Kình ngư Canada gốc Hoa bị cha mẹ ruột bỏ rơi vì là con gái
Chiến thắng tại Olympic của Margaret Mac Neil, một VĐV bơi lội người Canada từng bị bỏ rơi ở Trung Quốc, làm dấy lên tranh cãi về tư tưởng trọng nam khinh nữ ở xứ tỷ dân.
Huy chương vàng hạng mục bơi bướm nữ 100 m của Mac Neil thu hút sự chú ý sau khi dư luận Trung Quốc phát hiện cô là người gốc Hoa, trang VICE đưa tin. Chiến thắng của cô nhắc nhở mọi người về quá khứ đen tối dưới thời chính sách một con.
Margaret Mac Neil, VĐV người Canada gốc Hoa, được nhận nuôi khi còn nhỏ. Ảnh: AFP.
Bỏ bé gái là chuyện phổ biến
Không rõ Mac Neil được nhận nuôi ở hoàn cảnh nào. Nơi cô sinh ra – thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây – là khu vực kém phát triển ở miền Đông Trung Quốc.
Khi chính quyền nước này thực thi nghiêm khắc chính sách một con trong những năm 80-90, không có gì lạ khi nhiều cặp vợ chồng tại địa phương này bỏ con gái để có một bé trai. Tỉnh Giang Tây là nơi có hàng chục trại trẻ mồ côi cho phép nhận con nuôi quốc tế.
Một số gia đình sẽ bỏ thai nhi nếu biết mang giới tính nữ, thậm chí giết các bé gái mới sinh, dù đây là trường hợp hiếm.
Với tỷ lệ giới tính khi sinh chênh lệch nhất thế giới, vào năm 2020, số nam giới ở Trung Quốc nhiều hơn nữ gần 35 triệu người, theo dữ liệu điều tra dân số.
Những bé gái bị bỏ rơi thường được người nước ngoài, chủ yếu từ Mỹ, nhận làm con nuôi. Nhiều đôi vợ chồng xứ cờ hoa có nhu cầu làm cha mẹ. Các chương trình nhận con nuôi xuyên quốc gia cũng khá phổ biến.
Hiện, vợ chồng Trung Quốc được phép có 3 con thay vì một. Việc bỏ con gái đã trở nên ít phổ biến hơn khi dân số nước này ngày càng giàu có.
Đồng thời, nhiều phụ nữ bắt đầu lên tiếng chống lại sự phân biệt giới tính, bao gồm cả việc thích có con trai vẫn phổ biến ở nhiều vùng của Trung Quốc.
Nhiều gia đình ở Trung Quốc vẫn chuộng con trai, gây chênh lệch tỷ lệ giới tính. Ảnh: East Asia Forum.
“Nguồn gốc của tôi không liên quan sự nghiệp”
Video đang HOT
Sau chiến thắng của Mac Neil, nhiều dân mạng đã chỉ trích truyền thông Trung Quốc vì đã đưa gốc gác của nữ VĐV lên tiêu đề. Họ cho rằng câu chuyện cuộc đời cô chỉ là lời nhắc nhở về quá khứ đáng xấu hổ của đất nước.
“Đừng gọi cô ấy là người Trung Quốc nữa. Thành tích của cô ấy không liên quan gì đến nước ta”, một người bình luận trên Weibo.
“Hy vọng cha mẹ đẻ của cô ấy không đi tìm con. Họ không xứng đáng với vinh dự này”, một bình luận khác chỉ trích.
Trong cuộc họp báo sau chiến thắng tại Thế vận hội, nữ VĐV cho biết nguồn gốc Trung Quốc không liên quan đến sự nghiệp bơi lội của cô.
“Tôi sinh ra ở Trung Quốc và được nhận làm con nuôi khi còn rất nhỏ. Đó là tất cả những gì đất nước ấy để lại trong tôi.
Tôi lớn lên ở Canada và là người dân nơi đây. Vì vậy, nguồn gốc chỉ là một phần rất nhỏ trong hành trình tôi đã trải qua để đạt được vị trí ngày hôm nay. Nó không liên quan đến sự nghiệp bơi lội của tôi”, nhà vô địch Olympic phát biểu.
Nữ VĐV người Canada cho rằng nguồn gốc không định hình con người mình. Ảnh: Getty.
Chiến thắng của Mac Neil cũng thúc đẩy một số phụ nữ chia sẻ trải nghiệm của họ về vấn đề phân biệt giới tính.
Trên mạng xã hội của xứ tỷ dân, một phụ nữ đến từ Giang Tây (Trung Quốc) cho biết các thành viên trong gia đình cô phàn nàn về việc thiếu người thừa kế nam và phá thai nhi khi biết đó là nữ.
Cha mẹ cô từng gửi con gái cho một người họ hàng nuôi để có bé trai. Vì khóc quá nhiều, cô đã bị đuổi về nhà.
“Nhiều người nói Mac Neil thật may mắn. Cô ấy chỉ là một trong hàng chục nghìn bé gái bị bỏ rơi. Số phận của họ hầu hết là nỗi đau và sự mất mát”, người phụ nữ viết trong một bài báo được chia sẻ rộng rãi.
'Tôi là người đồng tính và cũng là nhà vô địch Olympic'
Tom Daley (sinh năm 1994) lần đầu xuất hiện tại Olympic năm 14 tuổi. Anh đã trải qua một chặng đường dài, đầy khó khăn trước khi chạm tay đến tấm huy chương vàng.
"Tôi cảm thấy tự hào khi nói rằng mình là một người đồng tính nam và cũng là nhà vô địch Olympic. Khi còn trẻ, tôi không nghĩ bản thân có thể đạt được điều gì đó bởi vì con người thật của mình. Còn giờ đây, tôi trở thành nhà vô địch Olympic và chứng minh rằng bạn có thể đạt được bất cứ điều gì".
Tom Daley, VĐV của Anh, có bài phát biểu truyền cảm hứng ngay sau khi cùng đồng đội Matty Lee giành HCV Olympic Tokyo nội dung nhảy đôi cầu cứng 10 m nam hôm 26/7.
Daley và Lee đã tạo ra một màn trình diễn tuyệt đẹp để vượt qua cặp VĐV Trung Quốc Cao Yuan, Chen Aisen - những người từng hai lần đoạt HCV thế vận hội.
Tom Daley (bên trái) và Matty Lee giành HCV Olympic Tokyo nội dung nhảy đôi cầu cứng 10 m nam.
Đối với Daley, chiến thắng không chỉ giúp anh thay màu huy chương trong hai kỳ Olympic trước đó mà còn xóa bỏ áp lực VĐV này phải đối mặt trong đời tư: công khai đồng tính, kết hôn với nhà sản xuất phim Dustin Lance Black và đón con trai đầu lòng nhờ mang thai hộ.
"Khi công khai giới tính vào năm 2013, tôi còn trẻ và luôn cảm thấy mình đơn độc, khác biệt. Có điều gì đó khiến tôi không thể trở nên hoàn hảo như mọi người mong đợi. Tôi hy vọng những người trẻ thuộc LGBT ngoài kia thấy được rằng dù bạn có cảm thấy đơn độc thế nào đi nữa, thực tế bạn không hề cô đơn. Bạn vẫn có thể đạt được bất kỳ điều gì mình muốn", Daley nói.
Hành trình 13 năm đầy chông gai
Trong phần lớn cuộc đời của mình, Tom Daley trưởng thành dưới sự quan sát của công chúng. Anh được mệnh danh là "thần đồng nhảy cầu" của Anh từ khi còn nhỏ, song lại có thời niên thiếu không mấy êm ả.
Năm 14 tuổi, Daley thừa nhận bản thân là mục tiêu của những kẻ bắt nạt học đường. "Họ liên tục chế nhạo, ném đồ đạc về phía tôi. Tôi không bao giờ ra khỏi lớp trong giờ giải lao", anh nhớ lại thời trung học.
Trở về từ Olympic Bắc Kinh năm 2008, Daley nói rằng anh thậm chí bị bắt nạt nhiều hơn trước. "Thật buồn và khó chịu khi tôi không thể có được thời học sinh bình thường. Nhưng tôi đã chấp nhận nó để làm việc mà mình yêu thích".
Trong cuộc đời nhiều mảng tối của Daley, gia đình có lẽ là một trong những điểm sáng hiếm hoi. Anh có một người cha sẵn sàng từ bỏ công việc chế tạo điện máy để đưa con đi tham dự các cuộc thi lặn ở khắp nơi.
Tom Daley xúc động trong khoảnh khắc đứng trên bục nhận huy chương Olympic 2020.
Daley từng không ít lần khẳng định cha chính là người cổ vũ, niềm động viên lớn nhất của anh.
Thế nhưng, một năm trước khi Olympic London 2012 diễn ra, cha Daley qua đời vì căn bệnh u não. Nỗi mất mát đó đã để lại một khoảng trống lớn trong cuộc đời "thần đồng nhảy cầu".
Trong cuộc phỏng vấn với The Guardian ngay trước khi Olympic 2012 diễn ra, Daley nói rằng anh "rất sợ hãi" khi phải thi đấu tại quê nhà. Thế nhưng, điều đó không thể khiến VĐV 27 tuổi từ bỏ ước mơ Olympic.
"Một ngày nào đó, tôi sẽ kinh ngạc khi nhìn lại những gì mình đã phải chịu đựng trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tuổi. Nhưng ước mơ của tôi là giành huy chương vàng Olympic", Daley nói vào 9 năm trước.
Công khai đồng tính
Tháng 12/2013, Daley công khai là người đồng tính và chuyện tình của mình với Dustin Lance Black, một đạo diễn phim Hollywood hơn anh 20 tuổi.
Trong một video trên trang cá nhân, VĐV tiết lộ: "Cuộc sống của tôi thay đổi rất nhiều khi tôi gặp người đó và điều này khiến tôi cảm thấy hạnh phúc, an toàn".
Năm 2017, Daley và Dustin tổ chức hôn lễ tại Lâu đài Bovey ở Dartmoor, Devon. Cùng năm đó, họ thông báo gia đình nhỏ đang mong chờ đứa con đầu lòng nhờ phương pháp mang thai hộ.
Cả hai chào đón một bé trai vào tháng 2/2018, đặt tên cho cậu bé là Robert Ray theo tên người cha quá cố Daley.
Đám cưới của Daley và Dustin.
Cũng giống như quyết định công khai giới tính và người yêu, Daley bị không ít người đả kích khi nói về con trai.
"Tôi luôn khao khát có con và đã sưu tập quần áo trẻ em trong nhiều năm. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại bận tâm nhiều đến vậy nếu tôi và Lance quyết định có một đứa con của riêng mình. Chúng tôi có lẽ đã nghĩ về điều đó nhiều hơn một số cặp vợ chồng khác", anh nói với The Times .
Khi đến Olympic Tokyo 2020, Daley không còn là "thần đồng 14 tuổi" của 13 năm trước. Anh là một trong những VĐV nhảy cầu lớn tuổi nhất và không được nhiều người đặt kỳ vọng.
Thế nhưng, Daley nói rằng việc trở thành một người cha đã cho anh tâm thế hoàn toàn mới.
"Cuối cùng tôi đã có tấm huy chương vàng này sau 20 năm theo đuổi thể thao và 4 kỳ Olympic. Thực lòng tôi vẫn không thể tin được những gì đang xảy ra", Daley nói trong những giọt nước mắt hạnh phúc.
Olympic Tokyo: Siêu sao Simone Biles bật khóc sau khi mắc lỗi khó tin Hình ảnh gương mặt Biles méo xệch, ngượng ngùng rồi bật khóc sau khi thực hiện bài thi rất có thể sẽ được lưu lại thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ của Olympic Tokyo lần này. Simone Biles khóc sau khi mắc lỗi tại Olympic Tokyo 2020. (Nguồn: AP) Simone Biles, một trong những ngôi sao lớn nhất ở Olympic Tokyo...