Kinh tế Eurozone kết thúc chuỗi tăng trưởng âm
Tăng trưởng kinh tế khu vực sử dụng đồng euro ( Eurozone) trong quý II/2023 đã phục hồi, song vẫn còn những lo ngại về tăng trưởng trì trệ của Đức – nền kinh tế đầu tàu khu vực.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/7 cho thấy tăng trưởng kinh tế khu vực Eurozone trong quý từ từ tháng 4 đến tháng 6 đạt 0,3% sau 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm.
Trong khi đó, đà tăng giá cả đã giảm nhẹ, từ 5,5% trong tháng 6, còn 5,3% trong tháng 7. Lạm phát lõi, không bao gồm giá lương thực và năng lượng, giữ nguyên ở mức 5,5%.
Dữ liệu trên được công bố vài ngày sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất tiền gửi thêm 0,25 điểm phần trăm lên 3,75% – mức cao nhất trong 23 năm qua, đồng thời để ngỏ khả năng cân nhắc việc tăng lãi suất tiếp theo tùy vào các số liệu kinh tế. Đây là lần tăng lãi suất thứ 9 liên tiếp trong vòng một năm của ECB nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao dai dẳng.
Theo Chủ tịch ECB Christine Lagarde, lựa chọn tăng hay giữ nguyên lãi suất đều phụ thuộc vào việc đưa lạm phát quay trở lại mức mục tiêu và duy trì ở mức này trong thời gian dài.
Lạm phát tại Eurozone giảm chậm hơn dự báo
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) ngày 2/3 công bố số liệu cho thấy lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2 là 8,5%, có giảm nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo do giá lương thực vẫn tăng mạnh.
Biểu tượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: AFP/TTXVN
Con số trên đã giảm so với mức lạm phát 8,6% của tháng 1/2023, thấp hơn mức giảm xuống 8,2% mà các chuyên gia phân tích tại công ty dữ liệu tài chính FactSet dự báo trước đó, cũng như mức 8,3% theo đánh giá của hãng tin Bloomberg.
Lạm phát đã giảm dần từ mức đỉnh 10,6% của tháng 10/2022, song vẫn còn quá cao so với mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đề ra. Chi phí năng lượng tiếp tục tăng chậm lại trong tháng 2/2023, với tốc độ 13,7% so với mức tăng 18,9% của tháng 1, tuy nhiên giá lương thực và đồ uống tăng 15%, cao hơn mức tăng 14,1% của tháng 1.
Trong số 20 quốc gia sử dụng đồng euro, Luxembourg ghi nhận tỷ lệ lạm phát thấp nhất, 4,8% trong tháng 2. Bỉ đứng thứ hai với 5,5%.
Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde hồi tháng trước cho biết ngân hàng này có kế hoạch tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong phiên họp sắp tới trong tháng 3.
Chủ tịch ECB để ngỏ 2 kịch bản về chính sách lãi suất Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể tăng lãi suất lần nữa hoặc dừng chu kỳ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tới và bất kỳ quyết định nào của ECB đều sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế mới nhất. Trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Đây...