Kinh tế Đức nhận thêm thông tin đáng lo ngại
Lạm phát gia tăng và chi phí năng lượng cao đã khiến tâm lý người tiêu dùng Đức giảm mạnh, trong khi ít có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ sớm “hạ nhiệt”.
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn kết quả thăm dò do Công ty nghiên cứu thị trường GfK có trụ sở tại Nuremberg (Đức) tiến hành cho thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng và tỷ lệ lạm phát cao đang ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng Đức.
Theo số liệu mới nhất của GfK, chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 9/2022 đã giảm 22,4 điểm xuống -67,7 điểm, mức thấp nhất từng được thống kê kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận trên toàn nước Đức vào năm 1991. GfK dự báo tâm lý người tiêu dùng trong tháng 10/2022 tiếp tục giảm.
Video đang HOT
Chuyên gia tiêu dùng của GfK giải thích: “Tỷ lệ lạm phát cao gần 8% hiện nay đang khiến người tiêu dùng thiệt hại một phần lớn thu nhập thực tế của họ và do đó làm giảm đáng kể sức mua”.
Hiện nhiều hộ gia đình buộc phải chi nhiều tiền hơn cho năng lượng hoặc phải dành riêng một khoản đáng kể cho các hóa đơn sưởi ấm, qua đó cắt giảm chi tiêu cho những khoản khác. Chuyên gia của GfK chỉ ra rằng đây chính là nguyên nhân khiến tâm lý người tiêu dùng giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục mới.
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho hay chưa thể dự đoán khi nào lạm phát tại Đức sẽ cải thiện. Người tiêu dùng Đức sẽ vẫn phải đối mặt với khó khăn trong chi tiêu vào những tháng tới.
GfK cũng cho rằng xu hướng tiêu cực trong chi tiêu của người tiêu dùng sẽ càng khiến nền kinh tế Đức dễ rơi vào suy thoái. Dự báo kinh tế tiếp tục xu hướng đi xuống trong tháng 9/2022 với chỉ số giảm 4,3 điểm xuống -21,9 điểm, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế chạm đáy vào tháng 5/2009 với mức ghi nhận là -26 điểm.
Không chỉ niềm tin người tiêu dùng giảm, môi trường kinh doanh của Đức cũng xấu đi đáng kể trong tháng 9/2022. Đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế hàng đầu của châu Âu đang rơi vào một cuộc suy thoái, giữa lúc nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Theo một khảo sát do Viện nghiên cứu kinh tế Đức (Ifo) thực hiện với sự tham gia của 9.000 công ty, lòng tin của giới kinh doanh trong tháng 9/2022 đã giảm 4,3 điểm xuống còn 84,3 điểm so với tháng trước. Đây là tháng thứ tư chỉ số này giảm liên tiếp và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Sự suy giảm niềm tin này diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế, từ sản xuất đến lĩnh vực dịch vụ.
Chủ tịch Ifo Clemens Fuest nhận định nền kinh tế Đức đang rơi vào suy thoái và những dự báo bi quan trong những tháng tới ngày một gia tăng. Nhà phân tích Carsten Brzeski của ngân hàng ING cũng nhận định suy thoái kinh tế ở Đức hiện nay là “không thể tránh khỏi” khi mà lạm phát cao, giá năng lượng tăng, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng đang diễn ra và nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Tỉ lệ lạm phát tại Đức tăng cao nhất kể từ năm 1993
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn số liệu từ Cơ quan thống kê liên bang nước này (Destatis) cho thấy, trong năm 2021, tỷ lệ lạm phát tại Đức đã tăng cao nhất tính từ năm 1993 đến nay.
Người dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 tại một siêu thị ở Berlin, Đức. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo Destatis, trong tháng 12/2021, tỷ lệ lạm phát của Đức tiếp tục tăng so với tháng 11 trước đó, lên mức 5,3%. Tính trung bình cả năm 2021, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu đạt 3,1% - mức tăng cao nhất trong gần 20 năm qua. Một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao là do giá năng lượng tăng mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 vào năm 2020. Theo tính toán của các chuyên gia, trong vòng 1 năm (tính tới tháng 11/2021), giá năng lượng đã tăng 22,1%, một mức độ rất cao.
Cùng với đó, việc Chính phủ Đức tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) trở lại sau thời gian giảm hồi năm ngoái nhằm hỗ trợ người dân và nền kinh tế trong đại dịch, cũng làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ trong năm nay. Ngoài ra, giá nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất tăng mạnh cũng như việc tắc nghẽn giao hàng và mức thuế khí thải CO2 tăng từ đầu năm 2021, cũng góp phần thúc đẩy tỷ lệ lạm phát gia tăng mạnh.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, sẽ cần có thời gian để mức lạm phát cao hiện nay giảm xuống mức bình thường. Dự kiến trong năm 2022, tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục ở mức trên 3%. Các viện nghiên cứu kinh tế như Viện Ifo và Viện Kinh tế thế giới đều khẳng định rằng sự tắc nghẽn liên tục trong việc giao hàng làm chi phí sản xuất tăng mạnh. Trong khi đó, giá năng lượng tiếp tục tăng và thuế khí thải CO2 cũng sẽ thúc đẩy lạm phát tăng trong thời gian tới.
Tỷ lệ lạm phát cao làm suy yếu sức mua của người tiêu dùng vì họ phải trả nhiều tiền hơn so với trước đây cho cùng một lượng hàng hóa. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát cao ảnh hưởng lớn tới người dân, đặc biệt là những hộ gia đình thu nhập thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát gia tăng cũng gây thiệt hại cho những người gửi tiền tiết kiệm, do mức lãi suất thấp không đủ bù đắp tỷ lệ trượt giá của đồng tiền.
Đức đối mặt với làn sóng phá sản do trừng phạt Nga Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Hạ viện Đức Klaus Ernst cảnh báo Đức đang đối mặt với làn sóng phá sản do chính sách trừng phạt Nga. Quảng trường ở Tuebingen, Đức. Ảnh: Reuters Theo đài RT (Nga), trong một bài đăng trên Twitter, nhà lập pháp Đức đã nhắc lại tuyên bố trước đây của Thủ tướng Olaf Scholz rằng...