Kinh tế Malaysia đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 22 năm
Dữ liệu của Cục Thống kê Malaysia cho thấy tăng trưởng của nước này trong cả năm 2022 đạt 8,7%, gần gấp 3 lần mức 3,1% được ghi nhận của năm 2021 và là tốc độ cao nhất kể từ năm 2000.
Người dân mua thịt gà tại một khu chợ ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 1/9/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) mới đây tuyên bố nền kinh tế nước này sẽ không rơi vào suy thoái trong năm 2023, đồng thời công bố mức tăng trưởng mạnh hơn dự kiến của năm 2022 khi quốc gia Đông Nam Á này tìm được chỗ đứng vững chắc hơn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đang cảnh báo không nên quá lạc quan, lưu ý rằng nhu cầu trong nước vẫn im ắng và có những rủi ro đối với ngành công nghiệp điện tử quan trọng của Malaysia phát sinh từ việc sa thải nhân công và tâm lý chung về sự suy giảm trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.
Cụ thể, dữ liệu của Cục Thống kê Malaysia cho thấy tăng trưởng của nước này trong cả năm 2022 đạt 8,7%, gần gấp 3 lần mức 3,1% được ghi nhận của năm 2021 và là tốc độ cao nhất kể từ năm 2000.
Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 20/7/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Video đang HOT
Theo Thống đốc BNM Nor Shamsiah Mohd Yunus, suy thoái kinh tế có thể không diễn ra vào năm 2023 vì nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng bất chấp những dự đoán trước đó về sự sụt giảm trên toàn thế giới do tác động đan xen của cuộc xung đột ở Ukraine, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và lạm phát tăng cao trong năm qua. Bà Shamsiah nêu rõ thị trường lao động sẽ tiếp tục phục hồi, việc làm và thu nhập sẽ tiếp tục tăng. Mặc dù đà tăng trưởng dự kiến sẽ giảm trong năm 2023 do nhu cầu bên ngoài chậm lại, nhưng vẫn ở mức tích cực, được thúc đẩy nhờ nhu cầu trong nước và được hỗ trợ nhờ sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài và dự báo về sự phục hồi của ngành du lịch. Bà nhấn mạnh: “Tất cả những yếu tố này là quá đủ để bù đắp những rủi ro khiến tăng trưởng toàn cầu chậm lại”.
Cũng về vấn đề trên Trưởng bộ phận kinh tế và nghiên cứu của Quỹ tiết kiệm nhân viên Malaysia – cơ quan quản lý quỹ hưu trí của người lao động khu vực tư nhân Mohd Afzanizam Abdul Rashid cho biết hiệu quả kinh tế năm 2022 của Malaysia tốt hơn mong đợi và sẽ tiếp tục vững vàng trước những cuộc suy thoái có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu. Ông cho rằng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể sẽ tiếp tục đè nặng lên tâm lý kinh doanh do giá hàng hóa tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Mặc dù vậy, việc mở cửa lại nền kinh tế của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho ngành du lịch của Malaysia, đưa tới nhiều hoạt động hơn trong ngành hàng không, thực phẩm và đồ uống, khách sạn và ngành chăm sóc sức khỏe.
Ông Rashid cho biết thêm: “Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi kỳ vọng các chính sách tài chính và tiền tệ của Malaysia sẽ tiếp tục mở rộng và hỗ trợ để duy trì đà tăng trưởng vào năm 2023″. Ông lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế của Malaysia năm 2023 được dự báo ở mức 4%.
IMF dự báo Trung Quốc sẽ đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/2 cho biết nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023, dù cho vẫn còn những bất ổn liên quan đến dịch COVID-19 và lĩnh vực bất động sản có thể kìm hãm động lực này.
Cảng container ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 30/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Sau gần ba năm thực hiện các biện pháp hạn chế dịch bệnh nghiêm ngặt, vào tháng 12/2022, Trung Quốc đã chấm dứt chính sách "Zero COVID", vốn đã gây thiệt hại cho nền kinh tế và gây ra các cuộc biểu tình lan rộng.
"Gã khổng lồ châu Á" này đã báo cáo kinh tế chỉ tăng trưởng 3% trong năm 2022 do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và cuộc khủng hoảng sâu trong lĩnh vực bất động sản quan trọng.
IMF cho biết nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2023 khi việc đi lại và các hoạt động tăng lên sau khi các hạn chế liên quan đến dịch bệnh được dỡ bỏ, qua đó thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu. Đây là thông tin tốt cho Trung Quốc và thế giới vì nền kinh tế Trung Quốc hiện được kỳ vọng sẽ đóng góp 25% cho tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.
Ngày 30/1, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc lên tới 5,2%, sau khi nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu một phần dựa trên việc mở cửa trở lại của nước này.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết số ca mắc COVID-19 tăng vọt sau khi mở cửa trở lại hiện đã vượt đỉnh cùng với hoạt động đi lại gia tăng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán lớn nhất trong nhiều năm mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo "những thách thức kinh tế đáng kể" phía trước. Sự sụt giảm của lĩnh vực bất động sản vẫn là một trở ngại lớn và vẫn còn những bất ổn liên quan đến dịch COVID-19.
Lĩnh vực bất động sản, cùng với xây dựng chiếm hơn 25% GDP của Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi nước này bắt đầu chấn chỉnh hoạt động vay quá mức và đầu cơ tràn lan năm 2020.
IMF cho hay trong dài hạn, những trở ngại đối với tăng trưởng bao gồm dân số giảm và tăng trưởng năng suất chậm lại.
Dữ liệu chính thức công bố tháng 12/2022 cho thấy dân số Trung Quốc trong năm 2022 đã giảm lần đầu tiên trong hơn 60 năm, và quốc gia 1,4 tỷ dân này đã chứng kiến tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp kỷ lục khi lực lượng lao động già đi.
IMF cho biết nhu cầu toàn cầu chậm lại, những bất ổn của căng thẳng Nga-Ukraine và căng thẳng địa chính trị là những "rủi ro chính" đối với tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2023.
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh...