Kinh tế Anh có dấu hiệu suy yếu
Số liệu chính thức được công bố ngày 12/9 cho thấy trong tháng 7 vừa qua, nền kinh tế Anh chỉ tăng trưởng 0,2% so với tháng trước, thấp hơn mức dự báo 0,4% được giới chuyên gia đưa ra trước đó.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), trong tháng 7, ngành dịch vụ tăng trưởng 0,4% so với tháng liền kề trước đó. Trong khi đó, ngành chế tạo công nghiệp lại giảm 0,3% và ngành xây dựng giảm 0,8%. Điều này phản ánh giá vật liệu cũng như lạm phát tăng vọt và thời gian làm việc giảm do thời tiết nắng nóng. ONS nhấn mạnh: “Có nhiều dấu hiệu có thể chứng tỏ người tiêu dùng đã thay đổi hành vi và giảm nhu cầu để đối phó với giá hàng hóa tăng”.
Các số liệu thương mại khác cũng cho thấy tác động của giá cả tăng vọt khi kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu trong tháng 7 tăng lên 11 tỷ bảng Anh, mức cao nhất từ trước đến nay và chiếm 21% (mức cao kỷ lục) trong tổng lượng hàng nhập khẩu.
Video đang HOT
Tăng trưởng kinh tế Anh trong tháng 6 vừa qua giảm 0,6%. Tháng 6 có 2 ngày nghỉ làm việc nhân kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi. Tuy nhiên, ONS cho biết các ngày nghỉ lễ tác động không đáng kể đến số liệu kinh tế trong tháng 7.
Theo số liệu công bố mới đây, tỷ lệ lạm phát của Vương quốc Anh trong tháng 7 là 10,1%, mức cao nhất trong hơn 40 năm và vượt cả dự báo của các nhà kinh tế. Báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia Citigroup nhận định rằng giá khí đốt bán buôn tăng cao sẽ khiến tỷ lệ lạm phát của Anh có thể lên mức 18,6% vào tháng 1/2023 – cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của phương Tây và cao hơn cả mức đỉnh 17,8% sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lần thứ 2 vào năm 1979.
Cùng ngày, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất mức kể từ đầu năm 2021. Tỷ giá quy đổi đồng tiền này so với đồng euro hiện là 0,872 bảng Anh/euro và 1 bảng Anh/1,17 USD.
Goldman Sachs cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Anh
Các nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Anh và cho rằng nước này sẽ bắt đầu rơi vào suy thoái vào cuối năm nay, do tác động của lạm phát gia tăng đối với thu nhập của các hộ gia đình, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng.
Bên ngoài Ngân hàng Trung ương Anh ở London. Ảnh: AP
Cụ thể, Goldman Sachs dự báo cuộc suy thoái của kinh tế Anh sẽ bắt đầu vào quý IV/2022 và cho rằng nền kinh tế Anh sẽ giảm 0,6% vào năm 2023.
Giới chức Anh cho biết, các hóa đơn năng lượng của Anh sẽ tăng 80%, lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (4.188 USD) một năm kể từ tháng 10 tới. Đây là ví dụ mới nhất về điều mà các chính trị gia anh gọi là "cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt". Đầu tuần này, Ngân hàng Citibank (Mỹ) dự báo lạm phát của Anh sẽ tăng vọt lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ là 18,6% vào tháng 1/2023.
Từ khoảng vài tuần qua, tại Anh đã xuất hiện phong trào không trả hoá đơn năng lượng (Don't pay UK), một phong trào bất tuân dân sự nhằm phản đối việc giá năng lượng sẽ tăng quá cao trong thời gian tới. Lạm phát khiến chi phí sinh hoạt gia tăng, sức mua giảm sút nên hệ luỵ trực tiếp là chất lượng sống của người dân châu Âu suy giảm, thậm chí đối với nhiều hộ gia đình nghèo tại châu Âu, khủng hoảng năng lượng hiện nay là mối đe doạ sống còn trong mùa Đông tới.
Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ở mức rất cao, và chỉ số giá tiêu dùng tháng 8, dự kiến được công bố vào ngày 31/8 tới có thể sẽ cho thấy tình trạng đó vẫn tiếp diễn.
Điều này sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Chín tới, ngay cả khi rủi ro suy thoái gia tăng.
Thay vì lạm phát sẽ sớm đạt đỉnh như dự báo cách đây chỉ vài tuần, lạm phát có thể sẽ sớm chạm mức hai con số. Lạm phát của EU tháng 7/2022 là 8,9%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Goldman Sachs cũng hạ dự báo, tăng trưởng kinh tế ở châu Âu trong năm nay và dự đoán rằng ngay cả khi Nga không cắt hoàn toàn nguồn cung năng lượng, một cuộc suy thoái kỹ thuật kéo dài hai quý liên tiếp với mức tăng trưởng âm có khả năng xảy ra ở Eurozone.
Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do cuộc đình công tại cảng lớn nhất Anh Cuộc đình công đòi tăng lương kéo dài 8 ngày tại cảng container Felixstowe lớn nhất Anh ở Suffolk sẽ gây gián đoạn nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng hàng hóa của nước này. Container xếp kín cảng Felixstowe khi công nhân đình công 8 ngày. Ảnh: Reuters Theo báo Anh The Sky News, ông Robert Morton - một quan chức nghiệp...