Kinh tế Nga lún sâu vào suy thoái
Chính phủ Nga vừa thông báo, trong quý 3 vừa qua, nền kinh tế này đã suy giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục lún sâu hơn vào vòng xoáy suy thoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm nay, GDP cả nước đã sụt giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014. Điều đó cho thấy, Matxcơva tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ giá dầu thấp và các lệnh cấm vận từ phương Tây.
Chính phủ Nga ước tính nền kinh tế sẽ co hẹp 3,9% trong năm 2015, trước khi phục hồi nhẹ ở mức 0,7% vào năm 2016.
Trong tháng trước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Nga sẽ sụt giảm 3,8% trong năm 2015. Tuy nhiên, WB cảnh báo, GDP cả năm có thể giảm tới 4,3% nếu giá dầu tiếp tục rơi xuống dưới ngưỡng 50 USD/thùng từ nay đến hết năm.
WB cũng cho rằng, năm 2016, kinh tế Nga tiếp tục suy giảm 0,6% và phải đến năm 2017, nền kinh tế này mới có thể phục hồi trở lại.
Video đang HOT
Hiện nay, chi phí triển khai các cuộc tấn công quân sự của Nga tại Syria đang ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn ngân sách của Matxcơva.
GDP liên tục tăng trưởng âm, đồng rúp mất giá cộng với chi tiêu ngân sách quốc phòng tăng mạnh sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin trong thời gian tới.
Theo_Hà Nội Mới
Kinh tế Nga suy thoái nghiêm trọng hơn, vì sao?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế Nga sẽ suy giảm trong dài hạn.
Khảo sát mới nhất của Reuters vừa được công bố đầu tháng 10 này và được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại có cái nhìn bi quan hơn về dự báo tăng trưởng kinh tế Nga. Theo đó, các nhà phân tích dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm 4% trong năm nay do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại tác động đến kinh tế toàn cầu, mang lại cho nền kinh tế Nga - đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu thấp và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây - nhiều vấn đề hơn.
Tổng thống Vladimir Putin đang đứng trước nỗi lo nền kinh tế Nga ngày càng suy thoái nghiêm trọng hơn.
Trước đó, cuộc khảo sát của Reuters thực hiện vào cuối tháng 8/2015 dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 3,7% trong năm 2015 - nhiều hơn dự báo trong tháng 7/2015 là sẽ suy giảm 3,5%.
Các nhà phân tích cũng đánh giá tình hình lạm phát tại Nga sẽ ngày càng tồi tệ với tỷ lệ lạm phát năm nay được dự báo ở mức 12,8% - cao hơn ước tính 11,9% trong cuộc khảo sát cuối tháng 8/2015.
Khảo sát mới đây của Reuters cũng dự báo nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 0,2% trong năm 2016 - thấp hơn so với dự báo tháng 8/2015 là sẽ tăng trưởng 0,5% trong năm 2016.
"Dữ liệu kinh tế mới nhất của Nga khiến chúng tôi không thể thảo luận một cách nghiêm túc khi nào việc phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu", nhà phân tích Olga Lapshina của ngân hàng St Petersburg nói.
Thông tin trên thực ra không quá bất ngờ khi từ hồi tháng 8/2015, Chính phủ Nga đã thông báo nền kinh tế nước này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng trong quý II/2015 khi sụt tới 4,6%, cao hơn nhiều so với mức giảm 2,2% của quý 1. Những chỉ số kinh tế khác của Nga cũng rất tệ hại. Tiêu dùng tiếp tục suy giảm, doanh số bán lẻ hạ tới 9,4% trong tháng 6. Tăng trưởng của ngành công nghiệp sụt gần 5% trong quý II.
Thời gian qua, giới chức Nga đã nhiều lần tự tin tuyên bố nước này đã vượt qua thời điểm khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, giá dầu liên tục sụt giảm đã khiến kinh tế Nga lại lao đao và giá đồng rúp giảm mạnh.
Báo Financial Times dẫn lời chuyên gia Irene Shvakman của Hãng McKinsey ở Moscow cảnh báo: "Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ mà Nga phải trải qua. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa chứng kiến điều tồi tệ nhất".
Đổ tiền cho không kích Vào thời điểm nay, nước Nga cũng đang phải đổ tiền vào chiến dịch không kích tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria. Hiện Moscow đã huy động 4 loại chiến đấu cơ tham gia chiến dịch này, gồm: Su-24M, Su-25, Su-30SM và Su-34. Các loại bom được Nga sử dụng là loại bom có điều khiển như KAB-500/KAB-250, tên lửa không đối đất Kh-29L. Người phát ngôn Tổng thống Nga - Dmitry Peskov khẳng định, chi phí không kích hoàn toàn được trích từ ngân sách chính phủ Nga, không có bất cứ đóng góp tài chính nào từ phía Syria.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Putin đau đầu vì nạn 'chảy máu chất xám' Giữa suy thoái kinh tế và bốn bề lệnh trừng phạt, Tổng thống Putin còn đang "đau đầu" vì một thực trạng khác: chảy máu chất xám. Nhiều người Nga thành đạt, giàu có đã và đang rời quê hương để đến Đức, Mỹ, Phần Lan, Israel... Tổng thống Vladimir Putin đối mặt với thực trang "chảy máu chất xám" ở nước Nga...