Kính phân cực trong nhiếp ảnh: Khi nào dùng và cách dùng như thế nào?
Kính phân cực ( Polarizing Filter) là một công cụ đắc lực, cần có trong túi của các nhiếp ảnh gia. Nhưng khi nào và cách dùng thế nào cho đúng?
Hiện tượng phản chiếu (reflection) hay còn gọi là ‘bóng’ trong nhiếp ảnh thường gây nên nhiều sự phiền toái. Chính vì vậy, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng một filter (kính lọc) mang tên kính lọc phân cực (polariser) để giảm thiểu hiện tượng này, tăng độ xanh cho bầu trời và mặt nước, từ đó tăng độ tương phản và sự đậm đà của bức ảnh. Những kính lọc này làm được điều đó bằng cách chỉ cho ánh sáng song song với một trục xác định đi qua, hay còn gọi là ánh sáng đã được phân cực.
Thời xưa, một nhiếp ảnh gia muốn đi tác nghiệp thì sẽ phải ‘trang bị tận răng’ rất nhiều loại kính lọc, gel màu khác nhau để có một bức ảnh theo ý muốn. Nhưng ở thời kì số hiện nay, đa phần các hiệu ứng của các kính lọc đều có thể thay thế bằng việc hậu kì. Tuy vậy, kính lọc phân kì vẫn tồn tại vì hậu kì khó có thể thay thế được nó, hoặc để đạt được kết quả như mong muốn thì sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Loại kính lọc phân cực phổ biến nhất là loại hình tròn, hay còn gọi là CPL. Sản phẩm này có 2 mặt kính ghép vào nhau, và có thể xoay để điều chỉnh hướng phân cực, nhằm giúp người dùng đạt được hiệu ứng như mong muốn. Loại kính lọc này đòi hỏi người dùng phải cân chỉnh lại mỗi khi xoay từ ảnh dọc sang ảnh ngang; và cũng sẽ làm máy ảnh thu nhận được khoảng 1.25 bước sáng, nên cũng cần phải điều chỉnh lại các thông số để bù trừ.
Hiệu ứng làm đậm màu xanh của bầu trời
Sự khác biệt giữa chụp thông thường (ảnh trên) và dùng kính CPL (ở dưới)
Kính phân cực là một dụng cụ đắc lực khi chụp ảnh ngoài trời ở điều kiện dư sáng. Hình ảnh ở dưới cho thấy hiệu ứng khi sử dụng kính lọc, làm cho bầu trời có màu xanh đậm đà hơn, giúp các gợn mây trở nên rõ ràng hơn so với bức ảnh đầu tiên. Ánh nắng mặt trời phản chiếu lên các mái nhà cũng được giảm thiểu, giúp chúng trở nên rõ ràng hơn.
Người dùng hoàn toàn có thể làm được điều này ở hậu kì, bằng cách tăng độ đậm của kênh màu xanh biển. Nhưng nếu làm không cẩn thận, ảnh sẽ xuất hiện những đường viền ở vùng giao thoa giữa các màu với nhau, hay còn gọi là “halo”. Để có thể hình ảnh giống với khi sử dụng kính lọc, người dùng sẽ phải dùng tính năng “Clone Brush” trong Photoshọp để xóa đường viền này đi, là một công việc rất tốn thời gian và cũng không phải ai cũng có thể làm đẹp được. Và ở trường hợp này, ta chỉ cần dùng kính CPL và bấm ‘tách’ là xong.
Video đang HOT
Ảnh hậu kì (ở trên) xuất hiện những đường viền giữa tòa nhà và bầu trời
Cắt giảm hiện tượng phản chiếu
Người dùng như có thể nhìn xuyên xuống mặt nước bằng cách dùng CPL
Ánh sáng khi đi tới các đồ vật có tính phản chiếu cao như mặt nước hay kim loại sẽ tạo ra ‘bóng’. Hiện tượng này làm hình ảnh không được trong, thiếu tính tương phản. Như hình ảnh chụp các bông sen ở trên, nếu không sử dụng bất cứ thứ gì thì các hình ảnh phản chiếu của bầu trời sẽ làm người xem bị xao nhãng, nhưng khi sử dụng CPL thì chủ thể là các bông sen lại nổi bật hơn hẳn.
Và như hình ảnh ở dưới, so chụp trong điều kiện trời quá sáng, lại có lớp kính phía dưới nên hình ảnh bị nhợt nhạt, nhưng với kính lọc CPL thì chủ thể, là hình tượng trang trí trên cửa có độ tương phản cao hơn, rõ ràng hơn. Kĩ thuật không thể làm được ở giai đoạn hậu kì nếu người dùng không có kiến thức chuyên sâu về Photoshop, nên có lẽ sử dụng kính lọc là nhanh nhất!
Cắt giảm sự phản chiếu trên kim loại, giúp chúng trở nên nổi bật hơn trong hình ảnh
Dùng trong chụp ảnh chân dung
Những hình ảnh phản chiếu trong kính của chủ thể đã được giảm đi nhiều nhờ kính lọc
Kính lọc phân cực CPL thường được sử dụng trong ảnh kiến trúc, phong cảnh nhưng nó cũng có thể sử dụng trong chụp ảnh chân dung. Ta có thể sử dụng kính lọc để cắt giảm những hình ảnh phản chiếu của những người đeo kính, hoặc để giảm những đốm sáng trên da, làm cho chủ thể được chiếu sáng mềm mại hơn.
Chất lượng và giá cả của kính lọc phân cực
Kính lọc phân cực, trong đó có CPL trên thị trường có rất nhiều loại, có những loại chỉ vài trăm ngàn đồng, nhưng có những loại lên tới 10 triệu đồng, vậy liệu sự khác nhau có quá lớn? Chất lượng quang học là một yếu tố rất quan trọng trong nhiếp ảnh, và những kính lọc giá rẻ chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng của máy ảnh và ống kính đắt tiền. Những kính lọc đắt tiền cũng thường được làm chắc chắn hơn, nên dễ vỡ và xước hơn. Tuy vậy, nếu như bạn biết bảo quản tốt, hoặc sử dụng không thường xuyên thì cũng hoàn toàn có thể mua những chiếc kính lọc ở tầm giá thấp hoặc trung. Điểm khác biệt chỉ thực sự rõ ràng khi zoom ảnh lên lớn mà thôi.
Kính lọc phân cực thường tạo ra hiệu ứng tốt nhất khi mặt trời xuất hiện ở góc 90 độ so với người chụp. Khi mặt trời đã xuống, ánh sáng đã dịu thì hiệu ứng của kính cũng giảm dần. Ở mỗi bức ảnh, bạn hãy thử xoay kính lọc cho tới khi đạt được hình ảnh mong muốn. Đây quả thực là một công cụ hữu ích, và là sự khác biệt của một bức ảnh tầm thường và một tuyệt tác nếu người dùng đã biết sử dụng một cách thành thục.
Theo Genk
Lý do không cần tra từ điển khi xem phim, đọc sách tiếng Anh
Nếu nhìn thấy một từ xuất hiện nhiều lần trong nhiều bối cảnh, bạn sẽ tự vỡ lẽ về nghĩa và cách dùng của nó.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ về cách học từ vựng tiếng Anh.
Hàng ngày, khi xem phim, mình bắt gặp rất nhiều từ mới. Tuy nhiên, mình không tra từ nào cả, chủ yếu dựa vào bối cảnh để hiểu nghĩa thôi. Từ nào mình gặp nhiều quá, dựa vào các bối cảnh khác nhau của từ đó, tự nhiên sẽ hiểu nghĩa.
Trong giao tiếp, đôi khi gặp những từ mới không hiểu, thường thì mình sẽ hỏi lại ngay. Có lần mình nói chuyện với bạn, bạn nhắc đến con "chipmunk" hay đào cây, ăn quả ở vườn. Mình cũng ngờ ngợ nó là con sóc chuột, nhưng hỏi lại cho chắc: Nó có phải giống con "squirrel", nhưng nhỏ hơn không? Nói chung, học từ mới trong giao tiếp là hay nhất, vì nó không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, mà còn giúp mình khám phá nhiều hơn.
Còn khi đọc sách, giống như xem phim, mình thường không tra từ điển, chỉ đoán nghĩa. Nếu từ khóa đó quan trọng, nó sẽ lặp lại ở các bối cảnh và kiểu gì mình cũng hiểu. Còn nếu từ khóa không quan trọng thì cũng không nhất thiết phải nhớ. Sau có thời gian quay lại thì mình tra từ điển, còn không thì bỏ.
Nhớ hồi đọc sách "ethics" có cụm từ "moral desert", mình không hiểu nghĩa là gì. Nóng ruột quá, mình tra từ điển, đọc định nghĩa một hồi vẫn không hiểu. Sau này đọc thêm nữa, mình mới hiểu là những người "đạo đức" (moral) thì được các "phần thưởng" (desert) xứng đáng. Chẳng hạn, nếu một học sinh học giỏi, thi đại học đạt điểm cao, vào trường top thì đó là "moral desert", còn nếu gian lận mà đạt điểm cao thì không xứng đáng. Do đó, đọc sách để hiểu từ theo bối cảnh là tốt nhất.
Nhìn thấy con trai nghịch vỉ đập ruồi, thầy Quang Nguyen nhớ từ "fly swatter". Ảnh: Quang Nguyen
Một dạng nữa là nhu cầu cuộc sống phải nhớ. Con trai thay răng cửa, mình nhớ từ "wiggle the tooth" là lay răng. Con bị mẩn ngứa, phải nhớ từ "rash". Đi tìm kem cho nó bôi, biết thêm từ "diaper rash" - là kem hăm tã. Nó mọc cái mụn cơm, đi gặp bác sĩ, học thêm được từ "wart". Mùa hè, người ta dùng cái "sprinkler" tưới cỏ, thằng bé vác cái "fly swatter" (vỉ đập ruồi) ra nghịch - mình nhớ được thêm một từ nữa.
Đôi khi mình cũng học từ qua tính tò mò. Có hôm trời mưa, trên đường có vũng nước, mình tự nghĩ "vũng nước là gì nhỉ". Về nhà, tuy quên tra từ điển, câu hỏi cứ vẳng trong đầu. Hôm qua, đi chơi với mấy đứa trẻ, có đứa giẫm phải vũng nước nói: "I stepped in the puddle", vậy là mình biết từ "puddle".
Nói chung, chuyện học từ mới tiếng Anh cũng giống như học nhiều thứ khác. Nếu mình có nhu cầu dùng thực sự hoặc tò mò thì học rất nhanh. Mục đích của tiếng Anh theo mình là để nghe và đọc sách là nhiều, nên người học tiếng Anh nên học cách đọc sách, nghe phim. Dùng càng nhiều, tiếng Anh sẽ càng khá, từ vựng càng nhiều hơn.
Từ mới có nhiều cách học, mỗi người thiên về một kiểu riêng. Nhưng theo mình, học từ mới thế nào cho nó có ý nghĩa, thiết thực là sẽ nhanh và hiệu quả nhất.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
COLE SPROUSE: nhân tố X của làng thời trang và nghệ thuật Sau một thời gian dài vắng bóng khỏi showbiz, khán giả truyền hình có thể đã quên đi Cole Sprouse trong vai trò diễn viên, nhưng sự trưởng thành của anh chàng trong đam mê nhiếp ảnh lần nữa thu hút sự chú ý của những người đồng điệu trong bộ môn nghệ thuật này. Và khi Cole Sprouse chính thức quay trở...