Kinh tế châu Á phục hồi ấn tượng nhờ công nghiệp sáng tạo
Báo cáo được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) cho thấy nền kinh tế châu Á phục hồi tốt nhờ ứng dụng kỹ thuật số vào ngành công nghiệp sáng tạo.
Kinh tế châu Á phục hồi ấn tượng nhờ công nghiệp sáng tạo. (Nguồn: Infomation-age)
Diễn đàn BFA 2021 khai mạc ngày 18/4 tại thị trấn Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) công bố báo cáo có tiêu đề “Triển vọng kinh tế châu Á và tiến bộ hội nhập”. Báo cáo trích dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng ít nhất 6,5%, thể hiện sự phục hồi đáng kể từ mức giảm 1,7% của năm 2020.
Khu vực Nam Á sẽ chứng kiến tăng trưởng đạt 9,7% trong năm nay – tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Trong khi đó, các nền kinh tế Đông Á dự kiến sẽ tăng trưởng 6,5%.
Báo cáo của BFA lý giải kết quả tích cực này có được là nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, việc nối lại hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và Hàn Quốc, bên cạnh các yếu tố khác.
Các quốc gia châu Á đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh tế thế giới. Nếu tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế của khu vực này dự kiến chiếm tỷ trọng 47,9% trong nền kinh tế thế giới vào năm 2021, tăng từ 45,3% ghi nhận trong trong năm 2017.
Video đang HOT
Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, các nền kinh tế châu Á đã có nhiều thành tựu và tận dụng cơ hội phát triển. Ví dụ như sáng kiến triển khai những biện pháp mới để tạo thuận lợi cho nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và hợp tác kỹ thuật số quốc tế.
Châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã từng bước chuyển đổi từ một “công xưởng” kỹ thuật số phụ thuộc vào lao động giá rẻ sang một trung tâm kỹ thuật số dựa vào các ngành công nghiệp sáng tạo. Nền kinh tế kỹ thuật số đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực.
Nền kinh tế kỹ thuật số đã góp phần khôi phục sản xuất, ổn định tình hình kinh tế và trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á trong tương lai. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước châu Á tiếp tục đi vào chiều sâu.
Báo cáo trích dẫn số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho hay, tính đến tháng 2/2021, 186 hiệp định thương mại khu vực đã có hiệu lực, chiếm 54,9% tổng số hiệp định thương mại trên toàn cầu, Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020 sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế châu Á.
Trung Quốc tính giăng vệ tinh giám sát toàn Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, tỉnh Hải Nam sẽ phóng bốn vệ tinh vào cuối năm nay nhằm mục đích giám sát hoạt động của tàu thuyền đi lại trên Biển Đông.
Ông Yang Tianliang, nhà thiết kế chính của Hệ thống Chòm sao Vệ tinh Quan sát Trái đất Hải Nam cho biết bốn vệ tinh quan sát Trái đất Hải Nam-1 đã được lắp ráp và dự kiến được đưa lên quỹ đạo trong chuyến bay thứ hai của tên lửa đẩy Trường Chinh 8 phóng từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Văn Xương, Hải Nam.
Tờ China Daily cho biết Hải Nam 1 sẽ là "mạng lưới trên không gian" đầu tiên của đảo Hải Nam. Hai vệ tinh khác là Tam Á 1 và Tam Sa 1 sẽ gia nhập vào mạng lưới này trong vòng 2-3 năm tới.
Hải Nam 1-01 được trang bị camera góc rộng, độ nét cao, giúp xác định và giám sát các vật thể di động trên biển, đặc biệt là tàu.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 7A phóng từ đảo Hải Nam hôm 12/3. (Ảnh: China Daily)
Hệ thống nhận dạng tự động của Hải Nam 1-01 có thể tiếp nhận các tín hiệu bao gồm dữ liệu về vị trí, hướng đi, tốc độ của tàu đang di chuyển.
Hải Nam 1-02 có nhiệm vụ quan sát các cảng, đảo và tàu bè. Hainan 1-03 và Hainan 1-04 sẽ sử dụng camera góc rộng để lập bản đồ các khu vực được chỉ định.
Yang Tianliang tuyên bố mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là đảm bảo hợp tác nhằm hình thành ngành công nghiệp vũ trụ thương mại, đồng thời đề cập tới "một mạng lưới gồm 10 vệ tinh có khả năng giám sát toàn bộ Biển Đông trong thời gian thực".
Yang Tianliang khẳng định mạng lưới này sẽ "giúp Trung Quốc bảo vệ tốt hơn chủ quyền, phát triển khu vực và đối phó với các tình huống bất ngờ".
Hồi giữa năm 2018, khi công bố kế hoạch phóng một loạt vệ tinh được thiết kế để giám sát Biển Đông, Yang Tianliang cho biết toàn bộ khu vực Biển Đông có thể được giám sát trong vài ngày, thay vì từ 2-3 tháng.
"Từng rạn san hô và đảo, cũng như mỗi tàu thuyền ở Biển Đông sẽ được theo dõi bằng mắt vũ trụ" , ông này nói.
Thông tin về đợt phóng vệ tinh giám sát Biển Đông của Trung Quốc được công bố trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở vùng biển này thời gian gần đây.
Cuối tuần trước, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tiến vào Biển Đông cùng thời điểm một nhóm tác chiến viễn chinh của Hải quân Mỹ khép lại các cuộc tập trận.
Mỹ và Philippines hôm 12/4 cũng bắt đầu đợt tập trận chung kéo dài hai tuần, nối lại hoạt động huấn luyện thường niên sau một năm bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.
Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động gây hấn ở Biển Đông như một phần trong tham vọng độc chiếm vùng biển này.
Các chuyên gia nhận đinh, các động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh vẫn sẽ đẩy mạnh chính sách hiếu chiến ở Biển Đông.
Nước nào đang dẫn đầu đường đua tiêm chủng vaccine Covid-19 ở châu Á? Từng đi đầu thế giới trong việc kiểm soát dịch bệnh, các quốc gia châu Á đang tụt lùi so với phương Tây trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19... Du khách tại Thái Lan - Ảnh: Bangkok Post So với các nước phương Tây, chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại châu Á đang diễn ra tương đối chậm chạp. Hiện tại,...