Kinh tế Indonesia quý III tăng trưởng vượt dự báo
Cơ quan Thống kê trung ương (BPS) của Indonesia công bố báo cáo cho biết tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong quý III/2022 đạt 5,72%, tăng 1,81% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm qua.
Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 5,5% trước đó của Ngân hàng Indonesia (BI) nhờ xuất khẩu tiếp tục tăng cao.
Người dân mua sắm tại một khu chợ ở Bekasi, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp báo ngày 7/11, Giám đốc BPS Margo Yuwono cho biết kinh tế Indonesia liên tục tăng trưởng trên 5% kể từ quý IV/2021 và điều này cho thấy kinh tế nước này này đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19. Xuất khẩu của Indonesia trong quý III tăng 21,64% so với mức tăng 19,74% của quý trước đó.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng sự tăng trưởng ổn định của Indonesia đối mặt với những “cơn gió ngược” kinh tế toàn cầu trong những tháng tới. Cụ thể, ông Gareth Leather, nhà kinh tế cấp cao về châu Á tại Capital Economics, cho rằng kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng chậm lại trong những quý tới, xuất khẩu gặp khó khăn, giá hàng hóa giảm trở lại và tăng trưởng toàn cầu tiếp tục chậm lại bởi chính sách tài khóa thắt chặt hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.
Kinh tế Indonesia ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ngày 13/4 cho biết, nền kinh tế nước này ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022 giữa bối cảnh toàn cầu bất ổn do cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo bà Sri Mulyani, tỷ lệ tăng trưởng trên có thể đạt được là nhờ một số chỉ số kinh tế ghi nhận tín hiệu tốt cho đến đầu tháng 3/2022, chẳng hạn như chỉ số niềm tin người tiêu dùng, doanh số bán lẻ, tăng trưởng doanh số bán xe có động cơ tăng, tiêu thụ xi măng và tiêu thụ điện.
Với các động lực như hiện nay, nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng khoảng 4,8-5,5% trong năm 2022. Trong tháng 4/2022 sẽ có nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đệ trình các sửa đổi theo hướng giảm sút đối với triển vọng kinh tế toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine.
Bản điều chỉnh sẽ đi theo xu hướng giảm như OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 4,5% xuống 3,5%, WB cũng hạ dự báo kinh tế cho Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay từ 5,4% xuống 4% và 5%. Đối với Indonesia, WB dự báo tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,1% trong năm nay.
Bà Sri Mulyani Indrawati cho biết thêm, tính đến ngày 31/3, dòng vốn nước ngoài trị giá khoảng 1,3 tỷ USD chảy ra khỏi thị trường tài chính trong nước là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Cuộc xung đột đã làm tăng thêm sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu và tác động đến thị trường tài chính trong nước.
Tuy nhiên, bà Sri Mulyani Indrawati cho rằng áp lực dòng vốn chảy khỏi thị trường trong nước so với các thị trường mới nổi khác vẫn tương đối thấp. Dự trữ ngoại hối của Indonesia trong tháng 3/2022 vẫn ở mức cao, đạt 139,1 tỷ USD. Số tiền này tương đương với việc tài trợ cho 7,2 tháng nhập khẩu và tài trợ cho khoản nợ nước ngoài của chính phủ. Tiêu chuẩn này cũng cao hơn tiêu chuẩn đầy đủ quốc tế thường được tính toán cho nhu cầu nhập khẩu khoảng ba tháng.
Tuyệt chiêu mới của Indonesia trong cuộc đua thu hút khách du lịch Indonesia đã bước vào cuộc đua thu hút giới khách du lịch giàu có từ khắp nơi trên thế giới đến lưu trú dài hạn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á . Đảo Bali, Indonesia. Ảnh: Shutterstock Hãng tin Bloomberg đưa tin theo qui định mới ban hành vào hôm 25/10, hòn đảo du lịch...