Kinh nguyệt không đều, làm sao có thể phán đoán xem bạn đã mang thai hay chưa?
Nhiều bạn gái băn khoăn vì bản thân có kinh nguyệt không đều nên không biết mình đã mang thai hay chưa.
Để sinh con khỏe mạnh, hầu hết các cặp vợ chồng sẽ chuẩn bị mang thai một cách nghiêm túc. Nhưng nhiều cặp đôi gặp khó khăn trong việc xác nhận đã mang thai hay chưa, đặc biệt là khi kinh nguyệt của người phụ nữ không đều. Trên thực tế, ngoài việc để ý đến kinh nguyệt, bạn gái có thể phát hiện mang thai nhờ các tín hiệu khác trên cơ thể.
Ngực căng và đau
Trong trường hợp bình thường, sau khi phụ nữ mang thai, để duy trì sự phát triển của phôi thai, sự bài tiết estrogen và progesterone của cơ thể tăng lên rất nhiều. Những hormone này sẽ kích thích sự tăng sinh và mở rộng của tuyến vú ở vú khiến ngực căng và đau. Do đó, nếu nhận thấy sự thay đổi ở ngực, người phụ nữ cần kiểm tra kịp thời. Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho bộ ngực, các bà mẹ nên mặc áo ngực thoải mái khi mang thai và cho con bú.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi mang thai, sự phát triển của thai nhi đòi hỏi môi trường nhiệt độ tương đối ổn định, khiến “cảm biến” ở da phụ nữ nhạy cảm hơn nhiều so với nam giới. Hơn nữa, trung tâm điều chỉnh nhiệt độ bên trong não phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với progesterone do cơ thể tiết ra trong thời kỳ đầu mang thai của phụ nữ. Khi progesterone đạt đến một mức nhất định, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng theo. Do đó, phụ nữ nên đánh giá xem họ có thai hay không nhờ đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường trong 20 ngày liên tiếp, có khả năng là bạn đã mang thai.
Video đang HOT
Đi tiểu thường xuyên
Bàng quang là cơ quan lưu trữ nước tiểu và tiểu tiện của cơ thể. Đằng sau bàng quang là tử cung và âm đạo. Các mạch máu và dây thần kinh giữa bàng quang có mối liên hệ rất chặt chẽ. Nếu một phụ nữ mang thai, tử cung của họ mở rộng sẽ sẽ tạo thành áp lực và kích thích nhất định trên bàng quang gây đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ tăng lên, số lượng và tần suất đi tiểu cũng sẽ tăng lên. Do đó, trong thời kỳ “mong con”, nếu một người phụ nữ thấy rằng cô ấy đi tiểu thường xuyên hơn nhiều so với bình thường, bạn nên thử thai.
Cảm thấy mệt mỏi và nôn mửa
Sau khi phụ nữ mang thai, cơ thể cô ấy sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone, có tác động lên tử cung cũng như ảnh hưởng đến nhu động của dạ dày và ruột, gây khó tiêu và buồn nôn. Ngoài ra, do sự phát triển của thai nhi dễ bị ảnh hưởng bởi các chất khác nhau, để đảm bảo thai kỳ suôn sẻ, cơ thể sẽ chủ động từ chối một số loại thực phẩm sau khi mang thai. Đây thực sự là một biểu hiện của sự tự bảo vệ thai nhi. Do đó, buồn nôn và nôn cũng là một dấu hiệu mang thai sớm đối với nhiều phụ nữ. Hãy chú ý đến để nắm bắt tín hiệu mang thai này.
9 bài tập yoga tốt cho tử cung
Yoga không chỉ tốt cho làn da, vóc dáng, tinh thần, thể chất mà còn hỗ trợ cho các cơ quan sinh sản như tử cung.
Tư thế móc câu hẹp: Tư thế này cũng giúp bạn giảm sự mệt mỏi, làm dịu cơn khó chịu kinh nguyệt, giảm các triệu chứng mãn kinh, giúp phụ nữ mang thai sinh thường dễ dàng hơn.
Tư thế đầu sát gối sẽ giúp bạn giảm trầm cảm, kích thích gan và thận, cải thiện tiêu hóa, cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh, giảm mệt mỏi, làm dịu cảm giác đau đầu và khó chịu kinh nguyệt.
Tư thế ngồi gập trước là bài tập yoga tốt cho tử cung, kích thích gan, thận, buồng trứng, giảm các triệu chứng mãn kinh và khó chịu kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh, mất ngủ và giúp giảm béo phì.
Tư thế cây cầu sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, kích thích các cơ quan bụng, phổi, tuyến giáp, giảm triệu chứng mãn kinh, giảm đau lưng, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ.
Tư thế rắn hổ mang là bài tập yoga tốt cho tử cung, giúp săn chắc mông, kích thích cơ quan bụng, làm dịu cơn đau thần kinh tọa.
Tư thế góc cố định nằm ngửa giúp kích thích các cơ quan ở tử cung và bụng như buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang và thận, giảm các triệu chứng của kinh nguyệt và mãn kinh.
Tư thế em bé - Bài tập này cũng giúp bạn giảm chóng mặt, mệt mỏi, căng thẳng và thúc đẩy lưu thông máu trên toàn cơ thể.
Tư thế ngồi xổm: Tư thế này giúp làm tăng lưu thông và lưu lượng máu trong khung chậu, giúp tăng cường ham muốn tình dục và cải thiện khả năng sinh sản.
Tư thế gác chân trên tường là tư thế giúp bạn giảm đau đầu, tăng cường năng lượng, giảm đau lưng và làm dịu chứng chuột rút kinh nguyệt./.
Không mang thai sau 1 năm kết hôn, đi khám bác sĩ phát hiện tử cung chỉ có một nửa Cấu trúc của cơ thể con người rất phức tạp, và một số dấu hiệu nhỏ có thể che giấu những căn bệnh lớn. Một phụ nữ 22 tuổi cùng chồng đến bác sĩ và phàn nàn rằng, sau hơn 1 năm kết hôn vẫn chưa mang thai. Sau khi kiểm tra, đã có kết quả đáng kinh ngạc. Bác sĩ Trần Bảo...