Kinh tế Iran vẫn tăng trưởng dù nguồn thu từ dầu mỏ giảm 91%
Các biện pháp trừng phạt do Mỹ tái áp đặt đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran từ năm 2018-2020 đã khiến doanh thu từ dầu mỏ của Iran giảm 91% và quốc gia Trung Đông này thất thu 98,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, Chính phủ Iran đã điều hành thành công nền kinh tế không có nguồn thu dầu mỏ.
Một cơ sở lọc dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 vào tháng 5/2018 đã ảnh hưởng nặng nề đến các lĩnh vực ngân hàng và dầu mỏ của Iran. Mỹ muốn xuất khẩu dầu thô của Iran giảm xuống 0 và hạn chế khả năng tiếp cận của Tehran đối với các nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.
Mặc dù xuất khẩu dầu của Iran chưa bao giờ giảm xuống 0, song giới chức Iran đã phải đối mặt với những áp lực ngày càng lớn khi bán và vận chuyển dầu ra thị trường bên ngoài. Do đó, Tehran đã cố gắng bù đắp các khoản thu ngoại tệ bị mất thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu. Đây được coi là một kế hoạch thành công của Tehran.
Video đang HOT
Theo một báo cáo mới đây do Bộ Ngoại giao Iran trình Quốc hội nước này, cuộc chiến kinh tế toàn diện đã khiến doanh thu từ dầu mỏ của Iran giảm khoảng 98,6 tỷ USD trong giai đoạn 2018-2020. Cái gọi là “gây áp lực tối đa” đang đè nặng lên nền kinh tế Iran và nước này không thể tiếp cận nguồn thu từ dầu mỏ của mình tại các ngân hàng ở những nước khác, bao gồm cả Hàn Quốc và Iraq (I-rắc). Vì vậy, Iran đã phải chịu áp lực ngày càng lớn khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và Tehran không thể mua thiết bị y tế và thuốc men.
Tác động của đại dịch COVID-19, sự sụt giảm mạnh trong nguồn thu từ dầu mỏ và tình hình không ổn định của nền kinh tế thế giới đã đẩy kinh tế Iran vào tình cảnh rất khó khăn. Doanh thu từ dầu mỏ của Iran năm 2020 đã ghi nhận mức thấp nhất trong 20 năm qua. Bên cạnh đó, việc giá dầu giảm xuống dưới 20 USD/thùng vào mùa Xuân năm 2020 và không thể đạt mức trên 70 USD/thùng vào cuối năm ngoái cũng ảnh hưởng đến nguồn thu dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này.
Nguồn thu từ dầu mỏ giảm mạnh khiến kinh tế Iran giảm 7,4% trong quý I/2019. Tuy nhiên, kinh tế Iran đã chứng kiến bước cải thiện rất khả quan khi đạt mức tăng trưởng 2,5% trong năm 2020, cho dù nước này không có nguồn thu từ dầu mỏ. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới đã giảm 4% trong năm ngoái. Iran đã xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, bao gồm cả xăng, không chỉ sang khu vực Tây Á mà còn ra khắp thế giới và đặc biệt là ở thị trường Nam Mỹ.
Ứng viên đường lối bảo thủ Seyyed Raisi được bầu làm Tổng thống Iran
Ngày 19/6, ứng cử viên Seyyed Ebrahim Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran.
Ứng cử viên Tổng thống Iran, ông Seyyed Ebrahim Raisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn nhà nước Iran đưa tin Chính phủ Iran đã tuyên bố ứng cử viên Seyyed Ebrahim Raisi là người chiến thắng và trở thành tổng thống tiếp theo của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Văn phòng Tổng thống Iran đã gửi lời chúc mừng tới ông Ebrahim Raisi. Ngoại trưởng Javad Zarif phát biểu trước báo giới nói rằng ông Ebrahim Raisi sẽ điều hành tốt chính phủ sau khi nhậm chức.
Truyền hình quốc gia Iran cũng đưa tin ông Raisi đã giành chiến thắng. Ứng cử viên Tổng thống theo đường lối cải cách ôn hòa của nước này Abdolnasser Hemmati cùng ngày đã gửi lời chúc mừng tới ông Ebrahim Raisi.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Jamal Orf cho biết có 28,6 triệu cử tri đi bầu. Với 90% số phiếu được kiểm, ông Ebrahim Raisi giành được 17,8 triệu phiếu bầu, bỏ xa người đứng thứ 2 là ông Mohsen Rezaei - người giành được 3,3 triệu phiếu bầu. Kết quả này là không thể đảo ngược và ông Ebrahim Raisi đã cầm chắc chiến thắng.
Thẩm phán có quan điểm bảo thủ Ebrahim Raisi, năm nay 60 tuổi và là một cố vấn thân cận của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, dự kiến tuyên thệ nhậm chức và kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani vào tháng 8 tới.
Giáo sĩ Hồi giáo Seyyed Ebrahim Raisi tranh cử tổng thống năm nay với khẩu hiệu "Chính quyền của dân, Iran hùng mạnh", đồng thời cam kết giải quyết vấn nạn tham nhũng trong chính phủ nước này. Êkíp tranh cử của ông Raisi cũng kêu gọi triển khai những biện pháp nhằm giải quyết tình trang đói nghèo, tạo công ăn việc làm và kiềm chế lạm phát.
Là một đồng minh thân cận của Giáo chủ Ali Khamenei, Tổng thống đắc cử Seyyed Raisi có thể khiến mối quan hệ vốn đang xấu đi giữa Tehran và Washington thêm phần phức tạp trong nhiệm kỳ 4 năm tới.
Tuy nhiên, ông là người có quan điểm ủng hộ việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với các cường quốc thế giới hồi năm 2015 (tên đầy đủ là Kế hoạch hành động chung toàn diện - JCPOA), trong bối cảnh các cuộc đàm phán khôi phục thỏa thuận này đã diễn ra ở Vienne sau hơn 2 năm đổ vỡ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các cuộc đàm phán diễn ra tại Vienna của Ủy ban chung giám sát JCPOA, khởi động từ tháng 4 vừa qua, với sự tham gia của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và EU, nhằm làm cầu nối giữa Tehran và Washington để đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận.
Cuộc bầu cử Tổng thống Iran diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng trong những năm qua do sức tàn phá của các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt đối với Tehran.
Kinh tế Iran đã liên tiếp sụt giảm khi ghi nhận các mức giảm 6,8% trong năm 2018-2019 và giảm 6% năm 2020. Lạm phát đã tăng vọt và luôn đứng ở mức trên 45%, trong khi đồng nội tệ rial suy yếu mạnh so với đồng USD. Tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 11,2%. Sản lượng khai thác dầu thô và xuất khẩu dầu thô của Iran cũng giảm mạnh.
Bên cạnh các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn và thách thức, cuộc bầu cử Tổng thống Iran năm 2021 được kỳ vọng sẽ mang lại luồng sinh khí mới, giúp vực dậy nền kinh tế vốn đã điêu đứng do các lệnh trừng phạt quốc tế.
Iran bị nghi chuyển xuồng vũ trang cao tốc tới Venezuela Tàu Makran chở theo 7 xuồng tấn công tốc độ cao cùng một hộ vệ hạm của hải quân Iran được cho là đang trên đường tới Venezuela. Ba quan chức Mỹ hồi tuần trước cho biết tàu căn cứ tiền tuyến IRINS Makran cùng một hộ vệ hạm cỡ nhỏ của Iran đang di chuyển ở vùng biển phía đông châu Phi...