Kinh tế Đông Á: Đã đến thời điểm chuyển đổi
Chiều 6-6, tại Thủ đô Naypyidaw, Myanmar, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2013 (WEF Đông Á 2013).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF Đông Á 2013
Với chủ đề “Sự chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới hội nhập và phát triển toàn diện”, Hội nghị WEF Đông Á 2013 đã đặt trọng tâm thảo luận vào thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện của Myanmar, tiến trình hội nhập khu vực và các biện pháp ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu. Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, khu vực Đông Á đang phát triển năng động, là nơi tập trung những nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi với xu thế chủ đạo là hợp tác liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực, cùng phát triển, cùng có lợi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế thị trường năng động, cạnh tranh, nơi mà tất cả các thành phần kinh tế đều có thể phát huy được tốt nhất khả năng của mình, đồng thời luôn chủ động, tích cực đưa nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiến trình hội nhập quốc tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến một cấu phần không thể thiếu của quá trình này đó là nỗ lực tăng cường kết nối và liên kết kinh tế giữa các nước lục địa ASEAN hay khu vực Mekong, trong đó có việc hình thành các hành lang kinh tế xuyên quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các quốc gia dọc hành lang và các đối tác phát triển tăng cường hơn nữa sự hợp tác nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc và thúc đẩy sự phát triển của hành lang; tin tưởng Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á lần này sẽ đưa ra nhiều ý tưởng, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững và đều khắp của khu vực.
Trong khuôn khổ Chương trình tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2013, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein. Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực tiềm năng khác như khai khoáng, hàng không và xây dựng; hỗ trợ Myanmar phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư của Việt Nam tại Myanmar đã được cấp phép. Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Theo ANTD
Báo Hồng Kông đổ vấy cho Mỹ là "Kẻ gây rối" hòa bình Đông Á
Liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Á, mạng "Thông tin bình luận Trung Quốc" của Hồng Kông đã có bài phân tích cho rằng, tuyMỹ luôn tuyên bố đóng vai trò là "Người hòa giải" nhưng trên thực tế, Mỹ chính là "Kẻ gây rối", làm cho tình hình Đông Á thêm căng thẳng.
Bài viết trên Mạng "Thông tin bình luận Trung Quốc" cho biết, liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á, Hoa Kỳ luôn tuyên bố một quy tắc ứng xử thống nhất là không giúp đỡ bên nào trong tranh chấp lợi ích trên biển và cũng không có yêu cầu quyền lợi gì ở đây, đồng thời cũng không can dự vào quá trình đàm phán hòa giải. Mỹ chỉ yêu cầu các quốc gia ở khu vực này giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Bài viết phân tích, nếu chỉ nhìn vào tuyên bố này, không thể hoài nghi thái độ vô tư và công bằng, thậm chí là rất "chính nghĩa" của Washington, tuy nhiên thực tế hành động của Mỹ không phải như vậy.
Trong vấn đề tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ công khai tuyên bố phản đối bất cứ hàng động đe dọa hoặc làm tổn hại đến "quyền quản lý" của Nhật Bản, tránh sử dụng những biện pháp có thể gây ra căng thẳng trong khu vực hoặc gây ra "những sự việc đáng tiếc", giải quyết các sự vụ thông qua đàm phán hòa bình, không làm tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
USS Nimitz và biên đội tàu hộ vệ hành trình đến biển Đông
Nhưng điểm phi lý nhất trong các tuyên bố của Hoa Kỳ là: "Bảo vệ Senkaku là vấn đề được quy định trong "Hiệp ước an ninh chung Nhật - Mỹ"". Đồng thời, Mỹ còn lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc đã có những hành động "không phù hợp với luật pháp quốc tế" khi xâm phạm lợi ích của Nhật Bản ở Senkaku và khu vực phụ cận. Điều đó đã chứng tỏ thái độ không trung lập, chống lưng Nhật Bản một cách rõ rệt.
Đề cập đến vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Đài Loan và Philippines, việc cảnh sát biển Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan là sự thật hiển nhiên. Là quốc gia luôn rao giảng về vấn đề bảo vệ nhân quyền, bảo vệ mạng sống của con người, nhưng khi sự việc xảy ra Mỹ đã có thái độ "bình tĩnh" và "thận trọng" đáng ngạc nhiên. Không những không lập tức lên án Philippines mà mấy hôm sau mới gửi lời chia buồn đến gia đình của ngư dân Đài Loan.
Ngay trong tuần qua, sau khi tình hình tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Philippines đang ngày càng nóng lên, Mỹ đã liên tiếp có những động thái làm căng thẳng thêm tình hình biển Đông, các biên đội tàu sân bay Nimitz và soái hạm của Hạm đội 7 liên tục hành trình đến giễu võ, giương oai trên biển Đông nhằm hậu thuẫn cho Philippines.
Bài viết cho biết, qua phân tích những sự việc trên, lẽ ra Hoa Kỳ nên phát ngôn và hành động thận trọng hơn trong vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc với Nhật Bản và tranh chấp biển Đông với các nước ASEAN và giữ vững lập trường trung lập, không ủng hộ bên nào nhưng Mỹ đã làm ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Theo vietbao
Thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Lào Hai bên cùng khẳng định tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt - Lào ngày càng được tăng cường và phát huy. Đó là nội dung chính trong buổi tiếp và hội đàm chiều 27/5 giữa Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Chủ tịch Huỳnh Đảm làm Trưởng đoàn...