Kinh tế 2016 sẽ khởi sắc!
Một quốc gia muốn phát triển không thể thiếu những tập đoàn tư nhân mạnh.
TS Trần Đình Thi ên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh như trên khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM trước thềm năm mới 2016.
Ông Thiên nhìn nhận kết quả nổi bật, điểm sáng của kinh tế năm 2015 là: Tiếp tục giữ vững được sự ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát được lạm phát ở mức thấp (chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh, chỉ 0,6%), trong khi tăng trưởng được duy trì ở mức cao 6,68%. Đây là con số tăng trưởng đạt mức cao nhất trong tám năm qua. Một điểm sáng nữa là số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới và số vốn tăng cao.
Kinh tế Việt Nam thiếu trụ cột
. Phóng viên: Có ý kiến đánh giá rằng mặc dù kinh tế tăng trưởng nhưng phần đóng góp của khu vực kinh tế trong nước lại rất ít, thưa ông?
TS Trần Đình Thiên: Đúng vậy.
Tăng trưởng của nền kinh tế chúng ta phần lớn vẫn phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Thêm nữa, tuy nhiều công ty được thành lập nhưng số đóng cửa cũng không ít. Điều đáng lo ngại nữa là số DN nhỏ li ti tăng lên rất nhanh. Nếu tốt lên mà chỉ tốt cho công ty nước ngoài thì không ổn.
. DN đầu tư nước ngoài cũng là một bộ phận của kinh tế Việt Nam, nếu họ tốt lên là điều đáng mừng chứ sao lại lo?
Chúng ta không phản đối việc khu vực FDI tốt lên nhưng phải nhận thấy khu vực kinh tế trong nước yếu đi hoặc không mạnh như mong đợi là một tình trạng nghiêm trọng. Các công ty nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh nhưng lợi ích họ thu được thì thuộc về họ. Còn các công ty Việt không lớn lên được thì lại là DN của chúng ta.
Cho nên khu vực trong nước phải tốt lên, đó mới là điều quan trọng nhất.
. Theo ông, tại sao DN Việt Nam không mạnh lên mà lại yếu đi?
Do kinh tế Việt Nam thiếu những trụ cột. Trước đây chúng ta lấy các công ty, tập đoàn nhà nước làm trụ cột của nền kinh tế. Nhưng kinh tế tư nhân và các tập đoàn tư nhân mới nên là trụ cột. Hiện nay số lượng DN tư nhân có thể làm trụ cột cũng còn ít và chưa mạnh nên không thể làm trụ cột được.
Mặt khác, số DN này lại không gắn bó với các khu vực khác. Họ chỉ kinh doanh trong lĩnh vực của mình. Trong khi để làm trụ cột, một công ty, tập đoàn tư nhân phải hình thành được một chuỗi sản xuất, giá trị để các DN khác “bám” theo và phát triển.
Cho nên tới đây, không chỉ môi trường kinh doanh phải cải thiện để khu vực nội địa, nông thôn được cởi trói mà còn phải biết cách tạo ra những trụ cột của nền kinh tế. Không có một quốc gia nào muốn phát triển mà lại thiếu những tập đoàn tư nhân mạnh. Nếu chỉ dựa vào FDI thì DN Việt không lớn nổi.
Cộng đồng DN Việt cần phải tái cấu trúc, cắt giảm chi phí, cải tiến hệ thống phân phối… để cạnh tranh với thị trường khi hội nhập quốc tế. Ảnh: HTD
Video đang HOT
Thị trường không còn biên giới
. Dường như các DN trong nước đang đuối sức ngay trên thị trường nội địa chứ chưa nói đến việc chinh phục thị trường quốc tế, thưa ông?
Giờ ta phải thay đổi quan điểm. Khi hội nhập thì không còn phân biệt thị trường trong nước và ngoài nước. Vì khi hội nhập, biên giới giữa các thị trường cũng biến mất. Có lẽ đã đến lúc việc phân biệt thị trường trong nước và nước ngoài không nên đặt ra quá cao nữa.
. Vậy theo ông, làm sao để DN tận dụng được những lợi thế mà hội nhập mang lại và tốt lên?
Việc DN Việt không tận dụng được các cơ hội trong hội nhập một phần do DN yếu nhưng cơ chế, chính sách cũng là một tác nhân không nhỏ ngăn cản DN tiếp cận với những cơ hội do hội nhập mang lại.
Do đó, chúng ta phải nói hai chuyện cốt lõi. Một là cần phải xem lại chiến lược phát triển kinh tế của ta, làm sao để các chính sách phải giúp DN tận dụng được những cơ hội, lợi thế do hội nhập mang lại. Hai là phải làm sao tránh tình trạng những lợi ích do hội nhập mang lại thì khu vực DN FDI hưởng, còn khu vực DN trong nước thì phải hứng chịu những thách thức.
Hóa thân con kiến thành con thỏ
. Với việc Việt Nam đã ký kết và kết thúc đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại tự do, theo ông bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ như thế nào?
Tôi nghĩ bức tranh kinh tế năm 2016 cũng không khác năm 2015, tức là chúng ta có thể vẫn giữ được tỉ lệ tăng trưởng như năm 2015. Nhưng quan trọng nhất là khi hội nhập thì đòi hỏi cách thức phát triển khác. Bởi chúng ta đã cam kết chơi một trò chơi với đẳng cấp rất cao, đòi hỏi rất khắc nghiệt.
Do vậy năm 2016 phải là năm khởi đầu cho một “cuộc chơi” khác cả về phương thức lẫn chất lượng. Chúng ta nên tập trung vào việc tái cơ cấu để thay đổi căn bản nền kinh tế và phải có chủ trương mới, chẳng hạn như tập trung cho các DN, tập đoàn tư nhân để có thể trở thành trụ cột của nền kinh tế.
Bản thân DN cũng phải thay đổi, nâng đẳng cấp của mình lên. Một thời đại DN Việt Nam đã qua rồi. Đây là thời đại của sáng tạo, cạnh tranh, tiến lên và bám vào chuỗi sản xuất. Nếu chỉ mạnh ai nấy làm, kiếm ăn… thì muôn đời DN không thể phát triển.
. Ông cho rằng đâu là nút thắt quan trọng nhất về chính sách cần phải tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế phát triển?
Chúng ta có thể hình dung rằng: Nền kinh tế Việt Nam như một con kiến. Khi nó chạy một bước thì chỉ tiến được một chút. Chúng ta đang cố gắng thúc đẩy con kiến chạy nhiều bước. Nhưng kiến chạy nhiều bước thì giải quyết được vấn đề gì khi xung quanh nó toàn ngựa, thỏ, thậm chí là đại bàng. Con thỏ cũng không quan tâm xem con kiến chạy được bao nhiêu bước.
Singapore ngày xưa cũng như con kiến nhưng giờ họ thành con thỏ nhờ có nhiều chính sách đột phá, thu hút được các tập đoàn xuyên quốc gia về đóng trụ sở, làm cảng trung chuyển quốc tế, làm sân bay hàng đầu trong khu vực… Còn Việt Nam thì công nghiệp vẫn cứ là nhập khẩu về lắp ráp, gia công. Có phải chăng chúng ta chỉ muốn làm con kiến?
Tôi cho rằng hội nhập đòi hỏi chúng ta phải hóa thân con kiến thành con thỏ chứ đừng cố gắng tăng tốc con kiến. Mà muốn làm được điều này thì điều quan trọng nhất là phải thay đổi cấu trúc kinh tế, hướng vào chất lượng và hiệu quả.
. Xin cám ơn ông.
Đứng trước nhiều sức ép Năm vừa qua, chúng ta điều hành tỉ giá tương đối tốt, tạo ra sự ổn định và phản ánh cung cầu rất tốt. Nhưng năm 2016 sẽ khó khăn hơn khi đứng trước nhiều sức ép về giảm phát, tỉ giá, lãi suất và thu ngân sách. Cụ thể, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất thì bắt buộc các quốc gia khác sẽ phải điều chỉnh tỉ giá theo. Sự gắn bó giữa VND và USD hiện đang khá chặt chẽ, hơn các ngoại tệ khác. USD tăng-giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Nhân dân tệ của Trung Quốc vừa qua phá giá và được cho vào giỏ thanh toán tiền tệ quốc tế. Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhân dân tệ biến động khi chúng ta nhập nhiều vật tư, nguyên liệu từ Trung Quốc. Muốn tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ biến động tỉ giá, chúng ta cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ, kể cả đối với đồng EUR và nhân dân tệ. Tức là việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, xuất khẩu cần được tiến hành đồng thời với đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ. TS CAO SỸ KIÊM
Bà LÊ THỊ THANH LÂM, Phó Tổng Giám đốc SaigonFood: Vùng vẫy để vượt khó Chúng tôi đã và đang thành công nhờ đi hai chân: Phát triển song song cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Tuy vậy, sức mua vẫn còn yếu và đây là khó khăn lớn nhất đối với thị trường nội địa. Ngoài ra các hệ thống phân phối nước ngoài không ngừng tăng chiết khấu, thưởng doanh số… là nỗi “ám ảnh” với DN Việt. Tuy nhiên, cộng đồng DN Việt vẫn phải tìm mọi cách để vượt qua khó khăn như tái cấu trúc, cắt giảm chi phí, cải tiến quy trình, cải tiến hệ thống phân phối. Chúng tôi phải bươn chải, vùng vẫy để phát triển thêm nhiều điểm bán mới, thêm các mặt hàng mới. Ông NGUYỄN VĂN ĐẠO , Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng: Cơ hội lớn của 2016 Năm qua là một năm sóng gió của ngành thủy sản Việt Nam. Chẳng hạn nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe được các nước nhập khẩu dựng lên. Rồi áp lực thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp… Tuy nhiên, nhờ đa dạng hóa thị trường, khai thác các thị trường mới tiềm năng như Ấn Độ, tiếp cận các thị trường khó tính là Nhật nên doanh thu năm 2015 của công ty vẫn tăng 20%. Năm 2016, cơ hội sẽ rất lớn khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, thủy sản có thể xuất khẩu tăng mạnh sang Hàn Quốc, Nga khi hàng rào thuế dỡ bỏ, hạn ngạch nhập khẩu nâng lên. Song tiêu chuẩn chất lượng, đòi hỏi cao từ thị trường cũng rất lớn. Vì thế công ty đã đầu tư hơn 20 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cá tra, tôm giá trị gia tăng như tẩm bột, chiên, hấp và các sản phẩm chế biến đặc biệt phù hợp với từng thị trường.
CHÂN LUẬN thực hiện
Theo_PLO
Năng lực ngân hàng Việt đến đâu?
Đến năm 2020, Việt Nam phải "mở cửa" ít nhất 70% dịch vụ tài chính ngân hàng, tài khoản vốn trong thị trường ASEAN. Đây là thách thức rất lớn đối với các ngân hàng Việt.
Câu chuyện hội nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên 4 phương diện: dịch vụ tài chính, tài khoản vốn, thị trường vốn, hạ tầng thanh toán.
So với lĩnh vực thương mại, hội nhập tài chính, ngân hàng đang chậm hơn. Chẳng hạn, các ngân hàng ở Singapore đã áp dụng tiêu chuẩn Basel III nhưng ngân hàng Việt Nam mới chỉ áp dụng Basel II.
Đối với TPP, điều quan trọng đối với các ngân hàng Việt là thách thức về cạnh tranh dịch vụ khi TPP cho phép ngân hàng của 12 nước trong TPP được cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng xuyên biên giới. Nghĩa là ngân hàng ở Mỹ có thể cung cấp dịch vụ về thẻ, chuyển tiền... cho người dân Việt Nam mà không cần có chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc cạnh tranh chất xám sẽ rất khốc liệt trong thời gian tới khi TPP quy định không phân biệt quốc tịch đối với nhân sự cấp cao.
"Độ mở tài chính" mới chỉ 30%
Theo TS. Cấn Văn Lực, hiện Việt Nam đang đàm phán và ký kết khoảng 11 Hiệp định thương mại song phương (FTA) với các nước.
Hội nhập TPP và AEC, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường tài chính ít nhất 70% trong thời gian tới. Hiện nay, "độ mở tài chính" của Việt Nam chỉ mới ở mức 30%. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, nhưng tính tới nay số lượng sản phẩm ngân hàng bán lẻ khoảng 83 sản phẩm và 97 sản phẩm bán buôn.
Ảnh minh họa.
Quy mô thị trường tài chính Việt Nam (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu) bằng 150% GDP, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và Indonesia. Thị trường tài chính Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Cơ cấu thị trường tài chính mất cân đối, 75% là hệ thống ngân hàng, còn lại là thị trường chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm. Do vậy, cần phải phát triển thị trường tài chính cân đối hơn, tránh phụ thuộc vốn quá nhiều vào ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng dành cho tư nhân của Việt Nam là 100% GDP, cũng không quá cao khi bình quân tỷ lệ này của các ngân hàng trên thế giới khoảng 125% GDP. Nguyên nhân, do thị trường vốn mất cân đối khi quy mô thị trường chứng khoán là 32% GDP, so với Trung Quốc 98% GDP, Indonesia 54%, Ấn Độ 86%... Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam khá èo uột chỉ chiếm 20% GDP và chủ yếu là trái phiếu Chính phủ.
Quy mô "tí hon"
Hiện tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) khá cao ở mức 12% (năm 2014 là 13%) so với quy định là 9%. Nếu tỷ lệ CAR quá cao trên 20% thì lại không tốt vì điều đó cho thấy việc sử dụng vốn có vấn đề. Do vậy, làm sao tỷ lệ này phù hợp để đảm bảo rủi ro vừa đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả.
Chi phí trên thu nhập của ngân hàng năm 2013 là 62%, nă 2014 là 57%-58%, cao so thông lệ quốc tế là 43%-45%, do các ngân hàng Việt Nam phải trích lập dự phòng rủi ro lớn để chủ động xử lý nợ xấu. Do vậy, ngân hàng Việt phải tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất trong thời gian tới.
Nguồn thu chính của ngân hàng Việt hiện nay chủ yếu là tín dụng. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cũng chiếm tới 26%, ở mức trung bình khá của so với các ngân hàng trên thế giới khoảng 30%-40%. Đối với ngân hàng ở nước phát triển như Singapore có tỷ lệ này rất cao là 63%.
Khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng Việt rất thấp chỉ ở mức 5,5%, vì NIM (chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra) chỉ 3%, thấp nhất so với ngân hàng khu vực. Bên cạnh đó, ngân hàng Việt đang phải trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý nợ xấu khiến tỷ lệ sinh lời rất thấp. Nếu không cải thiện tình hình này các ngân hàng Việt sẽ gặp khó khăn so với các ngân hàng khu vực.
Rủi ro thanh khoản của ngân hàng Việt đã qua thời kỳ khó khăn khi tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt đã giảm nhiều, từ mức 100% (huy động bao nhiêu cho vay bấy nhiêu), đến nay tỷ lệ này đã giảm còn trên 84%.
Trung Quốc quy định trong luật là 75%, nhưng các ngân hàng nước này đang đề nghị dỡ bỏ tỷ lệ này.
Quy mô của các ngân hàng Việt còn bé nhỏ so với khu vực mặc dù thời gian gần đây hệ thống ngân hàng đã tăng vốn nhanh. Chẳng hạn, ngân hàng lớn nhất của Việt Nam hiện nay có quy mô tổng tài sản chỉ 36 tỷ USD, tương đương quy mô ngân hàng của Philippine, còn so với các ngân hàng Ấn Độ, Singappore, Indonesia thì vẫn còn nhỏ.
Chỉ 31% người lớn có tài khoản ngân hàng
Mặc dù số lượng ngân hàng Việt hiện nay đang bị cho là nhiều, nhưng sự phân bổ không đồng đều khiến tỷ lệ người lớn có tài khoản tại ngân hàng cũng chỉ chiếm 31%, mức trung bình của khu vực khi Indonesia, Laos, Philipines khoảng 20-27%, trong khi đó Thái Lan là 73%, Malaysia là 66%... Tuy vậy, điều này cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng còn rất lớn.
Dư luận gần đây cho rằng số lượng ngân hàng Việt quá nhiều, tuy nhiên chưa chính xác vì các ngân hàng phân bổ không đều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn, còn các tỉnh lẻ, vùng nông thôn, vùng xa xôi độ "phủ sóng" của ngân hàng chưa nhiều.
Câu chuyện quản trị của Việt đang được đánh giá ở mức thấp, chỉ bằng Thái Lan. Các ngân hàng Việt phải phấn đấu trong công tác điều hành.
Mức độ tham gia của các ngân hàng nước ngoài còn thấp, hiện có 46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam, nhưng chưa có nhiều ngân hàng con 100% vốn nước ngoài hiện diện tại Việt Nam. Khi hội nhập TPP, AEC thì số lượng ngân hàng con 100% vốn nước sẽ xuất hiện nhiều tại Việt Nam, bình đẳng với ngân hàng Việt.
Theo TS. Cấn Văn lực, để hội nhập và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam, Chính phủ cần tháo gỡ vướng mắc xử lý nợ xấu, giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, tăng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại đúng lộ trình. Cần có sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hiệu quả hơn...
Theo_Zing News
Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất của Google Sáng nay (22/12), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Google Sundar Pichai đang thăm Việt Nam. Vị CEO của Google khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "Google tin tưởng Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất của mình". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Giám đốc điều hành...