Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử
Năm nay, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng kinh tế Mỹ sẽ có thể “ hạ cánh mềm”. Tuy nhiên, việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ đang làm phức tạp thêm triển vọng này.
Các container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.
Trả lời phỏng vấn Yahoo Finance, ông Joseph Stiglitz, nhà kinh tế đoạt giải Nobel kiêm Giáo sư tại Đại học Columbia, cho rằng kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn “hạ cánh mềm”, song giai đoạn này có thể sẽ kết thúc vào ngày 20/1/2025, khi ông Trump chính thức nhậm chức.
Video đang HOT
Ông Trump và các chính sách mà ông đề xuất có khả năng gây lạm phát cao hơn, do các cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông bao gồm việc áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu, cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và hạn chế nhập cư. Các chính sách này có thể tạo áp lực lớn lên thâm hụt ngân sách liên bang vốn đang ở mức cao và khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) phải xem xét lại đường hướng lãi suất.
Nhà kinh tế Jan Hatzius của ngân hàng Goldman Sachs, nhận định rủi ro lớn nhất hiện nay là việc áp thuế toàn diện, điều có thể tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.
Bà Jennifer McKeown, nhà kinh tế tại công ty tư vấn Capital Economics, thừa nhận lạm phát có nguy cơ tăng, chủ yếu do các chính sách thuế quan và hạn chế nhập cư mà ông Trump đề xuất.
Thuế quan là một trong những cam kết được ông Trump nhắc đến nhiều nhất trong chiến dịch tranh cử. Tổng thống đắc cử Mỹ đã cam kết sẽ áp thuế ít nhất 10% đối với tất cả các đối tác thương mại và 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Stiglitz nhấn mạnh mức thuế này chắc chắn sẽ gây lạm phát.
Ông Neel Kashkari, Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, lưu ý khả năng các quốc gia khác trả đũa như một cuộc chiến thương mại sẽ duy trì lạm phát ở mức cao trong dài hạn.
Theo ông Stiglitz, nếu lạm phát gia tăng, Fed sẽ phải tăng lãi suất. Ông cho rằng khi kết hợp lãi suất cao hơn với sự trả đũa từ các quốc gia khác, kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tồi tệ nhất: Kinh tế vừa gánh lạm phát, vừa đình trệ hoặc tăng trưởng chậm.
Các nhà đầu tư đã bắt đầu điều chỉnh dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Fed. Theo công cụ FedWatch của CME, từ lần cắt giảm đầu tiên vào ngày 18/9 vừa qua, thị trường kỳ vọng Fed sẽ có ít nhất ba lần cắt giảm lãi suất vào năm tới.
Hiện nay, kinh tế Mỹ vẫn duy trì sự ổn định bất chấp các đợt tăng lãi suất. Doanh thu bán lẻ trong tháng Mười đã vượt qua dự báo, GDP tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức khoảng 4%, và lạm phát xuống 2%.
Một yếu tố khác cần lưu ý là hiện vẫn chưa rõ chính sách nào sẽ được ưu tiên khi ông Trump chính thức nhậm chức vào tháng 1/2025. Điều này khiến cho các dự đoán về nền kinh tế Mỹ trong tương lai trở nên khó khăn.
Chiến lược đầu tư dài hạn hậu bầu cử Mỹ: Cơ hội và thách thức
Sự hưng phấn ban đầu của thị trường chứng khoán trước chiến thắng của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã lắng xuống.
Các container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là lúc nhà đầu tư phải phân tích kỹ lưỡng tác động dài hạn từ các chính sách tiềm năng của ông Trump. Mặc dù phản ứng ban đầu của thị trường cho thấy sự lạc quan về các chính sách ủng hộ mở rộng và tăng trưởng kinh tế, nhưng những phân tích sâu hơn cho thấy một bức tranh phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải linh hoạt và thận trọng khi đưa ra những quyết định.
Những được, mất từ chính sách thuế và thương mại
Những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Trump tập trung vào hai vấn đề chính: Cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 21% xuống 15% cho các nhà sản xuất tại Mỹ và áp đặt thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu.
Theo ông Dan Coatsworth, nhà phân tích đầu tư tại nền tảng đầu tư trực tuyến AJ Bell, việc cắt giảm thuế có khả năng thúc đẩy lợi nhuận sau thuế, từ đó khuyến khích doanh nghiệp tái đầu tư, mua lại cổ phần và chi trả cổ tức. Những điều này sẽ góp phần đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, đề xuất áp thuế, có thể lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và 20% đối với các nước khác, đặt ra những rủi ro lạm phát đáng kể.
Mặc dù ông Trump cam kết sẽ kiểm soát được lạm phát, nhưng giới quan sát vẫn còn nhiều lo ngại. Sau khi đạt đỉnh 9,1% vào năm 2022, lạm phát tại Mỹ đang giảm dần và tiến gần mục tiêu 2% do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đề ra. Tuy nhiên, 16 nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel đã cảnh báo vào tháng 6/2024, rằng các đề xuất của ông Trump có thể đẩy lạm phát tăng cao trở lại.
Ông Coatsworth cũng bày tỏ lo ngại này. Theo ông, việc tăng thuế quan đồng nghĩa tăng giá bán đáng kể cho người tiêu dùng, dẫn đến giảm nhu cầu và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, một cam kết khác của ông Trump về siết chặt quản lý hoạt động nhập cư có thể buộc doanh nghiệp Mỹ phải chi nhiều hơn cho việc trả lương. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động, đẩy lương lên cao và góp phần làm tăng áp lực lạm phát.
Tác động từ các chính sách của ông Trump đến lạm phát có thể ảnh hưởng đến chiến lược lãi suất của Fed. Nhiều khả năng, ngân hàng trung ương này sẽ giữ lãi suất chủ chốt ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Mặc dù việc Fed cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn vẫn có thể xảy ra, ông Coatsworth cho rằng Fed có thể không cắt giảm mạnh tay như kỳ vọng, nếu lạm phát tăng mạnh dưới thời Tổng thống đắc cử Trump. Theo ông, kịch bản này "trái ngược với những gì thị trường chứng khoán đã dự đoán" và nó có thể gây ra sự đảo ngược xu hướng tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Fed đang thay đổi hướng đi.
Ngược lại, ở châu Âu, các chính sách bảo hộ của Mỹ có thể thúc đẩy Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đẩy nhanh việc cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, các đề xuất thuế quan của ông Trump đặt ra mối đ.e dọ.a đặc biệt đối với các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu hoặc quỹ của Trung Quốc. Ông Coatsworth chỉ ra nhiều công ty Trung Quốc đã kiếm được nhiều tiề.n từ việc bán hàng hóa sang Mỹ và giờ đây họ phải đối mặt với viễn cảnh lợi nhuận giảm do thuế quan tăng. Châu Âu cũng có thể chịu tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ.
Nhà phân tích của AJ Bell cảnh báo rằng leo thang căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hoặc Liên minh châu Âu (EU) có thể gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài sản.
Những ngành nào hưởng lợi từ chính sách của ông Trump?
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán chi tiêu quốc phòng ở châu Âu sẽ tăng trở lại dưới thời ông Trump và khiến EU tốn khoảng 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng và ông được kỳ vọng sẽ tiếp tục hành động trong nhiệm kỳ mới, qua đó tạo điều kiện cho cổ phiếu quốc phòng của Mỹ tăng giá. Ngay sau thông thông tin ông Trump đắc cử, các cổ phiếu nhóm này như BAE Systems, Northrop Grumman và Booz Allen Hamilton, đều phản ứng rất tích cực.
Lập trường ủng hộ dầu mỏ của ông Trump, bao gồm cả những lời hứa về việc tăng cường khoan dầu trên đất liên bang và cấp thêm giấy phép xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG), đã thúc đẩy hoạt động giao dịch cổ phiếu của Chevron và ExxonMobil. Việc nới lỏng quy định có thể thúc đẩy hơn nữa ngành dầu mỏ tại Mỹ.
Ngành ngân hàng cũng được dự đoán sẽ hưởng lợi đáng kể từ một số chính sách dưới thời ông Trump. Lãi suất cao hơn, nền kinh tế nhận được kích thích và khả năng nới lỏng các quy định nghiêm ngặt dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho các ngân hàng.
Thị trường tiền điện tử cũng sẽ nằm trong nhóm hưởng lợi. Sau khi đã tăng vọt vào ngày bầu cử 5/11, đồng bitcoin có thể hưởng lợi dài hạn hơn từ tham vọng biến nước Mỹ thành "thủ đô tiề.n điện tử của hành tinh" do ông Trump nêu ra. Khả năng nới lỏng quy định đối với tài sản kỹ thuật số có thể thúc đẩy hơn nữa sự quan tâm đến tiề.n điện tử.
Nhìn chung, bức tranh đầu tư dài hạn trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Trump mang đến cả cơ hội và rủi ro. Mặc dù cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định có thể kích thích một số ngành nhất định, nhưng mối đ.e dọ.a của chiến tranh thương mại và áp lực lạm phát đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận. Các nhà đầu tư nên theo dõi sát sao những diễn biến chính sách, đặc biệt là về thương mại và quy định để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Ngày 30/10, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới tiếp tục tăng trưởng ổn định trong quý III/2024 nhờ tiêu dùng và chi tiêu của chính phủ. Báo cáo công bố trong bối cảnh các vấn đề kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Mỹ trước thềm...