Kinh tế Kiên Giang đang trên đà phục hồi nhanh
Ngày 8/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 để sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ quý II/2022.
Về nhiệm vụ quý II/2022, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh, tỉnh tiếp tục triển khai nghiêm túc các chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19, không lơ là, chủ quan; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng dịch cho các đối tượng. Địa phương tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đề cao trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển sang kinh tế nông nghiệp; tập trung phát triển nuôi tôm đạt kế hoạch, diện tích nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng và đến hết quý II đạt tổng sản lượng 40.340 tấn trở lên để bù đắp cho các lĩnh vực bị thiếu hụt. Kiên Giang tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; phòng, chống hạn mặn, đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân…
Video đang HOT
Cùng với đó, tỉnh tập trung cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng đang bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, sớm hoàn thành các dự án đã triển khai trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tiếp tục thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Kiên Giang đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; tập trung thực hiện kế hoạch đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, công trình đang triển khai thi công như: Cảng hành khách Rạch Giá, tuyến giao thông bộ Bến Nhứt – Giồng Riềng, đường ven biển Rạch Giá – Hòn Đất, đường 3/2 nối dài đoạn Rạch Giá – Châu Thành, hệ thống giao thông trên đảo Phú Quốc…
Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, bền vững, nhất là xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới…
Trong quý I/2022, Tỉnh ủy Kiên Giang tập trung chỉ đạo xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh. Tỉnh cơ bản hoàn thành công tác tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng các tổ chức đảng, đảng viên, tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2021, với gần 96% tổ chức cơ sở đảng và 84,3% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Qúy I/2022, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh tích cực triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm nên tình hình chung ổn định, các lĩnh vực tiếp tục có bước phát triển. Tỉnh tập trung phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; ứng phó hiệu quả với nắng hạn, xâm nhập mặn. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực; quốc phòng – an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội ổn định; các chính sách dân tộc, tôn giáo và an sinh xã hội được thực hiện khá tốt.
Củng cố, giữ nhịp tăng trưởng
Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,5% trở lên, trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,8%; dịch vụ tăng 9,5%; thuế sản phẩm tăng 7,8% trở lên.
Nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng (Đông Sơn).
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I-2022 tỉnh Thanh Hóa cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,9%, cao hơn nhiều so với quý I-2021 (chỉ có 7,11%) và cao hơn chỉ tiêu đề ra cho cả năm gần 2%. Các lĩnh vực kinh tế cơ bản đều tăng hoặc tiệm cận chỉ tiêu năm. Đáng nói nhất là ngành công nghiệp có bước "đại nhảy vọt" với mức tăng 17,96%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 50,92%; giá trị xuất khẩu tăng 14,9%...
Công nghiệp tăng trưởng mạnh tiếp tục thể hiện vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng cho nền kinh tế. Nguồn thu thuế tăng đóng góp nhanh vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Theo báo cáo quý I-2022 thu ngân sách trên địa bàn Thanh Hóa ước đạt 11.761 tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán năm, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021.
Năm 2022 đã đi được 1/4 chặng đường, cũng là chặng khó khăn nhất chuyển tiếp sang giai đoạn "bình thường mới". Những con số đạt được trong quý I-2022 là bức tranh phản chiếu sinh động quyết tâm chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, sự nỗ lực, vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả này là bước chạy đà đẹp.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng dù GRDP có bước đột phá, nhưng một số lĩnh vực thành phần vẫn chưa quay về đà tăng trưởng như trước đại dịch. Nhất là trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraina sẽ còn ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường các nước thuộc EU - là thị trường lớn của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tỉnh. Cùng với đó giá một số mặt hàng nhiên, nguyên vật liệu thiết yếu vẫn diễn biến phức tạp, thử thách không nhỏ đến nhiệm vụ giữ đà tăng trưởng ở một số lĩnh vực cũng như phục hồi những lĩnh vực còn gặp khó khăn. Trong đó, nhiệm vụ rất quan trọng trong quý II-2022 là phải thật sự làm mới, khơi thông môi trường du lịch trong tỉnh để hút khách, tạo ra một động lực tăng trưởng thực sự. Đây được xác định là "thời gian vàng" của du lịch, cũng là thời điểm du lịch vừa mở cửa trở lại rất cần tạo ra ấn tượng mạnh, thiện cảm cho du khách.
Tiếp nối kết quả đạt được từ các giải pháp khơi thông nguồn vốn, gỡ khó cho doanh nghiệp, mới đây tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và người dân để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế. Đây là điểm tựa để doanh nghiệp và người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh, cùng với tỉnh củng cố đà phục hồi, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.
Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ...