Kinh tế Mỹ năm 2021 tăng trưởng mạnh nhất trong gần 40 năm
Kinh tế Mỹ đã bật tăng trở lại với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2021, đánh dấu sự phục hồi ấn tượng sau một năm 2020 suy giảm.
Đây là thông tin mới được Chính phủ Mỹ công bố ngày 27/1.
Cảng hàng hóa ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này năm 2021 là 5,7%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984. Điều này đánh dấu sự phục hồi ấn tượng vì chỉ một năm trước đó, kinh tế Mỹ suy giảm 3,4%, mức giảm sâu nhất trong 74 năm.
Video đang HOT
Đáng chú ý, quý IV/2021, kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,9% dù đã bị cản trở do tác động của đợt bùng phát mạnh dịch COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế Mỹ tăng trưởng trong khoảng từ 3,4%-7% trong quý IV/2021. GDP Mỹ tăng trưởng 2,3% trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cả cũng không ngừng tăng trong năm 2021, đạt đỉnh trong giai đoạn từ tháng 10-12, trong đó chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 6,5%, cao nhất trong 40 năm. Tính cả năm 2021, kinh tế Mỹ ghi nhận lạm phát tăng 3,9%. Nếu không tính các mặt hàng thực phẩm giá dễ dao động và năng lượng thì chỉ số PCE lõi của Mỹ tăng 3,3% năm 2021 và riêng quý IV/2021 là 4,9%.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ có được động lực mạnh mẽ từ các gói kích thích kinh tế quy mô lớn và chính sách lãi suất thấp. Đà tăng trưởng giảm dần vào cuối năm 2021 khi Mỹ ghi nhận đợt bùng phát mới do biến thể Omicron, khiến chi tiêu giảm trong khi các hoạt động kinh tế cũng bị gián đoạn do tác động của dịch bệnh.
Tốc độ tăng trưởng GDP mạnh sẽ là cơ sở vững chắc cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất vào tháng 3 tới. Trước đó, phát biểu ngày 26/1 sau cuộc họp chính sách, Chủ tịch FED Jerome Powell nhận định nền kinh tế Mỹ hiện không cần hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ ở mức cao nữa và vì vậy, FED sẽ sớm có đủ cơ sở để nâng lãi suất.
Các CEO ủng hộ chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Mỹ
Chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được sự ủng hộ của một số lãnh đạo doanh nghiệp, khi ông đang thúc đẩy trở lại Kế hoạch xây dựng lại tốt hơn, với các biện pháp chi tiêu và tăng thuế trị giá gần 2.000 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Biden đã có cuộc gặp các Giám đốc điều hành (CEO) General Motors, Ford, Microsoft, Etsy, Salesforce và các công ty khác tại Nhà Trắng vào ngày 26/1. Ông nhấn mạnh đến những lợi ích của việc tăng đầu tư cho các vấn đề về khí hậu, chế tạo và chăm sóc trẻ em.
Tổng thống đề cập tới những lợi ích của việc trợ cấp chăm sóc trẻ em và phổ cập mẫu giáo khi nói với CEO của nhà sản xuất động cơ Cummins, Tom Linebarger. Ông Linebarger nói chăm sóc trẻ em là một gánh nặng lớn với những bậc cha mẹ làm việc tại công ty của ông và đó rõ ràng là một vấn đề cần giải quyết.
Vẫn chưa rõ thời điểm Quốc hội xem xét kế hoạch của ông Biden, sau khi thượng nghị sỹ của bang West Virginia, Joe Manchin, người nắm lá phiếu quan trọng về phía đảng Dân chủ tại Thượng viện, phản đối kế hoạch trên do lo ngại về tác động đến nợ công và lạm phát.
Ông Manchin cũng không ủng hộ kế hoạch của ông Biden về việc tiếp tục cấp tín dụng thuế trẻ em và trợ cấp hàng tháng theo gói hỗ trợ trong đại dịch.
Quốc hội Mỹ cũng sẽ thảo luận về các vấn đề khác trong kế hoạch trên như thỏa thuận cấp 52 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất chip trong bối cảnh thiếu nguồn cung.
CEO của General Motors, Mary Barra, nhấn mạnh công ty này đang phát triển xe điện và việc tài trợ cho các nhà sản xuất chip là cần thiết.
Lần đầu tiên thâm hụt thương mại theo tháng của Mỹ vượt 100 tỉ USD Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã lần đầu tiên vượt mốc 100 tỉ USD trong tháng 12/2021 vừa qua, khi kinh tế Mỹ tiếp tục đà hồi phục, làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN Số liệu công bố ngày 26/1 cho thấy thâm hụt...