Kình ngư “bụng bia” dự Olympic là… “con ông, cháu cha”
Robel Kiros Habte được cộng đồng mạng xã hội gán cho biệt danh “ Robel cá voi”, bơi chậm nhất nội dung 100m tự do nam. Anh bị tố được chọn tham dự Olympic 2016 nhờ là con quan chức bơi lội Ethopia.
“Kình ngư Robel Kiros Habte đã chiếm được trái tim của nhiều người hâm mộ tại Rio nhờ vóc dáng hài hước, nhưng anh phải đối mặt với phản ứng cay nghiệt tại Ethiopia. Người hâm mộ quê nhà cáo buộc sự lạm dụng quyền hành của cha anh (Chủ tịch Liên đoàn bơi lội Ethopia) là lý do duy nhất giúp anh được tới Olympic tranh tài”, hãng tin AFP viết.
Vóc dáng khác biệt hoàn toàn của Robel và gia thế của anh bị cộng đồng mạng đem ra chế diễu khi VĐV bơi này tranh tài ở Olympic 2016.
Vóc dáng khác biệt hoàn toàn của Robel và gia thế của anh bị cộng đồng mạng đem ra chế diễu khi VĐV bơi này tranh tài ở Olympic 2016. Anh có thành tích tồi nhất trong số 59 VĐV tham gia vòng loại nội dung 100m tự do hôm thứ năm 11.8. Anh hoàn tất phần thi chậm hơn người đứng áp chót tới gần nửa vòng bơi.
“Với cái bụng tròn và phệ, Habte như bị mắc kẹt giữa những đợt sóng do các kình ngư hàng đầu thế giới tạo ra. Nhưng nhờ thế, anh được cư dân mạng xã hội đặt cho biệt danh trìu mến là ‘Robel cá voi”, AFP bình luận thêm.
Robel (trong vòng tròn đỏ) có lúc bị các đối thủ bơi cùng bỏ xa tới nửa chiều dài bể.
Video đang HOT
Ethiopia là quê hương của nhiều VĐV điền kinh hàng đầu thế giới. Vì vậy đông đảo người hâm mộ ở quốc gia này bày tỏ thái độ phản đối khi một VĐV kém trình độ như Habte lại giành được một suất tranh tài ở Olympic.
“Robel là một nhân vật đại diện cho sự phân biệt đối xử, thiên vị, bất tài mà chúng tôi đang chiến đấu chống lại”, một người hâm mộ Ethiopia chỉ trích trên Twitter.
Robel cho rằng anh chỉ bị loại vì thi đấu trong ngày xấu trời, và vẫn tự hào vì là VĐV bơi Ethiopia đầu tiên dự Olympic 2016. Ảnh: Reuters.
“Ít nhất thì anh ta đã không bị chìm ở bể bơi”, một CĐV khác bình luận.
“Thật buồn khi chúng ta có quá nhiều những VĐV kiểu như Robel. Và giờ chính là thời điểm để tất cả nhận thấy rõ vì sao mọi người ở Ethiopia lại tức giận và thất vọng với hệ thống thể thao quốc gia”, người hâm mộ có nick Seble T nhận xét.
Nhưng Habte thậm chí còn là VĐV có vinh dự mang quốc kỳ Ethiopia trong lễ khai mạc Olympic hôm 5.8. Nhiều người hâm mộ đã chỉ trích đó là sự lựa chọn xúc phạm tới niềm tự hào của thể thao Ethiopia dành cho những VĐV chạy hàng đầu thế giới có mặt trong đoàn diễu hành khai mạc.
Vòng loại 100m tự do ở Rio 2016 mới là giải đấu quốc tế chính thức đầu tiên mà Habte được quyền tham dự.
Thành tích yếu kém của VĐV này không gây bất ngờ cho giới chuyên môn, bởi bơi không phải là môn thể thao mạnh truyền thống của Ethiopia – quốc gia không có bể bơi nào có kích cỡ đạt chuẩn Olympic.
Cha của Robel Kiros Habte là Chủ tịch Liên đoàn bơi lội Ethiopia.
Trước cơn bão chỉ trích từ quê nhà, Habte trả lời các phóng viên với giọng bị cho là thách thức: “Tôi không biết vì sao hôm nay tôi bơi chậm hơn so với thành tích trước đó của bản thân. Nhưng tôi kết thúc cuộc thi ở vị trí nào không phải là điều quan trọng”.
“Ethiopia không có bất kỳ HLV bơi chuyên nghiệp nào, nhưng tôi muốn làm một điều gì đó khác biệt. Đa số mọi người ở Ethiopia chạy sau khi thức dậy vào buổi sáng, còn tôi thích bơi. Tôi cũng chạy khi tập luyện thể lực, nhưng tôi muốn trở thành một VĐV bơi Olympic. Ở Ethiopia ngoài tôi chẳng có ai là VĐV bơi Olympic”, Habte nói thêm.
Theo VNE
Olympic 2016: Người Jamaica xứng danh "con của thần gió"
Trong khi chờ đợi siêu sao Usain Bolt lập nên cú "triple-triple" (3 lần liên tiếp đoạt 3 Huy chương Vàng-HCV) ở các nội dung chạy cự ly ngắn, người Jamaica đã kịp ăn mừng với tấm HCV ở nội dung 100m nữ. Dù "nữ hoàng" Shelly-Ann Fraser-Pryce không thể giành HCV thứ 3 liên tiếp, nhưng Elaine Thompson, quán quân ở cự ly này cũng là một người Jamaica.
Chạy là niềm đam mê
3 kỳ Olympic vừa qua, các nội dung chạy cự ly ngắn của Olympic gần như là nơi để người Jamaica phô trương sức mạnh. Không chỉ đoạt HCV, họ thậm chí còn thường xuyên giành các Huy chương Bạc, đồng, bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ. Nguyên nhân dẫn tới thành công đáng ngưỡng mộ này thì có nhiều, nhưng xuất phát điểm, theo đánh giá của huấn luyện viên Locksley Anderson của Trường Mona Preparatory tại thủ đô Kingston thì tố chất bắt nguồn từ việc hầu hết những đứa trẻ tại Jamaica đều thích... chạy. "Trẻ em từ 3-5 tuổi là dễ quan sát để phát hiện năng khiếu nhất. Cũng may, chúng đều khoái chạy nên việc theo dõi khả năng càng dễ dàng" - Anderson cho biết. Sau giai đoạn phát hiện này, từ 6-12 tuổi, những đứa trẻ được lựa chọn sẽ trải qua các khóa đào tạo nâng cao để trở thành các vận động viên trẻ. Sau đó, những cuộc sàng lọc gắt gao hơn được tổ chức và những thần đồng có tài năng nhất sẽ được bồi dưỡng nhiều hơn nữa để trở thành vận động viên chuyên nghiệp, tranh tài ở những đấu trường đỉnh cao.
Elaine Thompson (phải) giành Huy chương Vàng chạy 100m nữ với thành tích 10 giây 71. Ảnh: I.T
Tại Jamaica có 2 câu lạc bộ điền kinh nổi tiếng là MVP và Racers Track. Đây là nơi các tài năng trẻ cũng như những nhà vô địch thế giới, vô địch Olympic tập luyện cùng nhau, tạo nên một môi trường phát triển điền kinh đặc biệt bậc nhất thế giới.
Ở Jamaica, các tuyển trạch viên chỉ lo phát hiện những vận động viên có năng khiếu, còn về khát vọng, quyết tâm thì họ khỏi phải quan tâm. Những đứa trẻ ở Jamaica luôn được truyền niềm cảm hứng mà không phải nơi đâu cũng có:Luôn được gặp mặt các nhà vô địch thế giới, quán quân Olympic thường xuyên, cả trên sân tập cũng như cuộc sống đời thường. Usain Bolt và Fraser-Pryce chẳng bao giờ nề hà việc tới các trung tâm để giúp đỡ thế hệ kế cận phương pháp tập luyện. Đó chính là những tấm gương lớn mà vô cùng gần gũi để Bolt, Fraser không bao giờ trở thành siêu sao mang tính xa vời mà là động lực để các tài năng trẻ phấn đấu nhiều hơn. Việc Fraser-Pryce chỉ giành Huy chương Đồng Olympic, nhưng rất vui vẻ, thân thiện chúc mừng đàn em Elaine Thompson đã chứng minh điều đó.
Cơ hội đổi đời
Ngoài vinh quang về thể thao và niềm tự hào dân tộc, việc trở thành một ngôi sao điền kinh, đặc biệt ở những nội dung chạy cự ly ngắn sở trường có thể giúp các vận động viên Jamaica có cuộc sống sung túc hơn. Usain Bolt hồi nhỏ từng tập chạy với đôi chân trần bởi gia đình không có tiền mua cho anh một đôi giày. "Chạy chân đất trên cát bỏng đã giúp tôi phải... chạy nhanh hơn để kết thúc một bài tập" - Bolt từng nửa đùa nửa thật về thời thơ ấu của mình. Trong khi đó, Fraser-Pryce lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Ngoài giờ tập, cô thường phải giúp mẹ mình buôn bán các món đồ lặt vặt trên đường phố. "Chính sự nghèo khó ấy càng hun đúc quyết tâm cho chúng tôi ngay từ khi còn nhỏ" - Fraser-Pryce chia sẻ.
Cùng một môi trường sinh sống, trưởng thành, sự gần gũi đã giúp các thế hệ vận động viên Jamaica luôn gắn bó với nhau. Khi Bolt hay Fraser-Pryce đi ngoài đường, họ thường xuyên được những đứa trẻ gọi tên. Đổi lại, họ không bao giờ xa cách, lạnh lùng mà luôn nở nụ cười tươi kèm theo lời chào vui vẻ. Và đó cũng là bí quyết để thành công.
Theo Dân Việt
Hoàng Xuân Vinh: 'Tôi luôn tin định mệnh có chỗ cho mình' Xạ thủ người hùng của Việt Nam chia sẻ về những thách thức đến nghiệt ngã trước khi lên đến đỉnh cao ở Olympic 2016. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và HLV Nguyễn Thị Nhung tại tòa soạn VnExpress chiều 15/8. Ảnh: Ngọc Thành. - Có một điều mà chắc chắn là nhiều độc giả đang rất quan tâm là đêm qua hai...