Kinh tế Brazil chính thức bước vào giai đoạn suy thoái
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 2/12, Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) cho biết nền kinh tế nước này bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái sau khi ghi nhận mức suy giảm 0,1% trong quý III/2021 và là quý tăng trưởng âm thứ hai liên tiếp do tác động của sự suy giảm trong các hoạt động nông nghiệp.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Sao Paulo, Brazil, ngày 25/5/2020. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Thông báo chính thức của IBGE nêu rõ trong quý III/2021, các hoạt động nông nghiệp, một trong những lĩnh vực chủ chốt đóng góp cho nền kinh tế Brazil, giảm 8%, dịch vụ tăng 1,1%, trong khi lĩnh
Trong quý II năm nay, nền kinh tế Brazil cũng suy giảm 0,4% so với quý I cho dù mới chỉ bắt đầu giai đoạn phục hồi từ quý III/2020. Mặc dù vậy, trong 9 tháng đầu năm 2021, nền kinh tế Brazil đạt mức tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, song đây vẫn là mức thấp do năm 2020 nước này phải chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.
Giới phân tích đánh giá, điểm sáng nhất là tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, qua đó phản ánh sự cải thiện tình hình y tế của Brazil với hơn 60% dân số đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19, cho dù biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 với 3 trường hợp được xác nhận ở Brazil, có thể gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế của nước này trong thời gian tới.
Brazil thử nghiệm tiêm mũi vaccine tăng cường thứ 3
Cơ quan quản lý y tế Brazil (Anvisa) ngày 19/7 thông báo nước này đã cấp phép thử nghiệm tiêm chủng mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của AstraZeneca.
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil ngày 30/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Anvisa, 10.000 tình nguyện viên sau thời gian tiêm mũi thứ 2 từ 11 đến 13 tháng sẽ tham gia đợt thử nghiệm. Thông tin trên được công bố tại thời điểm quốc gia Nam Mỹ này đang "gồng mình" ứng phó với dịch COVID-19. Tính đến ngày 18/7, Brazil ghi nhận tổng cộng gần 20 triệu ca nhiễm và hơn 542.000 ca tử vong do COVID-19.
Cùng ngày, một ủy ban trực thuộc Bộ Y tế Nhật Bản đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tiêm chủng cho cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Theo đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định cấp phép chính thức sử dụng loại vaccine này tiêm chủng miễn phí cho nhóm đối tượng nói trên sau vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer.
Thử nghiệm tại Mỹ cho thấy không ai trong hơn 3.700 thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi tiêm vaccine của Moderna có các triệu chứng của COVID-19 trong 14 ngày sau khi tiêm mũi tăng cường thứ 2. Moderna hiện đã làm thủ tục xin cấp phép sử dụng vaccine của hãng cho nhóm đối tượng ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (EU).
Tháng 5, Nhật Bản cấp phép sử dụng vaccine của Moderna tiêm chủng cho người trên 18 tuổi tại các trung tâm tiêm chủng của Các lực lượng phòng vệ tại thủ đô Tokyo, Osaka cũng như nhiều cơ sở y tế do chính quyền địa phương, doanh nghiệp và trường đại học thiết lập.
Mông Cổ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế Ngày 20/5, chính quyền Mông Cổ đã quyết định tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt từ ngày 10/4 vừa qua để khống chế dịch COVID-19 tại nước này. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu Văn phòng báo chí của chính phủ, ông Tseden-Ish...