Kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại dịp 30/4
Lãnh đạo Bến xe Miền Đông nhận định, tình hình kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu vừa tăng sẽ ảnh hưởng đến sự đi lại của hành khách trong dịp lễ 30/4 – 1/5 sắp tới.
Dự báo lượng khách đến các bến xe liên tỉnh dịp lễ năm nay sẽ không tăng cao
Lượng khách không tăng so với cùng kỳ
Năm nay, dịp lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) do gắn liền với ngày nghỉ cuối tuần nên công nhân viên chức được nghỉ 3 ngày Lễ 30/4 và 1/5 hoán đổi ngày làm việc nên kỳ nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày. Đây là điều kiện tốt để công nhân viên chức tại các thành phố lớn như TPHCM tổ chức các cuộc nghỉ mát, về quê thăm nhà… nên thông thường lượng khách đi lại tại các bến xe liên tỉnh dịp này sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, ông Thượng Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông cho biết: “Dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương do chỉ cách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 thời gian ngắn nên có thể sẽ tăng không đáng kể so với ngày thường. Cho nên số phương tiện đang hoạt động tại bến đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách”.
Dịp lễ 30/4 và 1/5, Bến xe Miền Đông dự kiến lượng khách trung bình đến bến sẽ tăng gấp đôi so với ngày thường, nhưng so với lượng khách trong dịp lễ năm ngoái thì không tăng.
Giải thích điều này, ông Thượng Thanh Hải cho biết: “Do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu vừa tăng nên cũng ảnh hưởng đến sự đi lại của hành khách, trật tự vận tải ngày càng phức tạp nhất là hoạt động của các “xe dù, bến cóc”… Vì vậy bến xe dự báo sản lượng năm nay sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước”.
Dù vậy, bến xe cũng đã chuẩn bị sẵn lượng xe để cung ứng khi khách tăng đột biến. Theo ông Hải thì khách đến bến cao điểm là vào các ngày 26/4, 27/4 và 28/4 tập trung chủ yếu vào các tuyến đường có cự ly ngắn và các khu vui chơi giải trí trên các tuyến từ tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khu vực Tây Nguyên trở vào phía Nam, các khu vực tuyến miền Tây và nhất là các tuyến đi đến trung tâm du lịch như Vũng Tàu, Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang…
Tăng cường xe buýt nội đô
Video đang HOT
Thông thường trong các kỳ nghỉ lễ, khi khách rời thành phố không tăng thì khách đi lại trong nội đô lại tăng cao đột biến. Do vậy, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM cũng đã có kế hoạch tăng cường phương tiện phục vụ hành khách đi lại nhân dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
Cụ thể, trung tâm dự kiến tăng cường thêm hơn 500 chuyến xe trong các ngày 19-20-21 tháng 4. Các chuyến tăng chủ yếu trên các tuyến dẫn đến các khu vui chơi, các bến xe và dẫn vào trung tâm thành phố như tuyến Bến Thành – Đầm Sen, Chợ Tân Hương – Đại học Quốc tế, Bến xe An Sương – Suối Tiên – Đại học Quốc gia, Bến xe Miền Đông – Đầm Sen, Bến xe An Sương – Phật Cô Đơn, Phà Bình Khánh – Cần Thạnh…
Ngoài ra, các tuyến Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia, Bến Thành – Đại học Quốc tế và tuyến Bến Thành – Đại học Tôn Đức Thắng sẽ tạm ngưng hoạt động vào ngày 19/4 do lượng khách giảm mạnh. Các tuyến xe buýt còn lại nếu lượng hành khách tăng đột biến, trung tâm cũng sẽ điều động ngay phương tiện để giải tỏa.
Trong dịp lễ này, bến phà Cát Lái cũng dự kiến lượng khách sẽ tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, bến dự định tăng cường 70 chuyến phà mỗi ngày nhằm phục vụ hành khách đi lại giữa TPHCM và Đồng Nai. Để phục vụ yêu cầu này, bến đã chuyển bị sẵn 4 phà nhỏ loại 60 tấn để tăng cường khi khách tăng đột biến.
Còn Ga Sài Gòn cũng đã bố trí nhiều đoàn tàu tăng cường phục vụ hành khách trong dịp lễ này. Cụ thể, ga sẽ tăng thêm 2 đoàn tàu từ TPHCM đi Nha Trang trong ngày 18/4 và từ Nha Trang về TPHCM trong ngày 21/4. Trong các ngày 26-27 tháng 4, ga cũng sẽ chạy thêm nhiều đoàn tàu phục vụ tuyến TPHCM – Nha Trang để phục vụ nhu cầu đi du lịch của người thành phố.
Theo Dantri
Vụ căn nhà bị ủi sập: Một mảnh đất hai chủ?
Khi mảnh đất đang trong giai đoạn giải quyết tranh chấp và được tòa án cấp quận thụ lý thì căn nhà của ông Hồng bất ngờ bị một nhóm người lạ mặt lái máy xúc ủi sập hoàn toàn.
Hiện trường căn nhà bị máy xúc ủi sập chiều tối 7/4
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 17h chiều 7/4, người dân sinh sống tại khu vực đường Hoàng Hoa Thám (phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM) phát hiện một nhóm thanh niên bịt kín mặt đi lại trên đường. Vài phút sau, một người đàn ông trong nhóm leo lên một chiếc xe máy xúc đậu trong bãi đất trống, nổ máy rồi điều khiển chiếc gầu xúc đập mạnh vào các bức tường làm căn nhà cấp 4 số 201 Hoàng Hoa Thám đổ sập.
Căn nhà cấp 4 bị đổ sập, vùi lấp toàn bộ đồ đạc bên trong
Anh Đặng Ngọc Thiện (21 tuổi, ngụ tại căn nhà bị ủi sập) cho biết, khi anh đang nằm trong phòng thì thấy căn nhà rung chuyển, gạch đá đổ sập xuống. Anh vội lao ra ngoài lánh nạn cũng là lúc toàn bộ phần tường, mái nhà đổ sập xuống. Căn nhà bị ủi sập rộng trên 50 m2. Vụ việc xảy ra quá nhanh nên không ai kịp di chuyền đồ đạc ra ngoài.
Anh Thiện đang moi một túi đựng giấy tờ từ đống đổ nát
Theo ông Đặng Thanh Hồng (57 tuổi, chủ căn nhà số 201), năm 2005, ông và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Thủy (48 tuổi) có mua mảnh đất thuộc lô số 201D Hoàng Hoa Thám của ông Đỗ Văn Bính (ngụ phường Bến Thành, quận 1) với giá 30 lượng vàng và 200 triệu đồng. Ông Hồng đã trả 30 lượng vàng, 125 triệu đồng và thiếu lại 75 triệu. Ông Hồng cho biết thêm, do việc mua bán chỉ bằng giấy viết tay nên 75 triệu đồng còn lại sẽ được ông trả khi hoàn tất giấy tờ.
Đến năm 2008, ông Bính ủy quyền cho vợ mình là bà Đặng Thị Phước bán lại lô đất số 201 (gồm cả phần đất số 201D mà vợ chồng ông Hồng mua trước đó) cho một công ty xây dựng tại quận Gò Vấp. Mọi việc mua bán này gia đình ông Hồng không hề hay biết, chỉ đến khi công ty mua lại mảnh đất trên cho người đến phá dỡ, đập bỏ các căn nhà (trong đó có cả nhà của ông Hồng) thì ông Hồng mới biết chuyện.
Ông Hồng bàng hoàng trước sự việc vừa xảy ra
Ngay sau đó, vợ chồng ông Hồng đã làm đơn khởi kiện đối với ông Đỗ Văn Bính và được Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm thụ lý vụ án: "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất".
Điều đáng nói, khi tòa án triệu tập nguyên đơn và bị đơn thì vợ chồng ông Bính đã "mất tích" khỏi nơi cư trú. Do đó, ngày 18/9/2012, TAND quận Bình Thạnh đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: "Không xác định được địa chỉ của bị đơn hiện đang cư trú".
Tuy nhiên, đến ngày 19/10/2012, nguyên đơn Nguyễn Thị Thu Thủy (vợ ông Hồng) có đơn kháng cáo và cung cấp chứng cứ, xác nhận của công an phường Bến Thành (quận 1) về việc vợ chồng ông Bính đã trở về sinh sống tại địa phương. Trước những thông tin, chứng cứ vợ chồng ông Hồng cung cấp, ngày 12/12/2012, TAND TPHCM đã hủy quyết định đình chỉ vụ án và chuyển hồ sơ về cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định giải quyết đình chỉ vụ án của TAND TP.HCM đối với vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Thủy và ông Bính
Điều đáng nói, khi vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Thủy và ông Bính đang được cơ quan chức năng thụ lý, giải quyết thì phía công ty mua lại mảnh đất của bà Phước (vợ ông Bính) đã "bắn tin" hù dọa, buộc gia đình ông Hồng phải rời khỏi nếu không sẽ ủi sập căn nhà.
Cụ thể, giữa tháng 11/2012, gia đình ông Hồng đã bị "khủng bố" làm một phần nhà sau sập xuống khiến bà Thủy bị cành cây đập trúng gây thương tích. Trước sự việc này, bà Thủy đã có đơn trình báo lên Đội điều tra tổng hợp công an quận Bình Thạnh.
Lực lượng chức năng làm việc bên trong hiện trường vụ nhà ông Hồng bị ủi sập
Đến 11h ngày 8/4, Thanh tra xây dựng và công an địa phương đã có mặt để làm rõ vụ việc. Toàn bộ tài sản bên trong căn nhà vẫn chưa được di dời ra bên ngoài. Sau khi căn nhà bị đánh sập toàn bộ người thân của ông Hồng phải ngủ ngay lề đường.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Theo Dantri
Sài Gòn nắng quay quắt, hàng giải nhiệt đắt khách Sau kỳ nghỉ Tết Quý Tỵ, Sài Gòn rơi vào đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tuần rồi chưa dứt. Nhưng guồng quay cuộc sống vẫn chạy, mọi người vẫn phải ra đường. Bởi thế, người Sài Gòn đang tìm mọi cách để chống nóng, thích nghi với những ngày nắng quay quắt. Giải khát được mùa Theo Đài Khí tượng Thủy...