại được bán ra. LG chiếm 4,2%, tăng nhẹ so với mức 4% trước đây. Các công ty Trung Quốc chiếm trọn phần còn lại của bảng xếp hạng với thị phần không chênh lệch đáng kể.
Samsung vẫn đứng thứ nhất nhưng không còn mạnh như trước.
Ở phân khúc smartphone, Samsung chỉ còn đạt 24,4% thị phần dù năm ngoái họ vươn lên tới 32,1%. Apple xếp vị trí á quân với 12,7% trong khi Huawei, Xiaomi và Lenovo chiếm ba thứ tự còn lại của Top 5.
Thị phần của Samsung sẽ tiếp tục giảm hay tăng trong năm tới được đánh giá là sẽ phụ thuộc rất lớn vào những ấn tượng mà họ tạo ra cho người dùng khi trình làng mẫu điện thoại quan trọng Galaxy S6 đầu năm 2015. Sản phẩm này được đồn là sẽ có tự lột xác về kiểu dáng so với phong cách thiết kế truyền thống của Samsung.
Sản lượng smartphone quý III/2014 tăng 20% so với năm ngoái, nhưng doanh số của Samsung giảm 8%.
Về hệ điều hành di động, Android của Google tiếp tục thống trị thế giới với 83,1% trong khi Apple iOS cũng tăng nhẹ từ 12,1% lên 12,7%. Việc hai nền tảng này mở rộng thị phần khiến Windows Phone bị giảm từ 3,6% xuống 3%. BlackBerry hiện cũng chỉ còn vỏn vẹn 0,8%.
Minh Minh
Theo VNE
iPad đứng trước nguy cơ lần đầu tiên sụt giảm doanh số Con số iPad bán ra trong năm 2014 giảm tới 12,7% so với năm 2013 nhưng cũng thể hiện một phần bức tranh toàn cảnh của thị trường tablet năm nay. Năm 2014 có thể chứng kiến lần đầu doanh số iPad bị sụt giảm. Năm 2014 có thể trở thành năm đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm về doanh số của...