Kinh tế ban đêm – Bài cuối: Giữ gìn các giá trị
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế ban đêm của Chính phủ, không chỉ tại các đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ mà hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã và đang dần hình thành, phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh tế ban đêm; trong đó, nhộn nhịp nhất là các phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm… và sự bùng nổ của hệ thống cửa hàng tiện lợi.
Ngày 13/8/2022, trong khuôn viên The Grand Hồ Tràm Strip ở xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc), Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Chương trình “ Dấu ấn Hè 2022″ với chủ đề “ Sắc màu của biển”. Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn/TTXVN
Xét ở nhiều bình diện, phát triển kinh tế ban đêm xuất phát từ nhu cầu việc làm, tăng ca, giờ của người lao động để tăng thu nhập; qua đó gia tăng nguồn thu cho doanh nghiệp, cho ngân sách địa phương, tạo thêm động lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích hiển hiện, nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại để phát triển kinh tế ban đêm cần có một kế hoạch dài hạn, xây dựng các chính sách, cơ chế, quy hoạch cụ thể nhằm đảm bảo các hoạt động kinh tế đêm duy trì được sự ổn định về an ninh trật tự, giảm thiểu các tệ nạn xã hội; giữ gìn giá trị văn hóa, đồng thời, gia tăng được lượng du khách để thúc đẩy doanh thu thương mại.
Video đang HOT
Phản ánh thực trạng của doanh nghiệp và những vấn đề phát sinh sau quá trình triển khai kinh tế đêm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Phạm Bá Phúc, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Thương mại DIC, quản lý cụm Khách sạn Cap Saint Jacques, DIC Star và Khu du lịch Biển DIC nhận định, các dịch vụ đêm ở một số nước trong khi vực và trên thế giới chủ yếu thiên về giải trí, thư giãn, dạo phố, ăn uống, mua sắm. Chẳng hạn, nếu đến du lịch Thái Lan, bất kể thủ đô Bangkok hay các tỉnh lỵ như Pattaya, Chiang mai, Chiang rai… đều dễ thấy ban đêm náo nhiệt gấp nhiều lần ban ngày với hàng loạt phố đi bộ, chợ đêm, hàng ăn, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, ca nhạc hiện đại, massage, thời trang, bán quà lưu niệm… Du khách khắp thế giới đổ về tản bộ, mua sắm, thưởng thức ẩm thực cho thấy cảm tưởng như không có ban đêm.
Ở Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay hoàn toàn thiếu không gian này. Cũng chưa có các lễ hội hay sự kiện định kỳ đủ sức thu hút du khách. Hàng năm, Bà Rịa – Vũng tàu chỉ có khai hội văn hóa-du lịch vào dịp đầu năm mới, nhưng địa điểm tổ chức tại trung tâm thành phố, khá xa xôi và không thuận tiện cho khách du lịch thưởng thức. Nếu xác định sự kiện cho du lịch nên luân phiên đưa về các khu nghỉ dưỡng hay các huyện, thị có thế mạnh về du lịch, ông Phúc nêu ý kiến.
Khác với Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là địa bàn phát triển kinh tế ban đêm từ rất sớm và là hợp phần không thể thiếu tạo nên sức mạnh, tiềm năng và điểm nhấn của ngành du lịch dịch vụ nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch.
Theo ông Trần Nhuận Vinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Nam Phong, phát triển kinh tế đêm tại Quảng Ninh, nhất là thành phố Hạ Long là xu thế tất yếu, bởi một thành phố năng động, đông khách du lịch quốc tế, không thể thiếu các không gian khám phá, tham quan, mua sắm và giải trí về đêm. Người tiêu dùng hiện nay, luôn coi các hoạt động chi tiêu vào ban đêm, như một xu hướng đậm gu thời thượng, thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ hưởng ứng tham gia.
“Phố đêm du thuyền” quy tụ 30 tàu đẳng cấp 4-5 sao, đưa du khách vào hải trình khám phá thành phố biển Hạ Long về đêm. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
Hiện nay, Hạ Long đang được chỉnh trang và rực rỡ hơn từng ngày; khả năng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thương hiệu và chất lượng cũng không ngừng được nâng cao với sự đầu tư nghiêm túc và bài bản của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; giao thông đi lại cũng trở nên thuận tiện, ánh sáng vào đêm đẹp rực rỡ và đồng bộ…. Tuy nhiên, để Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung phát triển kinh tế đêm đúng hướng và hiệu quả, rất cần những chính sách khích lệ và quy chế quản lý chặt chẽ, ông Vinh khuyến nghị.
Theo ông Vinh, cần lập ban quản lý, phối hợp với cơ quan chức năng, giám sát quá trình hoạt động kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh liên kết xây dựng sản phẩm, đưa ra cơ chế cạnh tranh, cam kết môi trường, văn hóa kinh doanh lành mạnh, tự quản an ninh trật tự, không để phát sinh việc ép giá và tệ nạn, bạo lực. Cùng với đó, tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ giao thông, vệ sinh môi trường, hệ thống lưới điện, nước và hệ thống thu gom rác thải, thoát nước thải…, tạo thuận lợi cho người kinh doanh, tạo sự yên tâm cho cư dân địa phương và sự hài lòng ở du khách.
Dù chưa phải là địa phương lấy ngành du lịch làm mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, song không thể đứng ngoài xu thế chung, ngày 12/8/2022, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho hay, mục tiêu là nhằm định hướng hình thành và đầu tư phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn. Qua đó, khai thác tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, giúp ngành này thực sự trở thành mũi nhọn và tạo sức lan tỏa tới các ngành kinh tế khác; đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của khu vực thương mại dịch vụ, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng đến nền kinh tế 24 giờ.
Kinh tế ban đêm sẽ được tập trung đẩy mạnh, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống của người dân địa phương; đồng thời, hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ an ninh trật tự và tài nguyên môi trường.
Đà Lạt muốn làm khu dân cư kết hợp phố đi bộ, chợ đêm hơn 12 ha
Đà Lạt chủ trương đầu tư dự án khu dân cư Lữ Gia kết hợp phố đi bộ và chợ đêm, diện tích 12,1 ha tại phường 8 và phường 9.
UBND TP Đà Lạt vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư Lữ Gia kết hợp phố đi bộ và chợ đêm, diện tích 12,1 ha. Khu vực này nằm tại phường 8 và phường 9, TP Đà Lạt.
Khu vực được lựa chọn thực hiện dự án nằm phía thượng nguồn hồ Xuân Hương, là khu sản xuất nông nghiệp, hiện có khoảng 183 căn nhà với hơn 200 hộ dân đang sinh sống gần lưu vực suối Cam Ly.
Tại đây, nhiều vị trí xâm lấn vào phạm vi bảo vệ suối đồng thời phát sinh ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp gần lưu vực suối Cam Ly.
Tổng mức đầu tư dự án dự kiến 1.657 tỷ đồng, trong đó hơn 1.246 tỷ đồng dành để thực hiện tái định cư, 410 tỷ đồng thực hiện dự án. Sau khi tiến hành các thủ tục được chấp thuận, rà soát, dự án dự kiến thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ tháng 6/2024 đến tháng 6/2025.
Hiện, TP Đà Lạt có khu phố đi bộ quanh khu vực Chợ Đêm Đà Lạt và khu trung tâm Hòa Bình, mở cửa vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, khu phố đi bộ này nằm giữa trung tâm thành phố nên thường xuyên có tình trạng ùn tắc giao thông.
TP Hồ Chí Minh tung chương trình 'Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn' để hút khách UBND TP Hồ Chí Minh vừa đồng ý cho Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình "Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City" để thu hút du khách đến với thành phố. Du khách thích thú tham quan, trải nghiệm tại huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) sau đợt dịch...