Kinh tế Mỹ thiệt hại nặng thế nào khi chính phủ đóng cửa?
Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Mỹ thiệt hại 1,2 tỷ USD mỗi tuần do việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vì bế tắc về ngân sách xây tường biên giới.
Đây là lần Chính phủ Mỹ đóng cửa lâu nhất và chưa rõ khi nào sẽ hoạt động hoàn toàn trở lại.
Ảnh: Bloomberg
CNBC vừa trích dẫn một nguồn tin giấu tên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết, cứ mỗi tuần chính phủ ngừng hoạt động thì tăng trưởng kinh tế của Mỹ sụt giảm 0,1 điểm phần trăm.
Bế tắc kể từ ngày 22/12/2018 đến nay chưa có lối thoát vì Nhà Trắng và Quốc hội vẫn chưa chịu nhượng bộ nhau quanh khoản tiền 5,7 tỷ USD mà ông Trump đề xuất cho việc xây tường biên giới ngăn cách với Mexico.
Hãng phân tích tài chính S&P ước tính, tình trạng chính phủ đóng cửa đã khiến kinh tế Mỹ mất 3,6 tỷ USD tính đến 11/1, tương đương mỗi tuần 1,2 tỷ USD – và tính đến ngày đóng cửa thứ 25 thì tổng thiệt hại là 4,3 tỷ USD, tăng khoảng 170 triệu USD mỗi ngày.
Nếu đà này kéo dài thêm một tuần nữa thì kinh tế Mỹ tổn thất đúng bằng số tiền mà Tổng thống Trump đòi Quốc hội chi cho kế hoạch xây tường.
Hiện có 9 bộ bị ảnh hưởng vì thiếu ngân sách hoạt động, trong đó có Bộ An ninh Nội địa, Bộ Tư pháp, Bộ Nhà ở, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Khoảng 800.000 nhân viên chính phủ vẫn buộc phải nghỉ phép hoặc làm việc không lương.
Theo hãng tin AP, tác động từ chính phủ đóng cửa cũng bắt đầu lan tỏa khắp nước Mỹ. Hành khách xếp hàng dài hơn tại một số sân bay, vì thêm nhiều nhân viên rà soát an ninh không đi làm trong khi việc kiểm tra thực phẩm và dược phẩm bị hạn chế.
Video đang HOT
Nông dân, những người vốn chịu thiệt hại từ những tranh cãi thương mại gần đây, không thể nhận được viện trợ của liên bang.
Thanh Hảo
Theo Vietnamnet
Người Mỹ lao đao vì chính phủ đóng cửa
Đã hơn 20 ngày trôi qua kể từ khi chính phủ Mỹ đóng cửa ngừng một phần hoạt động với gần 800.000 nhân viên liên bang bị mất việc hoặc làm việc không lương.
Đây có thể là đợt đóng cửa chính phủ lâu nhất lịch sử nước này, mang nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến nền kinh tế và ngoại giao.
Kinh tế điêu đứng
Các nhà kinh tế cho biết đợt đóng cửa chính phủ dài ngày năm nay tuy chưa có tác động thấy rõ đối với nền kinh tế Mỹ nhưng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy hơn một khi tấn công vào niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Dịch vụ tài chính hàng đầu J.P. Morgan đã cắt giảm dự báo tăng trưởng quý I-2019 từ mức 2,25% xuống còn 2%. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế từ Ngân hàng Merrill Lynch dự báo tăng trưởng quý IV-2019 giảm xuống còn 2,8%, giảm 0,1% nếu chính phủ tiếp tục đóng cửa.
Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách chính phủ, dự báo chi tiêu của Mỹ sẽ giảm dần do nhân viên liên bang bị sa thải không thể đáp ứng chi tiêu căn bản. Đồng thời, sức đầu tư của các doanh nghiệp cũng giảm sút do mất đi niềm tin đối với chính sách nhà nước.
"Các nhân viên liên bang đúng ra sẽ được trả lương từ ngày 23-12-2018 đến ngày 5-1-2019. Trong khi đó, 800.000 nhân viên bị sa thải sẽ chẳng nhận được gì" - nhà kinh tế học kỳ cựu Omair Sharif viết. Ông lưu ý rằng dữ liệu thất nghiệp cho thấy 4.760 nhân viên liên bang đã nộp đơn yêu cầu bồi thường vào 29-12-2018 nhưng hầu hết không nhận được hồi đáp.
Tờ The New York Times cho biết hôm nay (12-11), đợt đóng cửa chính phủ lần này sẽ là quãng thời gian dài nhất trong lịch sử mà nhân viên liên bang không được nhận mức ngân sách xứng đáng. Trước năm 1981, các cơ quan chính phủ vẫn có thể hoạt động khi không có ngân sách (vì chính phủ đóng cửa) bằng cách cắt giảm những khoản chi tiêu không quan trọng.
Nhân viên liên bang biểu tình bên ngoài điện Capitol ngày 10-1-2019. Ảnh: AP
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell, tại Câu lạc bộ kinh tế Washington, cho biết khả năng theo dõi nền kinh tế của FED bị ảnh hưởng vì các báo cáo quan trọng như doanh số bán lẻ và GDP đều do Bộ Thương mại tính toán, trong khi cơ quan này đang khó khăn vì chính phủ đóng cửa.
Các chuyên gia từ Tập đoàn Moody phân tích, việc ngừng hoạt động kéo dài cũng sẽ có tác động tiêu cực trên diện rộng đối với nền kinh tế Mỹ và các cơ quan khác, bao gồm chính quyền liên bang, các công ty định hướng tiêu dùng. Mức thanh khoản của các nhà thầu dịch vụ quốc phòng và một số tổ chức phát hành trái phiếu đô thị phụ thuộc vào tài trợ của liên bang cũng chịu áp lực. Việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến việc cung cấp ngân sách cho chín cơ quan liên bang, chiếm khoảng 325 tỉ USD chi tiêu chính phủ, theo ghi nhận của Moody.
Đợt đóng cửa hiện nay đang bắt đầu đánh vào tâm lý thị trường chứng khoán. Cổ phiếu tại Mỹ bắt đầu giảm vào thứ Năm (10-1) sau khi ông Trump đăng trên Twitter rằng ông sẽ không đến diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos tại Thụy Sĩ vào cuối tháng này vì chính phủ Mỹ đang ngừng hoạt động. Các nhà thị trường đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy việc đóng cửa sẽ còn kéo dài.
Chúng ta chưa từng trải qua đợt đóng cửa chính phủ nào dài như hiện nay. Nếu còn kéo dài, tôi khẳng định hậu quả được phản ánh trên các chỉ số kinh tế là không hề nhỏ.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang JEROME POWELL
Ngoại giao chịu "vạ lây"
Việc chính phủ đóng cửa kéo dài mà không hứa hẹn ngày kết thúc ảnh hưởng không nhỏ đến nhân viên đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới.Nhiều người trong số khoảng 75.000 nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ - trong đó có 50.000 người được tuyển dụng tại các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài - đang gặp khó khăn trong công việc và thậm chí chi tiêu căn bản trong thời gian Nhà Trắng và Quốc hội đưa ra thỏa thuận cuối cùng. Tờ Vox bình luận hóm hỉnh rằng chính sách đối ngoại Mỹ trong tình cảnh hiện nay giống như một cỗ máy chạy bằng khói nhiên liệu.
Các nhà ngoại giao Mỹ cũng lo lắng về khoản lương họ đáng được nhận. Các nhân viên chính phủ quan trọng hàng đầu của Mỹ đang phải vật lộn để chi trả tiền thực phẩm, thuốc men vì chịu ảnh hưởng từ đợt đóng cửa lịch sử này.
Việc đóng cửa cũng tác động tiêu cực đến quá trình đào tạo các nhà ngoại giao. Một nguồn tin cho biết các lớp học ngôn ngữ dành cho viên chức ngoại giao đã ngừng hoạt động. Các nhà ngoại giao không thành thạo ngôn ngữ sẽ khó lòng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, bảo vệ và phục vụ chính quốc gia mình tại nước ngoài.
Đằng sau cánh cửa chính phủ đóng kín của Mỹ chính là những hệ lụy đe dọa trực tiếp đến kinh tế và ngoại giao nước này. Nếu tình trạng này còn kéo dài, chính quyền ông Trump có lẽ sẽ ghi nhận những cột mốc đen tối nhất trong lịch sử quản lý công của chính phủ xứ cờ hoa.
Những lần chính phủ Mỹ đóng cửa dài nhất
Hầu hết các đợt đóng cửa chính phủ chỉ kéo dài vài ngày. Dưới đây là năm đợt đóng cửa chính phủ dài nhất lịch sử nước Mỹ.
- 21 ngày - Tổng thống Bill Clinton, 1995-1996: Xung đột xảy ra giữa Tổng thống dân chủ Bill Clinton và Quốc hội Cộng hòa về việc tài trợ cho chương trình bảo hiểm Medicare, giáo dục, môi trường và y tế công cộng trong ngân sách liên bang.
- 20 ngày (còn tiếp diễn) - Tổng thống Donald Trump, 2018-2019: Sự việc bắt đầu vào ngày 22-12-2018 với nguyên nhân Quốc hội từ chối thông qua yêu cầu chi 5.6 tỉ đôla cho bức tường biên giới của ông Trump.
- 16 ngày - Tổng thống Barack Obama, 2013: Các dân biểu Cộng hòa đưa ra các nghị quyết trì hoãn Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền, được gọi là Obamacare của Tổng thống Barack Obama.
- 5 ngày - Tổng thống Bill Clinton, 1995: Kéo dài từ ngày 14 đến 19 - 11-1995, khởi đầu cho đợt đóng cửa 21 ngày kéo dài đến năm 1996 diễn ra sau đó với 800.000 nhân viên bị sa thải.
- 3 ngày - Tổng thống Donald Trump, 2018: Ba ngày đóng cửa chính phủ đầu tiên của năm 2018 cũng liên quan đến vấn đề nhập cư. Gần 700.000 nhân viên liên bang được cho là đã bị sa thải trong thời gian ngừng hoạt động này.
BẢO NGỌC
Theo PL
Hàn Quốc "đại cải tổ" nội các, thay thế một lúc 5 Bộ trưởng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng mới và quan chức cấp cao Cục Tình báo quốc gia. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 30/8 tiến hành một cuộc cải tổ nội các lớn, theo đó sẽ thay thế 5 vị trí Bộ trưởng, lần đầu tiên kể từ khi nhà lãnh đạo này nhậm chức...