Kinh tế Đài Loan: Con hổ đang già ở châu Á
Chật vật với vấn đề nhân khẩu học khi những người trẻ lần lượt rời quê hương còn số người sẽ về hưu thì tăng vọt, kinh tế Đài Loan được hãng tin Reuters ví như một con hổ đang già và đang cần con.
Ảnh: Reuters
Jason Tsai là một trong số ít những người sống ở vùng lãnh thổ Đài Loan có năng lực tiếng Anh xuất sắc. Song hai năm kể từ khi tốt nghiệp đại học, khả năng ngoại ngữ vẫn không thể giúp được anh có công việc trả lương cao.
Tsai do đó chỉ có khoản lương trung bình hằng tháng là 15.000 tân đài tệ (TWD), tương đương 455 USD, từ công việc bán thời gian. Thu nhập trên dưới mức lương trung bình là 22.000 TWD, bằng khoảng 1/4 lương hưu của nhân viên nhà nước, của các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
“Tôi không có khả năng có được nơi ở riêng vì thu nhập thấp. Tất cả những gì tôi có thể tìm được là các công việc bán thời gian”, Tsai, 25 tuổi chia sẻ.
Hoàn cảnh của những lao động trẻ như Tsai chỉ ra thực trạng kinh tế Đài Loan, nơi một con hổ trẻ và sôi động đã và đang dần lão hóa và không còn ổn định chỉ trong hai thế hệ. Dân số lao động không phát triển đủ nhanh, và cũng không kiếm được đủ tiền để lo lắng cuộc sống về hưu cho cha mẹ họ.
Trong khi Tsai đang phải chật vật để tìm được một công việc mang lại thu nhập tốt trong nền kinh tế suy thoái, một làn sống các nhân viên chính phủ ở tuổi trung niên đang chạy đua để về hưu bằng các quỹ được tài trợ bởi những người nộp thuế, trước khi họ chính thức thôi việc. Chính sách mà chính phủ thiết kế trong thời kỳ khùng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 nhằm bảo vệ lớp lao động trẻ càng khiến tình hình tồi tệ hơn, vì nó vô tình khuyến khích những người trẻ gắn bó với mức lương tối thiểu.
Thực trạng trên là vấn đề nóng đối với cử tri ở Đài Loan trong cuộc bỏ phiếu vào tháng tới. Giữa lúc này, Tsai không chờ đợi hành động từ các chính trị gia. Anh quyết định chuyển sang Nhật Bản sinh sống để có việc làm tốt hơn. Các chuyến bay của những người trẻ Đài Loan đến trong bối cảnh dân số vùng lãnh thổ này già đi nhanh chóng càng làm giảm số lượng lao động có tay nghề cần thiết nhằm thúc đẩy nền kinh tế tiến đến giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Video đang HOT
Công nhân làm việc tại thành phố Đài Nam, vùng lãnh thổ Đài Loan – Ảnh: Reuters
Thực tế, đang có sự sụt giảm đáng báo động trong tỷ lệ sinh ở Đài Loan với mỗi phụ nữ sinh ít hơn một con. Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất thế giới, giảm từ mức 1,7 vào năm 2000. Số liệu thống kê chính thức cho thấy số dân cư trên 65 tuổi ở Đài Loan đang tăng nhanh hơn hầu hết các nước châu Á, chiếm 12% trong tổng số dân 23 triệu người của vùng lãnh thổ này vào năm 2014. Điều này đặt ra thách thức lớn về nhân khẩu học cho các nhà hoạch định chính sách.
Hiện nay, ngày càng có nhiều thanh niên Đài Loan chuyển gánh nặng chăm sóc cha mẹ già sang cho nhà nước, nguồn lực chính phủ đang căng lên khi chi phí bảo hiểm y tế và chi phí hưu trí tăng. “Cải cách cần phải được thực hiện ngay hoặc chế độ lương hưu của nhân viên nhà nước sẽ sụp đổ. Chính phủ không thể duy trì nó trong thời gian dài”, một thành viên trong bộ máy lãnh đạo Đài Loan nói.
Nợ công của Đài Loan hiện tại lên đến mức kỷ lục 550 tỉ USD, trong khi chi phí dành cho hưu trí sắp leo lên đến mức cao nhất từ trước đến nay là 7,37%, tức 147,2 tỉ TWD trong năm 2016, trong ngân sách chính phủ. Thị trưởng thành phố Đài Bắc Ko Wen-je cho hay 10% ngân sách thành phố sẽ phải dùng để chi trả lương hưu cho nhân viên vào năm 2016. Từ năm 2010 đến 2013, số nhân viên nhà nước nghỉ hưu tăng hơn 50%, lên đến 32.000 người.
Theo một số ước tính, đến năm 2025, cứ năm người Đài Loan thì sẽ có một người từ 65 tuổi trở lên. Đây là một tương lai không mấy lạc quan cho những cư dân trẻ tuổi và nền kinh tế được ví như một trong Bốn con hổ châu Á, nhưng nay đã già. “Dân số già hóa với tốc độ cao sẽ đặt gánh nặng lên vai những người trẻ vốn đã chịu áp lực vì lương bổng thấp. Mọi người đều biết rằng đây là những vấn đề lớn với Đài Loan”, thành viên trong bộ máy lãnh đạo Đài Loan cho biết.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Bức tranh kinh tế thế giới năm 2015
Khi các số liệu cuối cùng được công bố, 2015 có lẽ được xem là năm đáng thất vọng cho tăng trưởng toàn cầu. Tuy vậy, các nước như Việt Nam, Ireland, Trung Quốc là những nền kinh tế có diễn biến tích cực trong năm nay.
Ảnh: Bloomberg
Tăng trưởng không như kỳ vọng vẫn xảy ra ngay cả khi các ngân hàng trung ương tiếp tục bơm thanh khoản, giá dầu giảm và lạm phát ở mức vừa phải, theo Bloomberg. 2015 cũng là một năm mà nhiều nền kinh tế diễn biến theo các hướng khác nhau.
Trong khi giá cả hàng hóa giảm mạnh làm lu mờ phần nào diễn biến của các thị trường mới nổi như Nga và Brazil, các thị trường mới nổi khác như Việt Nam và Ấn Độ gây ngạc nhiên theo chiều hướng tốt. Với các nước phát triển, khởi sắc trong thị trường lao động Mỹ khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thực hiện nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006, còn kinh tế nước láng giềng Canada thì gây thất vọng hơn.
Một năm sắp kết thúc cũng là lúc thích hợp để nhìn lại diễn biến đi lên hoặc lao dốc của các nền kinh tế thế giới.
Trong các nền kinh tế tiên tiến, những quốc gia châu Âu nhỏ hơn thuộc số các nước có nền kinh tế diễn biến tốt nhất. Kinh tế Ireland tăng 7% trong quý 3/2015, nhanh hơn Trung Quốc và tốt hơn hẳn mức tăng trưởng trung bình 1,6% của khu vực châu Âu trong cùng giai đoạn. Ngược lại, bức tranh bớt sáng sủa hơn tại Phần Lan. Thành viên nằm ở phía bắc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) chịu ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp sản xuất giấy và điện tử tiêu dùng gặp khó. Ngoài ra, xuất khẩu vào Nga giảm cũng làm ảnh hưởng kinh tế Phần Lan.
Diễn biến kinh tế các nước Ireland, Iceland, Nhật Bản, Hy Lạp và Phần Lan từ quý 1/2007 đến quý 3/2015
Ở nhóm các thị trường mới nổi, rõ ràng rằng Việt Nam, Tanzania và Trung Quốc là những nước có nền kinh tế diễn biến tốt trong năm nay. Với Trung Quốc, ngay cả khi đợt lao dốc thổi bay 5.000 tỉ USD của thị trường chứng khoán xảy ra và nước này hướng đến năm tăng trưởng thấp nhất trong hơn hai thập niên, số liệu tăng trưởng GDP Đại lục vẫn tương đối mạnh hơn các nước khác. Kinh tế Ấn Độ cũng mở rộng nhanh hơn so với dự kiến trong quý 3/2015 khi GDP tăng 7,4% so với một năm trước đó.
Ngược lại, các nền kinh tế diễn biến tệ nhất gồm có Nga và Brazil. Nước Nga đang trên đà đến đợt sụt giảm kinh tế dài nhất trong hai thập niên, phần lớn là vì giá dầu thấp. Brazil thì chịu tác động từ giá cả hàng hóa đi xuống, bất ổn chính trị, một vụ bê bối tham nhũng và thâm hụt ngân sách gia tăng. Ngân hàng Goldman Sachs cảnh báo quốc gia này đang chìm vào "đợt suy thoái hoàn toàn".
Danh sách các nền kinh tế diễn biến thất vọng nhất thiếu Venezuela. Đó là vì ngân hàng trung ương nước này chưa công bố số liệu GDP trong năm nay.
Các nước đang phát triển: Trung Quốc, Tanzania, Việt Nam, Nga và Brazil
Đến Nhật Bản, các nhà kinh tế cho rằng nước này về tổng thể đang trên đà cải thiện, ngay cả khi những thách thức đáng kể vẫn còn. GDP Nhật Bản tăng trưởng trong quý 3/2015 thay vì sụt giảm đồng nghĩa với chuyện nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vừa tránh được đợt suy thoái thứ hai trong ba năm qua.
Nhật Bản, đất nước trải qua 3 đợt suy thoái kể từ năm 2006, vừa thoát khỏi đợt suy thoái tiếp theo vào quý 3/2015 "trong gang tấc"
Ngoài góc nhìn GDP, số liệu thị trường lao động thế giới cho thấy một bức tranh hỗn hợp. Thụy Sĩ, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản là các nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Các nước Tây Âu vẫn bị ảnh hưởng bởi thực trạng thất nghiệp cao. Số liệu tại Hy Lạp và Tây Ban Nha nhấn mạnh khó khăn vẫn còn ở phía trước với thị trường lao động hai nước này.
Thu Thảo
Ảnh: Bloomberg
Theo Thanhnien
Còn quá sớm để lạc quan về kinh tế Nga Tính đến tháng 11 năm nay, số liệu cho thấy kinh tế Nga sụt giảm 4%, nhấn mạnh khó khăn vẫn hiện diện ở nước này bất chấp các ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đã đi qua giai đoạn đỉnh điểm. Ảnh: Reuters Theo CNBC, mức 4% trên tồi tệ hơn số liệu GDP nước Nga trong tháng 10,...