Kinh tế Nga khó trông đợi từ Trung Quốc
Việc thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc đang mang lại triển vọng tích cực cho nền kinh tế Nga, tuy nhiên điều này chưa hẳn là giải pháp thỏa đáng cho Moscow trong cuộc chiến chống lại lệnh trừng phạt từ phương Tây, theo CNN.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – Ảnh: Reuters
Hàng loạt thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Nga và Trung Quốc được ký kết trong thời gian qua. Truyền thông Mỹ cho rằng đó là biểu hiện cho thấy Nga đang tìm được con đường mới, một luồng gió mới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Mặc dù vậy, “việc Nga chuyển trọng tâm sang châu Á không thể lấp đầy khoảng trống khi đối đầu với phương Tây”, hãng truyền thông CNN (Mỹ) lập luận trong bài viết ngày 19.5.
Quan hệ kinh tế còn yếu
Trung Quốc không thể giúp Nga “bù đắp” sự mất mát các thị trường vốn tại châu Âu, giám đốc công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, ông Alexander Kliment nhận định.
Video đang HOT
Những hợp đồng, thỏa thuận kinh tế giữa Nga và Trung Quốc giúp Moscow tìm thấy thị trường mới ngoài Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên theo CNN, giá trị thương mại giữa hai nước ở mốc 90 tỉ USD vào năm ngoái trên thực tế chỉ bằng 1/5 so với giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) năm 2012.
Trong cuộc gặp gỡ gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống nhất đẩy mạnh kế hoạch cho vay của các ngân hàng Trung Quốc vào công ty Nga, khoảng 25 tỉ USD trong vòng 3 năm.
Tuy nhiên theo ông Vladimir Kolychev, chuyên gia tại tập đoàn đầu tư VTB Capital, giá trị đầu tư giữa Nga và Trung Quốc đến nay vẫn khiêm tốn một cách đáng ngạc nhiên.
Ông Kolychev nói với tạp chí Forbes: “Việc đầu tư phần lớn qua lời nói nhiều hơn hành động. Tính riêng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong 5 năm qua Trung Quốc chỉ đầu tư 2 tỉ USD vào Nga, còn phía Trung Quốc hầu như chẳng trông đợi gì từ FDI của Nga”.
Trung Quốc có ưu tiên “cứu” Nga ?
Trong bài viết ngày 15.5 có tựa đề Liệu Trung Quốc có giúp được Nga bằng việc đầu tư ?, Forbes dẫn ra thêm một lý do quan trọng nữa để thấy Nga khó trông đợi ở Trung Quốc: Mục tiêu của Bắc Kinh.
Ngoài Nga, Trung Quốc cũng tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ – Ảnh: Reuters
Ông Sean Glodek, giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, nhận xét rằng các động thái hợp tác giữa hai bên thời gian qua chỉ “trùng hợp rơi vào bối cảnh Nga tìm đường thoát lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây”. Nghĩa là dù Nga có chú trọng Trung Quốc và châu Á nói chung, nhưng Bắc Kinh không chắc nhìn Nga theo chiều hướng tương tự.
Thay vào đó, việc Trung Quốc cùng Nga hợp tác chỉ là một trong những hướng phát triển đương nhiên trong tham vọng mở rộng thị trường toàn cầu của Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng tích cực đầu tư vào Mỹ, thay vì “kề vai sát cánh” với Nga. Bài viết trên báo New York Times (Mỹ) hôm 20.5 cho thấy Trung Quốc vẫn đang đầu tư hàng tỉ USD vào Mỹ bất chấp căng thẳng giữa chính phủ hai bên.
Công ty nghiên cứu Rhodium Group hôm 19.5 đưa ra kết quả cho thấy Trung Quốc đã đầu tư 46 tỉ USD vào Mỹ từ năm 2000 đến nay, rải rác khắp nơi và trên nhiều lĩnh vực.
Ông Glodek cho rằng dù Trung Quốc sẽ không thể giúp Nga đa dạng hóa các hoạt động kinh tế cũng như nguồn vốn đầu tư, đó cũng là lựa chọn bắt buộc và “không phải tồi tệ trên mọi phương diện” của Moscow.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Không đi trước, không đến sau
Quan hệ giữa Nhật Bản và Cuba đang có triển vọng mở ra thời kỳ mới với việc lần đầu tiên có Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Cuba.
Giống như EU, Nhật Bản bị kiềm chế trong suốt thời gian dài và không thể thúc đẩy quan hệ với Cuba bởi Mỹ thực thi chính sách bao vây, cấm vận và trừng phạt Cuba. Bây giờ, Mỹ và Cuba đang xúc tiến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mở đường cho những đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ cũng bình thường hóa hoặc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Cuba.
Mỹ và Cuba đang xúc tiến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mở đường cho những đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ cũng bình thường hóa hoặc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Cuba - Ảnh minh họa: Reuters
Tất cả những đối tác này cho tới nay không dám và không thể đi trước Mỹ trong việc bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Cuba. Nhưng bây giờ, họ ganh đua nhau đẩy mạnh quan hệ với Cuba và không ai muốn về sau trong cuộc ganh đua ấy. Trong việc này, họ không chỉ nhằm vào Cuba mà còn nhằm vào cả khu vực Trung và Nam Mỹ.
Những đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, không hoàn toàn đối đầu về ý thức hệ và không xung khắc lợi ích về chính trị an ninh và dân chủ nhân quyền với Cuba ở mức độ như Mỹ nhưng đều vì phải lưu ý đến quan hệ với Mỹ mà chịu chấp nhận tổn hại đến lợi ích của mình trong quan hệ với Cuba. Bây giờ, những rào cản ấy đang dần được tháo gỡ nên họ có thể gỡ gạc lại.
Nhu cầu của Nhật Bản không chỉ lớn mà còn cấp thiết. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với những khu vực và châu lục xa xôi hơn hẳn những thời chính phủ trước, trong đó có khu vực Trung và Nam Mỹ, mà với Cuba vừa là sự khởi đầu mới lại vừa là bước đột phá.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,5% Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế thế giới năm 2015 sẽ tăng trưởng 3,5%, có thể tăng lên thành 3,8% trong năm 2016, theo Reuters. Kinh tế thế giới 2015 sẽ phát triển "vừa phải" - Ảnh: Reuters IMF cũng bi quan về khả năng tăng trưởng của Mỹ, trong lúc đánh giá cao những tín hiệu tích cực...