Kinh tế đêm – yếu tố giúp du lịch Luang Prabang của Lào thêm hấp dẫn
Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong đó có kinh tế đêm không chỉ giúp tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn giúp Luang Prabang ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
Các du khách chọn mua đồ ăn tại một khu ẩm thực trong Khu chợ đêm ở thành phố Luang Prabang. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Là thành phố du lịch nổi tiếng nhất tại Lào, trong những năm qua, Luang Prabang đã liên tiếp được nhiều tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới đánh giá là một trong những điểm du lịch hấp dẫn và nên đến thăm.
Điều này không chỉ bởi vì Luang Prabang là Di sản Thế giới hay từng là cố đô của “đất nước Triệu Voi,” mà còn bởi chính quyền nơi đây luôn nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, trong đó có việc chú trọng phát triển nền kinh tế đêm.
Nằm trên phố Sisavangvong, sát Bảo tàng Hoàng Cung, kéo dài hơn 1km, cắt ngang các con phố cổ ở trung tâm thành phố, Chợ đêm Luang Prabang từ lâu đã là điểm trải nghiệm, khu vực giải trí không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước mỗi khi màn đêm buông xuống.
Với trên 500 gian hàng thủ công truyền thống, cùng các khu ẩm thực, quán bia, quán rượu, địa điểm nghe nhạc, giải trí… đến với khu chợ này, du khách không chỉ tìm được rất nhiều mặt hàng thủ công truyền thống tinh xảo đậm chất văn hóa của các dân tộc Lào, được thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng với giá cả hợp lý, mà còn có thể thư giãn nghỉ ngơi sau một ngày thăm thú hàng loạt điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Prabang.
Vừa nhâm nhi chai bia Lào mát lạnh, vừa thưởng thức các món ăn truyền thống của Lào bên bạn bè sau một ngày đi thăm khắp các điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có thác nước Kuang Si, cũng như tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị như cưỡi voi tại Luang Prabang, anh Michal Galka, một du khách đến từ Ba Lan đánh giá khu chợ đêm này là một lựa chọn tuyệt vời bởi anh không chỉ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sắc, mà còn được hiểu thêm về nền văn hóa bản địa.
Video đang HOT
Du khách nước ngoài mua đồ ăn tại một khu ẩm thực trong Chợ đêm Luang Prabang. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Khu chợ đêm được thành lập vào đầu những năm 2000, với mục tiêu chính là tạo thêm điểm giải trí cho du khách và giúp người dân địa phương tìm đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Ban đầu, chợ chỉ bán các sản phẩm thủ công và đồ ăn truyền thống, sau này dịch vụ ngày một mở rộng. Ngoài khu vực bán các sản phẩm thủ công, khu vực ẩm thực, trong khu chợ đêm và các khu vực xung quanh còn có các điểm nghe nhạc và giải trí.
Lần đầu tiên đi du lịch tại Lào và trải nghiệm các hoạt động về đêm ở Luang Prangbang, ông Trần Quốc Hoàng, một du khách đến từ tỉnh Nam Định đánh giá rất cao mô hình chợ đêm.
Theo ông, chợ đêm Luang Prabang vừa tạo tâm lý thoải mái cho du khách, vừa giúp họ tìm hiểu sự đặc sắc của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và văn hóa ẩm thực truyền thống của địa phương, được thỏa chí mua sắm, thư giãn. Bên cạnh đó, khu chợ còn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Chia sẻ với các phóng viên TTXVN tại Lào, ông Vongdavon Vongxayalath, Phó Giám đốc Sở Thông tin Văn hóa, Du lịch tỉnh Luang Prabang, nhấn mạnh xác định du lịch là chìa khóa để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, do đó, trong nhiều năm qua, tỉnh Luang Prabang luôn cố gắng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, giúp họ có nhiều lựa chọn mua sắm, giải trí và trải nghiệm.
Du khách ăn uống, thư giãn tại một khu ẩm thực trong Khu chợ đêm ở thành phố Luang Prabang. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Theo ông Vongdavon, ban đầu tỉnh chỉ xác định mở chợ đêm để giúp tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống của người dân địa phương, bởi Luang Prabang có rất nhiều làng nghề truyền thống, cùng văn hóa ẩm thực rất đặc sắc.
Song qua thời gian, nhận thấy các lợi ích từ việc phát triển kinh tế đêm mang lại, Luang Prang đã mở thêm các dịch vụ giải trí cho du khách. Đến nay, tỉnh đã có nhiều điểm giải trí về đêm dành cho du khách, đáp ứng nhu cầu của du khách từ trung lưu đến cao cấp.
Phó Giám đốc Sở Thông tin Văn hóa, Du lịch tỉnh Luang Prabang cho rằng ngoài việc làm tốt các dịch vụ du lịch, quản lý tốt các di sản, có nhiều điểm du lịch sinh thái và làng nghề…, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong đó có các dịch vụ nhằm phát triển kinh tế đêm, không chỉ giúp tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp Luang Prabang ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách trong và ngoài nước.
Đây cũng là yếu tố giúp Di sản Thế giới này liên tiếp được xếp hạng là một trong những điểm đến tốt nhất thế giới trong năm 2023, đồng thời là cơ sở để chính quyền tỉnh đặt mục tiêu thu hút khoảng 2 triệu lượt du khách nước ngoài mỗi năm trong 2-3 năm tới./.
Quảng Bình phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo
Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
Ngày 21-9, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch tỉnh này đã vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của năm 2023 về tổng số khách du lịch.
Hành trình khám phá hang Tiên. Ảnh: Oxalis Adventure
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt gần 3,7 triệu lượt khách (mức chỉ tiêu kế hoạch của năm 2023 là 3-3,5 triệu lượt khách), gấp 2,32 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, khách nội địa ước đạt hơn 3,5 triệu lượt khách và khách quốc tế ước đạt hơn 89.000 lượt khách (gấp 4,07 lần so với cùng kỳ năm trước).
Về dịch vụ lưu trú, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 532 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 8.475 phòng, 16.200 giường. Trong 9 tháng qua, khách lưu trú ước đạt hơn 1,3 triệu lượt khách, doanh thu từ dịch vụ lưu trú ước đạt hơn 454 tỉ đồng.
Sản phẩm du lịch lái xe địa hình khám phá thiên nhiên. Ảnh: Oxalis Adventure
Theo lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, Sở đã chủ động đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về du lịch Quảng Bình đến các thị trường khách nội địa và quốc tế. Tích cực phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo.
Trong đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình cho phép khai thác thử nghiệm hai sản phẩm du lịch mới gồm: "Trải nghiệm lái xe địa hình khám phá cảnh quan, thiên nhiên tại rừng Lim thôn 4, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa" của công ty TNHH MTV Chua Me Đất và "Khám phá thiên nhiên thác Mụ Mệ, vườn Địa Đàng, hang Vàng và thác Lụa tại xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy" của Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong.
Qua đó, đưa tổng số sản phẩm, điểm tham quan du lịch đã được phê duyệt đề án hoặc cho phép khai thác thử nghiệm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình lên 34 sản phẩm.
Đặc biệt, du lịch Quảng Bình tiếp tục nhận được sự đánh giá cao của các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế như: Lonely Planet (Mỹ), The Travel (Canada), Wanderlust (Anh), Booking.com...
Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Bắc Hội nghị Xúc tiến, Quảng bá Du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc nhằm tăng cường kết nối vùng miền; làm sâu sắc thêm chất lượng kết nối vùng Tây Bắc-Tây Nam Bộ thông qua quảng bá sản phẩm du lịch. Các tỉnh vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long ký kết hợp tác. (Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền...