Kinh nguyệt tháng đôi lần là bệnh gì?
Không phải tất cả những trường hợp kinh nguyệt hai lần một tháng đều bất thường. Chu kỳ trung bình sẽ xảy ra mỗi 21 đến 35 ngày và kéo dài từ hai đến bảy ngày. Vì vậy, nếu bạn ở đầu ngắn của phạm vi này, thì có thể thấy hai lần kinh nguyệt trong một tháng. Và khoảng 40 đến 60% phụ nữ sẽ có kinh nguyệt không đều vào một lúc nào đó trong đời.
Nhưng nếu bạn nằm ở nhóm không may, thì hãy biết rằng: Ra máu bất thường có thể mang những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, tiền sử bệnh tật và tiền sử gia đình. Vì vậy, điều quan trọng là tìm kiếm lời khuyên từ bác sỹ sản phụ khoa nếu bạn bị ra máu dai dẳng, tái phát hoặc đáng lo ngại.
Mặc dù phần lớn các lý do là hoàn toàn lành tính, bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân, và làm cho chu kỳ của bạn trở lại đúng hướng.
1. Quên thuốc tránh thai
Quên uống thuốc ngừa thai hoặc quên tiêm Depo-Provera sẽ luôn gây ra máu bất thường. Bất cứ lúc nào bạn không thực hiện phương pháp ngừa thai đúng cách, bạn sẽ bị ra máu bởi vì hoóc-môn bị giảm sút đột ngột. Tuy nhiên, loại ra máu này không phải là trường hợp cấp cứu
Nếu tiếp tục dùng lại thuốc tránh thai theo hướng dẫn, máu sẽ giảm dần. Chỉ cần đảm bảo sử dụng một phương pháp tránh thai dự phòng để tránh mang thai cho đến kỳ đèn đỏ tiếp theo.
2. Đang mang thai
Mang thai có nghĩa là không thấy kinh. Nhưng một số phụ nữ sẽ bị ra máu bất thường nếu mang thai. Ra máu dạng chấm trong thai kỳ là rất phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu và có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm sau tập thể dục nặng hoặc quan hệ giao hợp, hoặc do polyp (tổn thương lành tính có thể phát triển bên trong tử cung hoặc cổ tử cung và ra máu tự phát).
Rõ ràng, có thể loại trừ điều này bằng một xét nghiệm thai đơn giản. Nhưng đừng chờ quá lâu: thai ngoài tử cung (tức là khi trứng làm tổ bên ngoài tử cung) cũng có thể gây ra máu bất thường và có thể biến thành trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
3. Polyp hoặc u xơ tử cung
Các vấn đề về tử cung như polyp hoặc u xơ tử cung – tổn thương lành tính hoặc khối u có thể phát triển trong tử cung – rất phổ biến và có thể liên quan đến các vấn đề nội tiết tố. Polyp tử cung có thể gây ra máu giữa các kỳ kinh, nhất là nếu chúng bị đụng chạm vào, như trong khi quan hệ giao hợp, và u xơ tử cung có thể gây đau, đau lưng, đầy bụng, thiếu máu, đau khi giao hợp và ra máu tự phát vì chúng không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Hãy đến bác sĩ để siêu âm, sinh thiết tử cung, hoặc soi tử cung. Loại bỏ khối u thường là cách chữa khỏi và đảm bảo không có nguyên nhân khác của ra máu bất thường.
4. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng âm đạo và cổ tử cung là cực kỳ khó chịu vì nhiều lý do, chứ không chỉ vì chúng gây ra máu ngoài kỳ kinh. Viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung với vi khuẩn như nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomonas có thể gây ra máu bất thường.
Nhiễm trùng cần được điều trị ngay, bởi vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh lây truyền qua đường quan hệ giao hợp như trichomonas làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường quan hệ khác.
5. Tuyến giáp không hoạt động đúng cách
Tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức có thể khiến kinh nguyệt đến hai lần trong một tháng. Tuyến giáp được điều hòa bởi các hoóc-môn được sản xuất và điều hòa trong cùng một khu vực của não – tuyến yên và vùng dưới đồi – như các hoóc-môn kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng. Khi cái này bị tắt, cái kia có thể bị ảnh hưởng.
Điều này được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và thường được điều trị bằng thuốc.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là sự mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến từ 8 đến 20% phụ nữ. Đó là hệ quả của rụng trứng ít thường xuyên hơn hoặc không rụng trứng, dẫn đến mất cân bằng estrogen, progesteron và testosteron. Một trong nhiều triệu chứng bao gồm ra máu bất thường.
Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm mụn trứng cá, khó duy trì cân nặng, mọc lông ở những nơi điển hình cho nam giới (như môi trên hoặc cằm), và các vấn đề về khả năng sinh sản. Nếu bạn nghĩ mình có khả năng bị PCOS, hãy đi khám bác sĩ để được đánh giá.
7. Tiền ung thư hoặc ung thư
Khi được tìm thấy ở tử cung và cổ tử cung, các tế bào tiền ung thư và ung thư có thể gây ra máu bất thường. Một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng kinh nguyệt không đều dễ dẫn đến ung thư buồng trứng, do đó phát hiện sớm là điều mấu chốt.
Những tế bào này được chẩn đoán bằng siêu âm và sinh thiết tử cung, pap smear và sinh thiết cổ tử cung, vì vậy nếu bạn đã loại trừ các nguyên nhân khác, hãy tìm đến bác sĩ sản phụ khoa.
8. Stress trầm trọng
Stress trầm trọng có thể khiến kinh nguyệt đến mau hơn hoặc mất hoàn toàn, bởi vì các hoóc-môn kích thích buồng trứng rụng trứng mỗi tháng bắt nguồn từ não (cũng là nơi stress bắt đầu).
Về cơ bản, khi bạn đang căng thẳng vì công việc hay lo lắng về mối quan hệ (nhất là nếu nó khiến bạn ngủ ít hơn vào ban đêm), những hoóc-môn này có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ theo những cách tiêu cực. Nếu bạn biết mình bị căng thẳng về tinh thần đến một giới hạn nào đó, hãy cân nhắc thực hiện một số bài tập yoga hoặc thiền, hoặc nói chuyện với ai đó có thể giúp quản lý stress, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nó có thể giúp ích cho tâm trí và cơ thể như thế nào.
9. Mới đi xa về
Nếu bạn mới đi xa về và thấy nguyệt san đến sớm hơn dự kiến, thì xin chào mừng bạn đã trở về nhà, bạn có thể đổ lỗi cho chuyến đi là thủ phạm khiến kinh nguyệt bất thường. Tùy thuộc vào việc bạn đi cách nhà bao xa, chuyến đi có thể phá vỡ chu kỳ của bạn.
Can thiệp vào nhịp sinh học, như thay đổi múi giờ hoặc làm việc ca đêm, có thể gây ra những thay đổi trong hoóc-môn kích thích chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chuyến đi chỉ diễn ra một lần, điều này sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc ca đêm thường xuyên, thì kì kinh bất thường có thể trở thành bình thường theo cách mới.
10. Đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh
Tiền mãn kinh, có thể bắt đầu vào khoảng giữa ba mươi tuổi, có thể gây ra kinh nguyệt, bao gồm những chu kỳ mau hơn và nhiều hơn bình thường.
Không có nhiều thứ bạn có thể làm ở đây (phải để tự nhiên đi hết con đường của nó), nhưng có nhiều cách để giảm bớt tác dụng tổng thể của tiền mãn kinh, như thuốc hoặc các liệu pháp khác, nếu bác sĩ xác nhận đó là những gì đang xảy ra.
11. Tăng cân nhiều
Tăng hoặc sụt cân nhanh tập thể dục quá sức cũng có thể ảnh hưởng đến hoóc-môn kích thích rụng trứng, thay đổi mô hình chu kỳ kinh điển hình.
Thông thường nếu bạn tập thể dục quá sức hoặc bị thiếu cân, cơ thể sẽ tắt quá trình rụng trứng nó nghĩ đang trong tình trạng nhịn đói, và đó không phải là thời điểm tuyệt vời để sinh con. Nhưng nếu bạn bị thừa cân quá nhiều, bạn có thể thấy ra máu bất thường xảy ra mau hoặc thưa hơn bình thường.”
Nếu bạn nghĩ rằng cân nặng là thủ phạm gây kinh nguyệt bất thường, hãy kiểm tra với bác sĩ – có thể có các yếu tố bên ngoài, như bệnh lý hoặc thuốc mới, góp phần gây tăng cân.
Cẩm Tú
Theo WH
Bệnh nhân bị bướu cổ có nên mổ?
BS.CK1. Trương Đức An cho biết, nhiều bệnh nhân bị bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp đôi khi chưa được tham vấn kỹ đã vội vàng quyết định mổ.
BS. An khuyến cáo bệnh nhân nếu có bướu cổ thì nên đến thăm khám tại các phòng khám Nội tiết, vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa nội tiết mới có thể tham vấn cho bệnh nhân một cách tối ưu nhất.
Bướu bình giáp có hai loại là bướu giáp nhân, tức là bướu giáp khi siêu âm có một hay nhiều nhân với kích thước khác nhau. Một số trường hợp kích thước bướu giáp không to ra, chỉ có thay đổi mô giáp bên trong, nên chỉ có thể xác định nhân giáp trên siêu âm. Còn bướu giáp không nhân là không có nhân trên siêu âm mà chỉ có thể tích tuyến giáp to ra, kích thước to này có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay siêu âm.
BS khuyến cáo bệnh nhân cân nhắc kỹ trước khi quyết định mổ bướu cổ
Theo BS. An, bướu giáp được chỉ định mổ khi là bướu giáp nhân, mà nhân này chẩn đoán xác định là nhân ác tính qua sinh thiết; Bướu giáp nhân, mà kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính; Bướu giáp nhân mà tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư giáp; Bướu giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho bệnh nhân hoặc về vấn đề thẩm mỹ.
Nếu như bệnh nhân không rơi vào những chỉ định trên thì việc bệnh nhân quyết định mổ là thật sự không nên. Riêng chỉ định mổ phục vụ cho vấn đề thẩm mỹ đứng về góc độ chuyên môn, BS. An cũng khuyến cáo bệnh nhân nên cân nhắc.
Bởi các biến chứng có thể xảy ra khi mổ bướu giáp như xuất huyết vùng cổ, có thể gây bướu máu; Nhiễm trùng; Thay đổi giọng nói (khàn tiếng); Suy tuyến cận giáp gây ra các triệu chứng của hạ canxi máu (tê mặt, miệng, tứ chi, co cơ...). Hạ canxi máu này do tổn thương 4 tuyến cận giáp (chức năng điều hòa canxi máu) có thể tạm thời do thiếu máu nuôi hay vĩnh viễn do cắt mất 4 tuyến cận giáp. Khi hạ canxi máu có triệu chứng bệnh nhân nên được đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ xử trí kịp thời.
Theo petrotimes
Cuộc sống đầy khủng hoảng của những phụ nữ bị bệnh tuyến giáp: Mất kinh nguyệt, tăng 20kg trong 2 tháng... và dấu hiệu cảnh báo cần đi khám ngay Các vấn đề về tuyến giáp không phải lúc nào cũng rõ ràng, đó là lý do tại sao nhiều người bị rối loạn tuyến giáp mà không biết. Tuyến giáp là một chút tuyến hình bướm ở cổ. Nó tạo ra hormone tuyến giáp, giúp kiểm soát lượng thời gian, khả năng sinh sản, sự trao đổi chất, nhịp tim, cân nặng,...