Kinh tế Hà Nội sẽ về đích sớm
Với vị trí là đầu tàu, trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội đặt mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững.
9 tháng đầu năm, kinh tế Hà Nội luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông – lâm – thủy sản phát triển toàn diện.
Phát huy vai trò đầu tàu
Trong quý III/2015, kinh tế Thủ đô tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 9,2% – cao hơn các quý trước và cùng kỳ năm 2014. Lũy kế 9 tháng đầu năm, GRDP tăng 8,3%, đây là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Trong đó, ngành dịch vụ đóng góp lớn nhất cho GDP Hà Nội với mức tăng 8,8%, sau đó là ngành công nghiệp xây dựng tăng trưởng 8,2%.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, những tháng gần đây, chỉ số sản xuất CN luôn đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2014 đã phản ánh về sự hồi phục sản xuất CN, tuy chưa thực sự đột phá nhưng cho thấy sự phục hồi khả quan của sản xuất công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời gian tới. Dự báo trong những tháng cuối năm, tình hình sản xuất trên địa bàn Hà Nội sẽ ổn định và đạt mức tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2014.
Lắp ráp hàng điện tử tại Công ty Panasonic Việt Nam, khu Công nghiệp Thăng Long. Ảnh: Anh Đức
Tình hình kinh tế trên địa bàn có những dấu hiệu khả quan trong bối cảnh nhu cầu được cải thiện. 9 tháng đầu năm, tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Hà Nội tăng 10,7%, trong đó bán lẻ tăng 10,5%; Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 11,5%. Xuất khẩu trên địa bàn trong 9 tháng đầu năm đạt 8.118 triệu USD, tăng 0,2%. Ngành xây dựng tiếp tục chuỗi đà phục hồi và tăng trưởng, quý III ước tăng 11,9%, lũy kế 9 tháng tăng 11%, cao hơn mức cùng kỳ của 2 năm trước (lần lượt là 8% và 9%). Cùng với đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm 0,1% so với tháng 8, bình quân 9 tháng, CPI tăng 0,71%, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây
Điều đáng ghi nhận, Hà Nội đã tận dụng thế mạnh là trung tâm sản xuất và giao thương đầu mối của khu vực phía Bắc để thu hút nguồn vốn vào lĩnh vực công nghệ có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng chất xám cao. Những năm qua, làn sóng đầu tư vào lĩnh vực phân phối diễn ra khá mạnh với sự xuất hiện một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: BigC, Parkson, Lotte… góp phần tạo dựng hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại trên địa bàn.
Video đang HOT
Thu hút nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 3.300 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 26,5 tỷ USD. Xét về số lượng dự án được đầu tư, Hà Nội xếp thứ hai, với hơn 3.100 dự án, chỉ sau TP Hồ Chí Minh.
Để thu hút FDI, trong những năm qua, TP Hà Nội đã tích cực tập trung thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và tháo gỡ khó khăn cho DN. Những thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt các dự án ngày càng được đơn giản, thông thoáng, minh bạch. Việc áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đăng ký đầu tư vào Hà Nội. Ngoài việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thành lập DN từ 5 ngày xuống còn 3 ngày, đến nay, tín dụng tại Hà Nội qua hệ thống các NHTM có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp rưỡi so với tăng trưởng huy động vốn và tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành (tăng 10,23% đến hết tháng 8).
Kết quả số DN đăng ký thành lập mới trong quý tăng tới 37,6% so với cùng kỳ 2014 với 14.142 DN được cấp mới, nhiều DN mở rộng kinh doanh làm ăn có lãi, nhờ đó tổng thu NSNN trên địa bàn 9 tháng ước đạt 105.886 tỷ đồng, đạt 74,7% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ.
Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu
Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song kinh tế Hà Nội vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như số DN ngừng hoạt động (giải thể, tạm ngừng kinh doanh hay bỏ địa chỉ kinh doanh) còn cao: 10.523 DN tăng 27,5% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh chung lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm, tháng 9 khách Quốc tế vào Hà Nội khoảng 173,3 ngàn lượt người, giảm 6,8% so với tháng trước. Ngành nông nghiệp tăng trưởng thấp, chỉ đóng góp 0,1% vào mức tăng chung. Một số ngành sản phẩm sức tiêu thụ còn chậm, lượng tồn kho ứ đọng kéo dài như sản xuất đồ uống, thủ công mỹ nghệ mây tre đan, sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu… báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội đánh giá.
Tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo UBND TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, trong đó, 3 tháng cuối năm TP phấn đấu đạt mức tăng trưởng 11,2% để cả năm đạt từ 9 – 9,5% theo mục tiêu đã đặt ra. Trong đó, TP sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là trọng tâm xuyên suốt, Hà Nội sẽ tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch… Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DN Nhà nước, đảm bảo hoàn thành tiến độ, khẩn trương hoàn thành quy hoạch chung để phân vùng các khu công nghệ cao, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp… Bên cạnh đó, TP cũng phải chuẩn bị tốt hệ thống cơ sở hạ tầng… để thu hút đầu tư.
Trong giai đoạn tới, sau khi Chính phủ hoàn tất đàm phán và bắt đầu triển khai thực hiện hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác chủ yếu, đồng thời chuẩn bị hoàn tất việc triển khai các cam kết kinh tế xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành tăng cường các công tác hỗ trợ để giúp các DN tận dụng những cơ hội tốt do hội nhập quốc tế mang lại. “Chính quyền TP cam kết sẽ không ngừng tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế; Thực hiện các giải pháp để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho các NĐT; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các NĐT kinh doanh” – Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh.
Theo Kinh tế đô thị
Bitcoin - tiền, tài sản hay hàng?
Bitcoin là gì? Liệu nó có phải là tài sản mang tính sở hữu cá nhân hay chỉ là một loại tiền tệ, có chức năng tiêu dùng, hay bản thân nó là một loại hàng hóa?
Ra đời từ năm 2009, khái niệm về Bitcoin - thường được biết đến với tên gọi "tiền điện tử" - không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, những quy tắc ứng xử với Bitcoin vẫn chưa được thống nhất trên toàn thế giới. Thậm chí, ngay trong cộng đồng sử dụng Bitcoin cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Nhiều mâu thuẫn về Bitcoin
Tháng 3 năm nay, Sở Thuế vụ Mỹ từng cho Bitcoin là một loại tài sản tương tự bất động sản và người sở hữu nó có thể sẽ phải đóng thuế thu nhập.
Tháng 8 vừa qua, một tòa án liên bang tại Texas lại xếp Bitcoin là một loại tiền tệ trong một vụ xử tranh chấp về Bitcoin.
Nhưng mới đây, Ủy ban Giao dịch hàng hóa (CFTC) đã ra sắc lệnh coi Bitcoin là một loại hàng hóa cơ bản (tương tự dầu thô và lúa mì). Điều đó có nghĩa là từ giờ, các cơ quan quản lý của Mỹ có quyền xử phạt những giao dịch Bitcoin gian lận hoặc áp dụng một số quy định khác đối với loại hàng hóa này, như tất cả các giao dịch Bitcoin đều phải thông qua sàn giao dịch.
Trong một tuyên bố với báo giới, Giám đốc CTFC Aitan Goelman cho biết: "Trong bối cảnh vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh Bitcoin cũng như các loại tiền tệ ảo khác, tất cả các thành viên tham gia cộng động này cần phải có một quy định thống nhất và nó cần được coi là một loại hàng hóa".
Liệu các quy định mới này có làm thay đổi bản chất vốn có của Bitcoin và liệu nó sẽ vẫn được ủng hộ và tiếp tục phát triển. Một số chuyên gia đã nêu ý kiến về vấn đề này?
Nhiều quy định mâu thuẫn nhau và không hợp lý
"Có rất nhiều cơ quan quản lý ở Mỹ và tất cả bọn họ đều muốn ra quyết định về Bitcoin. Tình trạng này dẫn đến việc xuất hiện của nhiều quy định mâu thuẫn nhau và không hợp lý về Bitcoin. Tôi cũng không ngạc nhiên và cũng không cảm thấy lo lắng về quy định vừa qua của CFTC. Tôi nghĩ rằng quy định CFTC chỉ mới đứng từ một góc nhìn, một cách diễn giải về Bitcoin mà thôi. Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra bởi các thẩm phán và họ sẽ coi nó là một loại tiền tệ hợp pháp", Mike Hearn, một nhà phát triển phần mềm chuyên về Bitcoin cho biết.
Trong khi đó, Vili Lehdonvirtan - chuyên viên nghiên cứu tại Viện Internet Oxford cho biết: "Phán quyết này rõ ràng là sẽ tác động rất lớn tới tương lai của lĩnh vực kinh doanh Bitcoin tại Mỹ, nhưng điều quan trọng là không được để mất ý nghĩa đích thực của nó. Năm ngoái, cơ quan thuế của Anh đưa ra quy định rằng Bitcoin là một loại tiền tệ. Còn tháng trước, một thẩm phán của Nhật Bản đã phán rằng Bitcoin không phải là tài sản. Những phán quyết liên quan đến Bitcoin như trên mới chỉ nêu được một khía cạnh nhất định của vấn đề và chưa nói lên bản chất của đồng tiền này".
Đồng tình với quan điểm này, Gareth Grobler, sáng lập viên của sàn giao dịch Bitcoin IceCUBED cho biết: "Tại Mỹ, các cơ quan quản lý đôi khi ra những quy định một cách tùy tiền và phiến diện, dựa trên quan điểm của riêng họ. Ví dụ, cơ quan quản lý của New York coi Bitcoin là một loại tiền tệ. Tuy nhiên, Bitcoin hiện nay có khá nhiều công dụng. Đôi khi nó được sử dụng, được giao dịch như một loại hàng hóa. Khi khác nó lại được sử dụng như một loại tiền tệ".
Cần thống nhất quan điểm
Mark Lamb, CEO của sàn giao dịch Coinfloor, nêu ý kiến rằng để chấm dứt tình trạng trên, các nhà quản lý cần ngồi lại với nhau và thực sự tìm hiểu sâu hơn về Bitcoin. Trong trường hợp này, quyết định của CFTC được đưa ra một cách đơn phương. Việc tuyên bố một giao dịch Bitcoin không thông qua sàn là bất hợp pháp có vẻ nhưng không thực tế. Do vậy, cần có sự thảo luận sâu cũng như hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhà quản lý, cơ quan kho bạc cũng như các công ty hàng đầu về giao dịch Bitcoin hiện nay.
Stephen Kinsella, giảng viên cao cấp khoa Kinh tế của trường đại học Limerick nói:"Nếu coi Bitcoin là một loại tiền, nó sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát nhanh chóng. Coi nó là một loại hàng hóa thì cũng được, nhưng đối với tôi, việc giao dịch nó cũng giống như là việc giao dịch bất động sản trên Mặt Trăng vậy. Nó không có giá trị thực gì cả. Tôi hoan nghênh việc các nhà đầu cơ giao dịch nó như một mặt hàng để kiếm lời, nhưng nó chỉ là một loại hàng hóa bong bóng mà thôi. Vì vậy, để đưa ra quyết định chính xác, cần phải rất thận trọng và tính đến hậu quả của nó trong tương lai".
Rõ ràng, nếu không nhanh chóng ngồi lại với nhau và thống nhất quan điểm, cộng đồng Bitcoin sẽ không tránh khỏi những tranh chấp khó phân xử trong tương lai. Một quyết định thống nhất dựa trên sự thỏa thuận của các cơ quan quản lý của nhiều quốc gia trên thế giới sẽ giúp cho tương lai của Bitcoin trở nên rõ ràng và minh bạch hơn. Điều đó sẽ tốt cho tất cả.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Công nhân ngưng làm việc, Cảng Quy Nhơn đình trệ Đến 12h ngày 29/8, hàng trăm công nhân bộ phận xếp dỡ hàng hóa của Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn vẫn chưa vào làm việc. Những công nhân này tập trung từ 1g sáng 29/8. Các công nhân cho biết rằng Cảng Quy Nhơn giảm lương, tiền thưởng hàng quý chưa có, tiền thưởng 2/9 quá chậm và ít hơn các...