Kinh tế Mỹ suy thoái ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế đang phát triển
Kinh tế Mỹ suy thoái sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt các nước đang phát triển.
Đây là nhận định mới của ông Josua Pardede, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Permata (Indonesia).
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, ông Pardede cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã suy giảm trong 2 quý liên tiếp, là dấu hiệu cho thấy kinh tế bắt đầu suy thoái. Một số yếu tố cấu thành nền kinh tế như tiêu dùng đã giảm, lạm phát tăng tới mức cao nhất trong 40 năm. Nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới sẽ cao hơn nhiều trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cùng tăng khiến tiêu dùng và đầu tư giảm.
Theo nhà kinh tế này, một cú sốc xảy ra với nền kinh tế Mỹ cũng sẽ khiến kinh tế toàn cầu chững lại và trao đổi thương mại toàn cầu giảm. Khi đó, xuất khẩu của Indonesia và các nước đang phát triển cũng sẽ giảm vì Mỹ là đối tác thương mại chính của những nước này. Do đó, các nước đang phát triển, trong đó có Indonesia, nên giảm thiểu hoặc tránh bị ảnh hưởng nặng nề bằng cách tìm thêm các đối tác thương mại, củng cố những nền tảng kinh tế nội địa và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, nhà kinh tế trưởng của Permata cũng cảnh báo khi kinh tế Mỹ suy thoái, tâm lý e ngại rủi ro cũng sẽ tăng cao dẫn tới tình trạng rút vốn từ các thị trường tài chính, đặc biệt là trái phiếu. Ông dẫn chứng khối lượng sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ của Indonesia đã giảm khoảng 7,8 tỷ USD nên về cơ bản, điều này khiến đồng nội tệ rupiah yếu đi so với đồng USD. Do đó, các chính phủ và các ngân hàng trung ương ở những nước đang phát triển cần thực hiện các biện pháp để ổn định tỷ giá.
FED không loại trừ khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái
Ngày 22/6, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhận định mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn đang vững mạnh, song một loạt đợt tăng lãi suất mạnh nhằm hạ nhiệt lạm phát vẫn có thể dẫn đến suy thoái.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 14/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước các thành viên Ủy ban Ngân hàng, Nhà ở và Các vấn đề đô thị của Thượng viện Mỹ, Chủ tịch Powell cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với một môi trường toàn cầu "không chắc chắn" và có thể chứng kiến lạm phát tăng bất ngờ. Ông nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách hiểu được những khó khăn do giá cả tăng cao và cam kết giảm lạm phát, hiện đã lên mức cao nhất trong 40 năm qua. Theo ông, kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh và có thể thích nghi với việc siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, trong khi việc giảm lạm phát cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của thị trường lao động. Khi được hỏi về nguy cơ suy thoái, Chủ tịch FED thừa nhận dù đây không phải là điều mong muốn, song khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. Diễn biến trên khắp thế giới trong những tháng vừa qua cho thấy rất khó để đạt được mức lạm phát mục tiêu 2% và vẫn đảm bảo được thị trường lao động tăng trưởng tốt. Ông Powell cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần linh hoạt hơn bởi nền kinh tế có thể phát triển theo nhiều hướng bất ngờ.
Kinh tế Mỹ đã phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19 nhờ chi tiêu tăng mạnh, từ đó giúp việc làm tăng nhanh và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống gần mức thấp nhất trong 50 năm. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở, ô tô và các mặt hàng khác lại không được đáp ứng do tình trạng gián đoạn nguồn cung tại những nơi COVID-19 vẫn hoành hành. Điều này đã đẩy lạm phát lên cao và càng trở nên nghiêm trọng hơn sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga khiến giá thực phẩm và nhiên liệu leo thang. Tuy nhiên, Chủ tịch Powell lưu ý rằng lạm phát tăng cao là xu hướng toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng ở nước Mỹ. Nhiều ngân hàng trung ương cũng đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ. Mặc dù có nhiều yếu tố thúc đẩy lạm phát nằm ngoài kiểm soát của FED, song ông chỉ ra rằng biện pháp tăng lãi suất vẫn có tác động khi giảm bớt đầu tư và các hoạt động trong lĩnh vực nhà ở do chi phí thế chấp tăng lên.
FED đang chịu nhiều áp lực trong việc ứng phó với những thay đổi của nền kinh tế, vốn được hưởng lợi nhiều từ các gói kích thích của chính phủ liên bang. Tuần trước, ngân hàng này đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong gần 30 năm và cam kết sẽ có thêm các động thái tương tự để chống lại đà tăng giá, trong đó giá xăng và thực phẩm đang phi mã, khiến hàng triệu người Mỹ phải chật vật chi tiêu. Chủ tịch Powell cũng không loại trừ một đợt tăng lãi suất tương tự vào tháng 7.
Sau tuyên bố của Chủ tịch FED về nguy cơ suy thoái, chứng khoán Mỹ đã lập tức giảm điểm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/6, chỉ số Dow Jones đã giảm 0,2% xuống 30.483,13 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã lần lượt giảm 0,1% và 0,2% xuống còn 3.759,89 điểm và 11.053,08 điểm.
Trong khi đó, giá dầu cũng đi xuống do lo ngại về nguy cơ nhu cầu suy yếu khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Cụ thể, giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm 2,5% xuống 111,74 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 3% xuống 106,19 USD/thùng.
Dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái, tỷ phú Elon Musk cắt giảm nhân sự Tesla Người đàn ông giàu nhất thế giới nhận định nền kinh tế Mỹ suy thoái là "điều không thể tránh khỏi" và có thể sẽ sớm xảy ra. Tỷ phú Elon Musk dự đoán Mỹ suy thoái trong tương lai gần. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Qatar tại Doha ngày 21/6, tỷ...